Thứ Bảy, 2 tháng 8, 2014

Chủ nghĩa Dân tộc – Dân chủ phát huy sức sống vĩ đại của cả Dân tộc

Đất nước ta đang đối mặt với hiểm họa khôn lường. Trung Quốc lộ mặt chủ nghĩa bành trướng, quyết liệt thôn tính lãnh thổ Việt Nam. Trong nước ngổn ngang những thách thức: kinh tế suy thoái nghiêm trọng; dân mất lòng tin; xã hội bất an, tội phạm tăng; Đảng và Nhà nước bị ràng buộc bởi những tính toán tư lợi, bế tắc về mặt chiến lược, loay hoay với các giải pháp tình thế. 

Để thoát khỏi hiểm họa đang làm chao đảo vận mệnh đất nước, chúng ta cần can đảm, quyết liệt tháo bỏ ách tắc, mà lâu nay vẫn được gọi là lỗi hệ thống. 

Đảng Cộng sản Việt Nam theo chủ thuyết Marx - Lenin, đổi tên từ Đảng Lao Động Việt Nam, từng lãnh đạo dân tộc ta giành thắng lợi qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Chuyện đó ai cũng biết. Điều ít ai nói tới một cách khách quan, rành rẽ là tại sao Đảng Lao Động Việt Nam thành công vẻ vang trong lãnh đạo chiến tranh trước đây, nhưng khi đổi tên thành Đảng Cộng sản lại thất bại thê thảm trong thời bình, vô hình trung tạo điều kiện cho Trung Quốc thực thi chủ nghĩa bành trướng. Chắc chắn là chủ nghĩa Marx - Lenin có vấn đề. Cái mà nhiều người vẫn gọi là lỗi hệ thống, chính là mặt trái của chủ nghĩa Marx - Lenin, khi Đảng cầm quyền mới bộc lộ, phát tác độc hại, trở thành đại họa. Nếu không nhìn ramặt trái của chủ nghĩa Marx - Lenin để xử lý nó một cách quyết liệt, thì dân tộc Việt Nam sẽ đối mặt với nguy biến khôn lường. Cũng cần phải xem lại bản chất Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Liệu còn có ích cho dân tộc Việt Nam hay không? 

Phần I 
Mặt trái của chủ nghĩa Marx - Lenin 

Ông tổ của chủ nghĩa Cộng sản là Platon (427-347 trước công nguyên) ra đời trước K. Marx 2245 năm. Trong tác phẩm Cộng hòa, lần đầu tiên Platon đưa ra chủ thuyết về xã hội Cộng sản, một xã hội mà bản thể tư hữu của con người hoàn toàn bị xóa bỏ, mọi tài sản kể cả vợ chồng con cái đều thuộc về sở hữu công cộng. Chủ thuyết của Platon được cụ thể hóa trong cuốn tiểu thuyết giả tưởng Utopia của nhà văn Thomas More (1478 – 1535 ). Chủ nghĩa Cộng sản của Platon mang tính cực đoan và ảo tưởng vì con người không bao giờ chịu từ bỏ cái bản thể tư hữu của mình, một hành vi đồng nghĩa với sự diệt vong. 

K. Marx (1818 – 1883) tiếp thu ý tưởng về Chủ nghĩa Cộng sản của Platon, nhưng chỉ giới hạn ở việc xóa bỏ sự tư hữu về tư liệu sản xuất vì cho rằng đấy là khâu then chốt đưa tới cảnh người bóc lột người. Marx chủ trương giai cấp bị bóc lột dùng bạo lực cách mạng lật đổ trật tự xã hội tư bản hiện hành, quốc hữu hóa toàn bộ tài sản của giai cấp tư bản bao gồm tư liệu sản xuất và các tài sản do bóc lột lao động tạo ra, thiết lập Nhà nước chuyên chính vô sản… Chủ nghĩa Marx mang lại cho nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức hào quang của một thiên đường. Đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa không có người bóc lột người, nền kinh tế phát triển tột bậc, con người được tôn trọng, phát triển mọi mặt, làm tùy sức hưởng theo nhu cầu. Không còn áp bức, chiến tranh... loài người chung sống trong một thế giới đại đồng. Tác giả của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản khẳng định: Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì ngoài những xích xiềng trói buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới. 

Tuyên ngôn Đảng Cộng sản có tầm ảnh hưởng lớn đối với tiến trình phát triển của lịch sử loài người. 

Dù sao thì xã hội Cộng sản do Chủ nghĩa Marx vẽ ra vẫn còn là một thế giới ảo. Nó là một giấc mơ đẹp, nhưng cần được minh định bằng một đời sống thực, con người có thể nhìn thấy được, chạm tay vào được. 

V. Lênin (1870 -1924): người sáng lập Quốc tế Cộng sản 3, lãnh đạo Đảng Bônsêvích Nga giành thắng lợi trong cuộc cách mạng vô sản đầu tiên của loài người với tham vọng biến giấc mơ của Marx thành hiện thực. Sự ra đời của Liên bang Xô viết rộng lớn, trải dài từ Âu sang Á, đã tạo ngã rẽ quan trọng của lịch sử loài người. Hơn 20 năm sau ngày ra đời, Liên bang Xô viết trở thành một quốc gia hùng mạnh, cùng với các nước đồng minh đánh bại Phát xít Đức, giải phóng châu Âu. Lá cờ búa liềm – biểu tượng của chủ nghĩa cộng sản – ngự trị trên hàng loạt các nước Đông Âu. Năm 1949, bốn năm sau ngày chiến thắng Phát xít Đức, Đảng Cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc nội chiến, giải phóng lục địa Trung Hoa. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa với gần một tỷ dân thực sự đã chia thế giới làm hai phe: phe Cộng sản và phe Tư bản. 

Một sự kiện đầy khích lệ diễn ra vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, đó là việc Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô L. Brezhnev tuyên bố Liên bang Xô viết hoàn thành công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, và đang ở vào thời kỳ đầu của xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Liên Xô trở thành miền đất hứa để loài người kỳ vọng. Những người lạc quan đã nghĩ tới ngày ngọn cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản sẽ ngự trị trên toàn thế giới, xóa bỏ chủ nghĩa tư bản thối nát, giãy chết. 

Nhưng chỉ 10 năm sau, cái thành trì của phe Cộng sản đã sụp đổ. Giới cầm quyền tại Liên Xô đối đầu với nhau bằng họng súng đại bác. Liên bang Xô viết tan rã. Đảng Cộng sản Liên Xô chịu chung số phận. Kéo theo sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là sự sụp đổ, tan rã của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Các nước Cộng sản châu Á như Trung Quốc, Việt Nam… mỗi nước mỗi cách nhưng đều buộc phải bước ra khỏi lằn ranh củachủ nghĩa xã hội, khoác lên mình bộ trang phục mới của nền kinh tế thị trường để tồn tại. 

Mặt trái của Chủ nghĩa Cộng sản 

Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết và hệ thống xã hội chủ nghĩa làm cho những ai quan tâm tới thời cuộc không thể không nghiêm túc đặt câu hỏi: Phải chăng sự sụp đổ mang tầm thế giới kia có nguyên nhân sâu xa từ mặt trái của chủ thuyết Marx-Lênin, vẫn được gọi là lỗi hệ thống? 

Loài người từ khi xuất hiện trên trái đất luôn phải đối mặt với hai vấn đề:sinh tồn và bảo tồn nòi giống. Đấy là hai thành tố tạo nên bản thể tư hữuở con người. Loại bỏ cái bản thể tư hữu ở con người cũng đồng nghĩa loại bỏ sự tồn tại của bản thân con người. Nhưng chính cái bản thể tư hữu lại làm cho xã hội loài người luôn bất an. Quá trình con người lao động để sinh tồn luôn xảy ra sự phân cực. Một bộ phận thành đạt vượt trội, trở thành những ông chủ quyền thế. Một bộ phận khác chịu số phận ngược lại, bần cùng, cuộc sống bị lệ thuộc vào những ông chủ quyền thế. Sự phân cực ngày càng nghiệt ngã, sự đối kháng càng gay gắt. 

Yếu tố nhân đạo và cách mạng hướng về người lao động bị bóc lột trong Chủ nghĩa Marx có sức quyến rũ, lôi cuốn hàng tỷ người khắp thế giới tiến bước dưới ngọn cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản. 

Nhưng đấy chỉ mới là một nửa chủ nghĩa Marx. Một nửa còn lại khó nhận biết ngay, đó là sự ảo tưởng về một xã hội công bằng và hiểm họa độc tài. Nhân danh công lý, Marx - Lenin chủ trương xóa bỏ của tư hữu bằng cách quốc hữu hóa tài sản của giai cấp tư bản cùng lúc với việc cướp chính quyền. Nhưng liệu đó có phải giải pháp công bằng? Thực chất của việc quốc hữu hóa là tước đoạt tài sản của giai cấp tư bản, một hành vi dẫn tới sự bất công mới. Giai cấp tư bản trả lương rẻ mạt cho công nhân, tạo ra sự chênh lệch giữa đồng lương người công nhân đáng được hưởng so với đồng lương rẻ mạt mà họ buộc phải nhận. Nhưng sự chênh lệch đó không thể lớn bằng toàn bộ tài sản của giai cấp tư bản tích tụ hàng trăm năm, bị chính quyền Cộng sản tước đoạt. Ngay từ điểm xuất phát, cuộc tính sổ nhân danh giai cấp vô sản bị áp bức, đã diễn ra trong bạo lực đẫm máu, không sòng phẳng, là vết đen in lên cuộc cách mạng nhân danh công lý. 

Khối tài sản khổng lồ: nhà máy, hầm mỏ, ngân hàng… tước đoạt của giai cấp tư sản, và những xí nghiệp, tổng công ty, tập đoàn kinh tế được mọc lên từ tiền thuế đẫm mồ hôi của người dân… được chính quyền Cộng sản giao cho các đại diện ưu tú của giai cấp vô sản quản lý. Những người này ban đầu có thể là những người lương thiện. Nhưng khi có quyền lực trong tay, sự quyến rũ của đồng tiền đánh thức bản thể tư hữu trong họ, dần dà biến họ thành những tội đồ. Thánh Đường công hữu, mở ra vô số cánh cửa từ phường xã tới trung ương, càng lên cao các cánh cửa mở càng rộng, thậm chí vô giới hạn, dành cho các quan tham nhũng. Lênin gọi đám quan vô lại này là “những ngôi sao trong nghề ăn cắp của công”. Nhưng chính Lênin cũng bất lực. 

Chủ nghĩa Cộng sản bạo liệt xóa kiểu tư hữu này, nhưng lại tạo ra kiểu tư hữu khác, không chính danh, phát tác độc hại khủng khiếp. Các đảng viên cộng sản tràn đầy hy vọng khi hát bài Quốc tế ca, trong đó có câu “Bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình”. Rốt cục “bao nhiêu lợi quyền” về tay các đảng viên, hay chỉ về tay những ai có chức có quyền, những nhóm lợi ích,lợi lộc bẩn thỉu tỷ lệ thuận với quyền chức. Nền chuyên chính vô sản khoác chiếc áo chính quyền của nhân dân, giữ độc quyền chân lý, không chấp nhận sự phản biện, đối lập. Ai phê phán các sai trái của quan chức trong bộ máy công quyền, hoặc đường lối không phù hợp với lợi ích đất nước… bị khép vào tội lợi dụng quyền tự do dân chủ bôi xấu lãnh đạo, hoặc chống lạichính quyền của nhân dân. Không cho phép tồn tại các cơ quan lập pháp, tư pháp độc lập, không cho phép có đảng đối lập, không được tự do báo chí, không có những quyền tự do được ghi trong hiến pháp… quyết liệt chống lại mọi cơ chế kiểm soát quyền lực, Đảng Cộng sản và Nhà nước chuyên chính độc quyền thử nghiệm số phận của hàng tỷ con người. Cuộc thử nghiệm tai hại này đã thất bại trên phạm vi toàn thế giới. 

Những sự việc xảy ra tại Liên bang xô viết, một đất nước xã hội chủ nghĩa điển hình, chứng minh sự sụp đổ của Nhà nước cộng sản là tất yếu. Từ 1921-1953 có 4.060.306 người dân bị kết tội chống Chính quyền Xô viết, trong đó có 2.634.397 người bị cầm tù, gần 800.000 người bị xử bắn. Chỉ riêng trong hai năm 1937-1938 là những năm có cuộc đấu tranh quyết liệt về đường lối chính trị, số người bị bắn là 681.692 người. Bản thân N. Khrushev người lớn tiếng qui tội Stalin độc tài, khi còn là Bí thư Matxcơva đã xin bắn 8.500 người. Việc xử bắn nhiều khi là theo chỉ tiêu, không ghi danh tính người bị tử hình. Khi chỉ tiêu được thông qua, bắn ai là do thủ lĩnh các địa phương quyết định. Những con số trên đây là kết quả điều tra từ số liệu tại các kho lưu trữ của Đảng và Nhà nước Xô viết do một nhóm công tác đặc biệt đứng đầu là tiến sĩ sử học Viktor Nikolaevich Zemskov tiến hành. 

Trong cuộc thăm dò không lâu trước khi Liên Xô sụp đổ, với câu hỏi Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xô viết đại diện cho ai, 85% người được hỏi trả lời: Chế độ Xô viết chỉ đại diện cho lợi ích các quan chức của Đảng và Nhà nước, 11% đại diện cho các đảng viên cộng sản, 4% đại diện cho giai cấp công nhân. Sau khi Liên Xô sụp đổ, con số thống kê cho thấy số người giàu của nước Nga chiếm trên 90% là các quan chức của chế độ cộng sản. Nhà tài phiệt Khodorkovsky, ông chủ tập đoàn dầu hỏa Yukos, một trong những người giàu nhất nước Nga với tài sản khoảng 15 tỷ USD, bắt đầu sự nghiệp từ một đảng viên cộng sản. Khi Tổng Bí thư Đảng Liên Xô Brezhnev tuyên bố Liên bang Xô viết đang bước vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa Cộng sản, cả con gái lẫn con rể là những đại gia bị cáo buộc tham nhũng. Cái bóng quyền lực của Tổng Bí thư Brezhnev đã đè lên luật pháp. Vụ án chìm xuồng. 

Tại Việt Nam, sau gần 100 năm bị nô dịch bởi các thế lực thực dân, phát xít, nền độc lập đã được tạo dựng từ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, sau đó là chiến thắng vang đội trong cuộc kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ đã đưa uy tín của Đảng Lao động Việt Nam lên tột đỉnh vinh quang. 

Lẽ ra sau ngày toàn thắng, Tổ quốc được độc lập thống nhất, Việt Nam bắt tay vào việc chấn hưng đất nước với một thể chế dân chủ đã được Hồ Chí Minh đặt nền móng từ năm 1945, thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập, trongChính phủ Đoàn kết dân tộc và Hiến pháp dân chủ 1946. Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam hôm nay đã là một đất nước cường thịnh, Trung Quốc dẫu muốn bành trướng cũng khó bề bắt nạt. Vào thời khắc mang tính quyết định đối với vận mệnh của đất nước, Nhà cầm quyền đã vội vã làm cuộc chia tay với Dân tộc để đi vào cuộc phiêu lưu với rất nhiều hiểm họa đang chờ. Đó là đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đổi tên Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cuộc phiêu lưu thể chế đã làm xáo trộn đến tận nơi sâu thẳm của tinh thần dân tộc. Nhà cầm quyền nhân danh chủ nghĩa Cộng sản đã lấy đi lòng tin, niềm kiêu hãnh của những người dân từng viết nên những trang sử oanh liệt của Dân tộc, đẩy họ trở lại thân phận của những con người bị đè nén, bị điều khiển, tạo dựng một cuộc sống đầy tai ách, một tương lai không phải dành cho mình mà cho người khác. Trong cuộc sống đó Tham nhũng là gương mặt quen thuộc, bắt gặp hầu như ở mọi cơ quan công quyền. Đảng độc quyền cùng với chủ nghĩa xã hội là cơ chế sản sinh ra các quan tham nhũng. 

Với việc giao quyền quyết định sở hữu nhà đất cho quận huyện, nhà cầm quyền Cộng sản đã tạo những nhóm lợi ích bẩn từ phường xã lên tới Trung ương. Đất đai trở thành mỏ vàng cho các quan tham đục khoét. Vô số kho báu khác của đất nước được trao chìa khóa cho các quan chức, hoặc đám con ông cháu cha. Hệ thống lập pháp và tư pháp hoạt động theo lệnh của Đảng trở thành hậu phương an toàn của các quan tham. Những đại án phải ra trước vành móng ngựa là do phạm pháp quá lộ liễu hoặc mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích bẩn. Bức tranh kinh tế ảm đạm, đen tối với dư nợ hàng triệu tỷ đồng, nợ xấu hàng trăm nghìn tỷ, tham nhũng chục hàng nghìn tỷ, hàng trăm nghìn công ty, tổng công ty phá sản… tạo sức ép ngộp thở lên đời sống người dân, khung đạo đức của xã hội bị xô lệch, lòng tin ở Đảng, Nhà nước chỉ còn được tô vẽ trên các khẩu hiệu… 

Trách nhiệm thuộc về ai? 

Đảng Cộng sản tự nhận mình là người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hiển nhiên việc đẩy nền kinh tế của đất nước tới hiểm họa, tội phạm lộng hành, xã hội đảo điên… thuộc về trách nhiệm của Đảng. Cụ thể là thuộc về Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Đảng, là địa chỉ xuất phát và nơi toàn quyền quyền điều hành đường lối, chính sách của Đảng. Sự nhận lãnh trách nhiệm của các ông chủ Nhà đỏ, cụ thể là Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, được coi là thiếu tự trọng: không án phạt, không một hình thức kỷ luật, không một lời xin lỗi dân, phủi tay trước sự đảo điên của đời sống đất nước do chính họ gây ra. 

Với cái nhìn thật khách quan, tất sẽ nhận ra sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng như những độc tố đang khuynh đảo vận mệnh của Đất Nước có gốc rễ từ lỗi hệ thống, là những mảng tối nằm trong mặt trái của chủ nghĩa Marx - Lenin. 

Không thể xóa bỏ bản thể tư hữu, cái thuộc tính đem lại sự tồn tại của chính con người. Nhưng nó cần có cơ chế kiểm soát. 

Một cây làm chẳng nên non! 

Đấy là triết học của cha ông, chân lý tạo nên sức mạnh để dân tộc ta tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm. Các nhà lãnh đạo đất nước hôm nay cần nghiêm khắc nhớ tới chân lý này. Không có sức mạnh của hàng triệu quần chúng yêu nước, không có các nước Đồng minh hy sinh hàng chục triệu sinh mạng để chiến thắng chủ nghĩa Phát xít, một mình Đảng Cộng sản liệu có làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945, giành độc lập cho dân tộc? Trong cuộc trường kỳ kháng chiến suốt 30 năm, đánh Pháp rồi đánh Mỹ, nếu không có sự hy sinh xương máu của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ, sự viện trợ, ủng hộ lớn lao loài người tiến bộ, liệu sự nghiệp giành độc lập cho Tổ quốc có kết thúc thắng lợi vào năm 1975? 

Một chân lý nữa cũng cần được làm sáng tỏ: 

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao. 

Muốn bảo đảm sự bền vững và phát triển thì phải cần tới chân lý “ba cây chụm lại thành hòn núi cao”. Đây là di sản quí báu về triết học và tư tưởng của dân tộc ta, là chân lý mang tính phổ quát, có thể suy rộng ra để áp dụng trong đời sống của đất nước. Nó là tính đa nguyên mà dân tộc ta đã đúc kết qua hàng ngàn năm. Nhưng Đảng Cộng sản đã quyết liệt chống lại, coi đa nguyên là luận diệu của các thế lực thù địch… Một Đảng tự nhận mình đại diện cho lợi ích của dân tộc nhưng hằn học chống lại những giá trị tư tưởng, văn hóa… của dân tộc thì cần nghiêm túc đặt câu hỏi: Thực chấtĐảng Cộng sản hiện nay đại diện cho ai? 

Hiện nay sức mạnh mà cuộc đấu tranh giành độc lập tạo ra đã thay đổi. Liên Xô sụp đổ. Sự ủng hộ của nhân dân thế giới cũng thay đổi. Trung Quốc được coi là một trong những nước viện trợ lớn nhất cho ta đánh Pháp và đánh Mỹ, tự lột mặt nạ hiện nguyên hình chủ nghĩa bá quyền Đại Hán, coi Việt Nam là phên dậu của họ. Vào ngày 28.4.1975, khi quân Giải phóng sắp tiến vào Sài Gòn, nhà cầm quyền Trung Quốc đã thông qua tướng tình báo Pháp Francois Vanussème nói thẳng với Dương Văn Minh là Trung Quốc sẵn sàng can thiệp quân sự, chỉ cần Tổng thống Việt Nam Cộng hòa yêu cầu. Dương Văn Minh từ chối bằng câu trả lời dứt khoát: “Ngày xưa đã bán đất cho Mỹ, nay lại còn bán đất cho Trung Cộng nữa à?” (xem bài Sài Gòn từng nhìn cuộc xâm chiếm Hoàng Sa thế nào?). 

Những sự việc nhỡn tiền diễn ra ở biên giới Tây Nam sau 1975, ở biên giới phía Bắc 1979, ở Biển Đông từ 1956 đến nay hết xua quân chiếm các đảo của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tới việc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan HD. 981 trên thềm lục địa Việt Nam… càng phơi bày dã tâm bành trướng của Trung Quốc. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã từ bỏ chủ thuyết Marx - Lenin với lời tuyên bố của Đặng Tiểu Bình: “Mèo trắng mèo đen đều tốt miễn là bắt được chuột”. Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đi theo Chủ nghĩa dân tộc bành trướng Đại Hán. Họ giữ lại hai chữ Cộng sản là để nắm sự độc quyền. Phương thức sản xuất của Trung Quốc pha trộn giữa chủ nghĩa tư bản man khai và chủ nghĩa tư bản hiện đại. Sự độc quyền đã tước mất của dân tộc Trung Hoa nền dân chủ và tạo nên vô sốphe nhóm lợi ích bẩn. Nhưng tập đoàn cầm quyền Trung Quốc có tham vọng bá chủ thế giới. Đó là động lực đen, thúc đẩy Trung Quốc phát triển. 

Đảng Cộng sản Việt Nam với những chính sách sai lầm về kinh tế, cách hành xử chuyên quyền, và nhu nhược trước sự bành trướng của Trung Quốc đang ngày một bị đẩy xa dân. Cùng tên gọi là Đảng Cộng sản nhưng giữa hai Đảng cầm quyền Trung Quốc và Việt Nam không thể gọi là chung ý thức hệ. Có chăng chỉ giống nhau ở sự độc tài. Khác hẳn với Đảng cầm quyền Trung Quốc, nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay ngoài những toan tính tư lợi không hề có khát vọng vì dân, vì nền độc lập của Đất Nước, trở thành một cường quốc ở Đông Nam Á hoặc châu Á. Nếu có đã không xảy ra thực trạng đau lòng đang phơi bày. 

Đi với dân để có sức mạnh của dân tộc thì phải thực thi một chế độ dân chủ thật sự, chế độ đó ngoài việc bảo đảm cho mỗi người dân quyền bình đẳng được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, còn phải có cơ chế kiểm soát yền lực, đó là các quyền tự do báo chí, ngôn luận, tổ chức hội đoàn, đảng phái cùng với cơ chế Tam quyền phân lập đang được áp dụng có hiệu quả tại các xã hội văn minh trên thế giới. 

Dân chủ sẽ thực sự là thứ quyền lực trói chân trói tay các quan tham. Còn nếu cứ thực thi mô hình dân chủ hình thức, giả hiệu, nói một đằng làm một nẻo như hiện nay, khoác lên Đảng Cộng sản và Nhà nước những chiếc áo đẹp mã: “Đảng không có quyền lợi nào ngoài việc phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân”, “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, thì dân vẫn ngoảnh mặt, trò ảo thuật đã bị lộ sáng, và vận mệnh cả Dân tộc tiếp tục bị chao đảo, nguy biến. 

Để kết thúc phần nói về mặt trái của chủ nghĩa Marx - Lenin, chúng tôi xin lấy lại lời của F. Engels, người đồng chí của K. Marx, và là đồng tác giả củaTuyên ngôn Đảng Cộng sản (ra đời 1848). Như một di chúc, ba tháng trước khi từ trần, ngày 6.3.1895, trong lời nói đầu của cuốn Đấu tranh giai cấp ở Pháp, F. Engels viết: “Lịch sử chứng tỏ chúng ta từng mắc sai lầm. Quan điểm của chúng tôi hồi đó là ảo tưởng. Phương pháp đấu tranh năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt...”. 

Những điều chúng tôi trình bày trên đây là sự thật. 

Sức mạnh của người cách mạng là dám nhìn thẳng vào sự thật. 

Phần II
THỰC CHẤT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là bậc vĩ nhân, anh hùng dân tộc. Người là linh hồn cuộc chiến đấu trường kỳ, khốc liệt và vẻ vang của dân tộc, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Được khích lệ bởi cuộc chiến tranh giải phóng hào hùng của nhân dân Việt Nam, phong trào đấu tranh của nhân dân khắp năm châu vì hòa bình, tiến bộ xã hội, chống ách nô dịch, thuộc địa… bùng lên mạnh mẽ. Kết cục là sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ lẫn kiểu mới trên phạm vi toàn thế giới. Có thể nói thế kỷ hai mươi là thế kỷ đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tên tuổi Hồ Chí Minh trở thành một biểu tượng gắn với cuộc đấu tranh đó. Ngày nay nhiều nước trên thế giới đã dựng tượng, xây quảng trường mang tên Hồ Chí Minh để bày tỏ sự ngưỡng mộ Người.

Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản cầm quyền đã đưa tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ nghĩa Marx - Lenin vào cương lĩnh chính trị để định hướng mọi mặt hoạt động của mình. Có điều chưa bao giờ Đảng Cộng sản Việt Nam công bố trước toàn thể đảng viên và nhân dân một cách sáng tỏ, toàn vẹn, bản chất và cả những mặt đặc thù của tư tưởng Hồ Chí Minh. Do đó cũng khó mà biết Đảng Cộng sản đã thực thi tư tưởng Hồ Chí Minh như thế nào? Vì không được định danh một cách sáng tỏ, nên tư tưởng Hồ Chí Minh dễ bị khuất, thậm chí bị nhập làm một với chủ nghĩa Marx - Lenin, và kết cục là cùng với chủ nghĩa Marx - Lenin nhận lãnh hậu quả đã đẩy đất nước tới thực trạng suy thoái toàn diện, nghiêm trọng như hiện nay.

Vậy đâu là thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh? Hơn bao giờ hết câu hỏi đó cần được làm sáng tỏ.

Cách đây gần 70 năm, vào ngày 31/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường làm thượng khách của Chính phủ Pháp, chèo lái con thuyền độc lập hãy còn non trẻ của nước nhà qua gió to sóng lớn. Khi chia tay vị Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký thác chân lý bất hủ: Dĩ bất biến, ứng vạn biến!

Vậy cái gì là bất biến, cái gì là vạn biến, trong lời ký thác của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm, khát vọng của mọi thế hệ người Việt Nam là độc lập Dân tộc. Khát vọng đó luôn phải đối mặt với dã tâm nô dịch của các thế lực phong kiến Trung Quốc. Nền độc lập mà dân tộc chúng ta có được luôn phải đổi bằng xương máu. Rất nhiều xương máu! Với cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, dân tộc ta đã giành lại nền độc lập, thoát khỏi ách nô dịch của thực dân Pháp và Phát xít Nhật. Nền độc lập ấy ngay từ buổi đầu đã phải đối mặt với những thử thách chồng chất từ dã tâm của các thế lực muốn nô dịch dân tộc ta một lần nữa. Cái bất biến xuyên suốt lịch sử hàng ngàn năm là ý chí giành độc lập dân tộc. Mọi phương cách để giành độc lập cho Tổ quốc đều nằm trong cái vạn biến. Quán triệt điều này hết sức quan trọng, vì không những giúp chúng ta hiểu được những lời ký thác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn giúp chúng tagiải mã tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cuộc dấn thân của Hồ Chí Minh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc được khởi sự bằng hình ảnh chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành tham gia vào cuộc đấu tranh chống sưu thuế của đồng bào miền Trung. Rồi vì cuộc dấn thân này mà Nguyễn Tất Thành bị trường Quốc học Huế đuổi học, bị chính quyền thực dân giám sát. Nhưng chính cái khởi sự này lại rất có ý nghĩa, cho chúng ta thấy được gốc rễ của tư tưởng Hồ Chí Minh: thương dân, đấu tranh cho quyền lợi của người dân. Nói rộng ra là đấu tranh cho quyền của Con Người.

Độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân là cái bất biến làm nên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cuộc đời Nhà ái quốc Hồ Chí Minh từng trải vô vàn cái vạn biến, từ việc thay tên đổi họ, thay đổi nghề nghiệp, công việc, thân phận, thay đổi phương thức hành động, thậm chí để phục vụ cái bất biến, Người thay đổi cả sự lựa chọn các chủ thuyết, đảng phái chính trị… Trong vô số cái vạn biến ấy, có những sự kiện quan trọng, những cột mốc đánh dấu hành trình của nhà yêu nước, nhà cách mạng Hồ Chí Minh. Một số sự kiện chính.

1. Hồ Chí Minh và Chủ thuyết duy tân của Phan Châu Trinh

Chủ thuyết duy tân của nhà yêu nước Phan Châu Trinh với nội dung: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh… có ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị của Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20. Phong trào đấu tranh chống sưu thuế của đồng bào miền Trung (3-5/1908) nổ ra dữ dội, bị chính quyền thực dân Pháp đàn áp thẳng tay, Phan Châu Trinh bị coi là người chủ xướng, bị kết án tử hình, sau nhờ Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, được xóa tội tử hình, đày ra Côn Đảo, rồi hưởng ân xá. Ông được chính quyền thực dân đưa sang Pháp năm 1911 trong nhóm dạy chữ Hán ở Pháp, được hưởng một khoản phụ phí để sống, coi như một cách phát vãng. Mặc dù vậy Phong trào duy tân do Phan Châu Trinh khởi xướng vẫn tiếp tục ảnh trong đời sống đất nước.

Tháng 5/1908, sau khi bị trường Quốc học Huế đuổi học vì tham gia phong trào chống sưu thuế, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Sinh Côn) trở lại quê nhà, dành thời gian suy nghĩ về tương lai. Một năm sau anh trở lại Huế, cùng với thân phụ và anh trai vào Bình Định, nhân việc cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được cử làm giám khảo cuộc thi hương tại đây, sau đó không lâu, cụ nhận chức tri huyện Bình Khê. Cũng tại Bình Định, anh được thân phụ gửi gắm cho nhà giáo Phạm Ngọc Thọ (thân sinh bác sĩ Phạm Ngọc Thạch) tiếp tục học thêm tiếng Pháp trong khoảng hơn một năm, chuẩn bị thực hiện ý định xuất dương sang Pháp.

Tháng 8 năm 1910, với sự giúp đỡ của Trương Gia Mô (một đồng chí của Phan Châu Trinh) Nguyễn Tất Thành rời Bình Định vào Phan Thiết, dạy ở trường Dục Thanh, thực chất là tiếp tục chuẩn bị hành trang cho việc xuất dương sang Pháp, tiếp tục theo đường lối duy tân của Phan Châu Trinh. Tại trường Dục Thanh, Nguyễn Tất Thành được Hồ Tá Bang và Trần Lệ Chất (thành viên trong Ban quản trị của nhà trường) giúp đỡ, làm giấy thông hành với tên mới là Văn Ba để tiện cho việc xuất dương, vì chính quyền thực dân Pháp đang theo dõi, giám sát Nguyễn Sinh Côn (Nguyễn Tất Thành).

Tháng 2/1911 Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh với giấy thông hành mang tên Văn Ba, tiếp tục đi vào Sài Gòn. Cũng thời gian này, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, sau khi bị triều đình bãi chức, cũng từ Huế vào Đà Nẵng, xuống tàu đi Sài Gòn để gặp con trai trước khi xuất dương. Nguyễn Tất Thành gặp lại thân phụ tại Sài Gòn, hoàn tất công việc chuẩn bị xuất dương với sự hỗ trợ của các tổ chức trong phong trào Duy Tân.

Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành (với tên gọi Văn Ba) rời Việt Nam đi Pháp trong vai phụ bếp trên con tàu viễn dương Amirale de Latouche-Tréville. Ngày 6/7/1911 tàu Amirale de Latouche-Tréville cập bến Marseille. Ngày 15/9/1011 Nguyễn Tất Thành gửi đơn (bằng tiếng Pháp) cho Tổng thống Pháp xin vào học trường Thuộc địa của Pháp. Trong đơn Nguyễn Tất Thành cho rằng việc được nhận vào học “sẽ có ích cho nước Pháp và đối với đồng bào tôi, có thể giúp họ hưởng những ân huệ của giáo dục”. Trường Thuộc địa Pháp bác đơn của Nguyễn Tất Thành vì gửi không đúng tuyến. Theo qui định của trường Thuộc địa, học sinh của trường phải được xét tuyển nghiêm ngặt tại Việt Nam và được đích thân Toàn quyền Đông Dương chuẩn thuận. Việc trường Thuộc địa bác đơn không làm Nguyễn Tất Thành nản lòng. Theo các tài liệu lưu trữ, thì tháng 10 năm 1911 Nguyễn Tất Thành đã trở lại Sài Gòn với mục đích trực tiếp gửi đơn xin vào học trường Thuộc địa cho Toàn quyền Đông Dương. Cả lần này nữa, đơn của Nguyễn Tất Thành bị Toàn quyền Đông Dương bác, vì nhân thân dính líu vào cuộc đấu tranh của đồng bào miền Trung chống sưu thuế, bị đuổi học.

Căn cứ vào lý do lá đơn của Nguyễn Tất Thành xin học trường Thuộc địa bị thực dân Pháp bác bỏ vì anh đã cùng với nhân dân đấu tranh chống sưu thuế, thì có thể hiểu nội dung được anh thể hiện trong đơn “đối với đồng bào tôi, có thể giúp họ hưởng những ân huệ của giáo dục” là những lời tâm huyết.

Bộ máy tuyên truyền của Đảng Cộng sản và những người chống cộng nhìn nhận sự kiện này rất khác nhau. Đảng Cộng sản hầu như bỏ qua sự kiện quan trọng này, có lẽ cho rằng Hồ Chí Minh là lãnh tụ Đảng Cộng sản, việc xin vào học trường Thuộc địa sẽ hạ thấp uy tín của vị lãnh tụ. Những người chống cộng thì cho rằng vì không được nhận vào học trường Thuộc địa để ra làm quan, nên Hồ Chí Minh (Nguyễn Tất Thành) mới đi làm cách mạng. Nhưng nếu có cái nhìn xuyên suốt từ sự kiện khởi đầu, người thanh niên Nguyễn Tất Thành ngay khi còn là học sinh trường Quốc học, đã hăng hái tham gia phong trào chống sưu thuế của nhân dân miền Trung, một phong trào đấu tranh quyết liệt, rộng lớn, bị đàn áp tàn bạo, bản thân Nguyễn Tất Thành bị đuổi học và sau đó là cuộc dấn thân trọn đời cho nền độc lập của Tổ quốc và hạnh phúc nhân dân, thì mới hiểu việc xin vào học trường Thuộc địa cũng chỉ là một cách sử dụng bộ máy chính quyền của thực dân Pháp để mong mang lại lợi ích cho dân. Nó nằm trong cái mà Hồ Chí Minh gọi là vạn biến.

Việc xuất dương của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành hoàn toàn nằm tronglộ trình của phong trào Duy tân do Phan Châu Trinh cổ xúy. Sau khi cả hai lá đơn gửi Tổng thống Pháp và Toàn quyền Đông Dương xin vào học trường Thuộc địa bị bác, Nguyễn Tất Thành tiếp tục dấn thân vào thế giới rộng lớn với mục đích tìm đường. Thời kỳ 1911-1913, nước Mỹ còn lưu dấu vết của một người Việt Nam có tên gọi Văn Ba. Đó là chiếc bàn được Văn Ba dùng làm bánh tại khách sạn sang trọng Omni Parker House, nơi từng dừng chân của các nhân vật nổi tiếng từ Tổng thống đến văn sĩ, nghị sĩ… Chiếc bàn làm bánh của người thợ Văn Ba giờ đã trở thành một bảo vật của khách sạn Omni Parker House. Văn Ba cũng để lại tên trong cuốn sổ lưu niệm đặt tại tượng Thần Tự do. Người thanh niên mới hai mươi hai tuổi, bằng trải nghiệm và khát khao công lý của mình, đã để lại những dòng lưu bút làm hậu thế phải kinh ngạc: “Ánh sáng trên đầu Thần Tự Do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Thần thì người da đen bị chà đạp. Bao giờ thì người da đen mới hết bị chà đạp? Bao giờ thì người da đen và người phụ nữ mới có bình đẳng? Bao giờ mới có sự bình đẳng giữa các dân tộc?”. Nước Anh những năm 1914-1917 lưu lại dấu vết của Nguyễn Tất Thành trong hình ảnh một bồi bàn tại khách sạn Carlton, thủ đô London cùng những câu chuyện cảm động giữa Nguyễn Tất Thành và vua bếp Escoffier… Ở khách sạn Omni Parker House cũng như khách sạn Carlton, Nguyễn Tất Thành vừa làm công, vừa học tiếng Anh, vừa tìm hiểu đời sống chính trị, xã hội. Dường như bất cứ nơi nào người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đặt chân đến, dù trong thân phận một người dân mất nước, một người làm thuê, anh đều để lại những dấu ấn bộc lộ phẩm chất cao đẹp của bậc vĩ nhân trong tương lai.

2. Tham gia Quốc tế Cộng sản

Năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại thủ đô nước Pháp, trung tâm quyền lực sản sinh ra bộ máy cai trị thuộc địa. Tại đây anh bắt đầu tham gia các hoạt động chính trị và trở thành đảng viên Đảng Xã hội Pháp, dưới cái tên mới: Nguyễn Ái Quốc. Cho đến thời điểm này, đường hướng của phong trào Duy tân do nhà yêu nước Phan Chu Trinh chủ xướng vẫn còn chi phối hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: sử dụng các diễn đàn công khai để đề đạt nguyện vọng thực thi dân chủ, cải thiện dân sinh, chấn hưng đất nước. Nguyện vọng đó tỏ ra quá xa vời đối với một xứ thuộc địa đang bị đặt dưới ách nô dịch của chế độ thực dân. Các đảng viên Đảng Xã hội Pháp cũng làm Nguyễn Ái Quốc thất vọng, vì hầu như số phận của các thuộc địa bị họ bỏ rơi. Thực tế này thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc đi tới quyết định chia tay với Đảng Xã hội Pháp vào tháng 12/1920, và phái Villa des Gobelins của Phan Châu Trinh vào tháng 7/1921.

Sau khi rời bỏ Đảng Xã hội, Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Nhà cách mạng trẻ Nguyễn Ái Quốc bộc lộ tư tưởng của mình: Đứng vào hàng ngủ cộng sản vì Quốc tế Cộng sản ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng thuộc địa. Tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc cùng với phong trào đấu tranh giải phóng thuộc địa có sức lan tỏa. Trước ảnh hưởng ngày một to lớn của Nguyễn Ái Quốc, viên mật thám Pháp Arnoux thốt lên: Con người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể là người đặt chữ thập cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương.Tiên đoán của viên mật thám Arnoux đã đúng. Hơn hai mươi năm sau, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) nhân dân Việt Nam đã vùng lên làm cuộc Tổng khởi nghĩa 19/8/1945, giành độc lập cho đất nước, chấm dứt sự đô hộ của Phát xít Nhật lẫn Thực dân Pháp.

3. Chủ nghĩa Dân tộc – Dân chủ của Hồ Chí Minh

Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt quốc dân đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn độc lập mở đầu bằng những nguyên tắc căn bản để xây dựng một xã hội dân chủ, đó là những lời bất hủ trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”

Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước nhà cũng bày tỏ sự trân trọng tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái… trong Tuyên ngôn Nhân quyền của cuộc cách mạng Pháp 1791. Đồng hành với Bản Tuyên ngôn độc lập là một Chính phủ Đoàn kết dân tộc: Từ ông vua vừa thoái vị, những bậc đại thần yêu nước, đến những nhà cách mạng từng vào tù ra tội… đều có chỗ đứng trong Chính phủ Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh cũng chỉ đạo soạn thảo bản Hiến pháp dân chủ 1946, một bộ luật gốc của quốc gia, khẳng định nền độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân là tối thượng, và đề ra những phương sách để thực hiện mục tiêu cao đẹp ấy. Đó là một hệ thống kiểm soát quyền lực bao gồm các đảng phái, quyền tự do báo chí, ngôn luận, quyền lập các hội đoàn… để đảm cho một xã hội dân chủ.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng cách hành xử của Hồ Chí Minh giai đoạn 1945-1946 chỉ là thủ đoạn chính trị của một lãnh tụ cộng sản lão luyện.

Vậy đâu là bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh?

Nếu không lý giải một cách cặn kẽ, minh bạch điều này thì mãi mãi chúng ta không hiểu Hồ Chí Minh. Nhìn nhận một cách thật khách quan, chúng ta phải thừa nhận, Hồ Chí Minh trong cả cuộc đời, không tự đề xuất ra những tư tưởng mang dấu ấn đặc biệt hoặc riêng biệt của mình như Khổng Tử, Tôn Tử, Adam Smith, K. Marx, Lenin… mà chọn lọc những tinh hoa trong kho báu những giá trị tinh thần của đất nước và nhân loại để làm hành trang cho mình. Độc lập cho Tổ quốc và hạnh phúc cho mọi người dân là nền tảng, là hạt nhân làm nên tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng Hồ Chí Minh không phải là nhàtrước tác, mà là một chiến sĩ cách mạng, một người hành động, tư tưởng được thể hiện bằng hành động. Từng có thời gian dài, Đảng cầm quyền chỉ nhìn nhận tác phong Hồ Chí Minh trong mệnh đề mang tính cương lĩnh: Chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông và tác phong Hồ Chí Minh. Sau khi cả Hồ Chí Minh lẫn Mao Trạch Đông qua đời, Đảng Cộng sản mới đề cập tới tư tưởng Hồ Chí Minh. Và việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh khá cứng nhắc, thiếu sự khách quan, để cái bóng chủ nghĩa Marx - Lenin trùm lên tư tưởng Hồ Chí Minh, vô hình trung triệt tiêu sức sống của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Marx - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh có cùng xuất phát điểm là đấu tranh tạo dựng một xã hội hạnh phúc của con người. Nhưng cách thức tạo dựng xã hội đó giữa Marx - Lenin và Hồ Chí Minh có sự khác biệt. Marx - Lenin kêu gọi vô sản toàn thế giới liên hiệp lại, lật đổ chế độ tư bản, lập nên chính quyền chuyên chính vô sản. Minh chứng cho luận thuyết đó là việc thành lập Liên bang Xô Viết dưới sự lãnh đạo của một Đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Liên Xô. Những cuộc thanh trừng tàn bạo và nạn tham nhũng hoành hành do chế độ Đảng độc quyền đã dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào 1991 như chúng ta đã biết.

Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) tôn trọng sự độc lập của các quốc gia Việt Nam, Lào, Camphuchia, không nhất trí quan điểm của Quốc tế Cộng sản về việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương, đã quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930, với Cương lĩnh: đánh đổ chế độ thực dân, phong kiến, làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất…với lực lượng chính là công nông binh, liên kết với tầng lớp địa chủ và tư sản yêu nước. Tháng 10 năm 1930, Quốc tế Cộng sản buộc những nhà cách mạng Việt Nam đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc bị phê phán nghiêm khắc vì những quan điểm bị Quốc tế cộng sản cho là vô nguyên tắc. Mười lăm năm sau, trong cương vị nhà lãnh đạo cao nhất của nước Việt Nam độc lập, ngày 11/11/1945 Hồ Chí Minh một lần nữa bày tỏ sự tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1946, tại kỳ họp Quốc hội lần thư nhất, khi một vị đại biểu đặt câu hỏi Chủ tịch nước thuộc Đảng nào, Hồ Chí Minh đã trả lời: Đảng của tôi là Đảng Việt Nam! Hồi ức của ông Hoàng Tùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ghi lại ý kiến của Hồ Chí Minh: “Đảng do giai cấp công nhân lãnh đạo là Đảng theo thời cuộc, chiều lòng người. Đảng lãnh đạo đất nước phải là Đảng Dân tộc”.

Ngược thời gian gần một thế kỷ về trước, năm 1924 Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) đã bộc lộ những suy nghĩ mang tính đột phá của mình trong Bản Báo cáo tình hình Trung bộ, Nam bộ, Bắc bộ. Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) cho rằng “Marx đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử châu Âu. Mà châu Âu chưa phải là toàn thế giới. Vì vậy phải xem xét lại cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học Phương Đông”. Cũng trong văn bản quan trọng này Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước”.

Rõ ràng Hồ Chí Minh không coi chủ nghĩa Marx là chân lý tuyệt đối.

Các học thuyết chính trị không phải là một thứ sấm truyền, huyền bí. Nó là kết quả của sự tổng kết, suy nghiệm của con người, trong một bối cảnh xã hội nhất định, vào những thời gian cụ thể. Thế giới rộng lớn với vô vàn sự khác biệt về hoàn cảnh theo dòng chảy của lịch sử. Chân lý của đời sống cũng sẽ thay đổi theo sự biến chuyển không ngừng của chính đời sống. Khởi thủy, chủ nghĩa Marx - Lenin đã đưa ra những chân lý, những hình mẫu xã hội tốt đẹp, hào quang của nó xua tan bóng tối mà chế độ tư bản đầy rẫy bất công tạo ra. Việc đánh đổ chủ nghĩa tư bản đầy rẫy bất công vào thời điểm đó là nguyện vọng của hàng triệu người lao động. Cuộc cách mạng Nga năm 1917 lật đổ chế độ tư bản lẫn quân chủ, lập nên chính quyền chuyên chính vô sản, quốc hữu hóa nền kinh tế, nhằm đưa Liên bang Xô Viết tới miền đất hứa: xã hội cộng sản chủ nghĩa mà bước khởi đầu là xã hội chủ nghĩa.

Nhưng cũng chính giai đoạn đặc biệt này những lỗi hệ thống, hay còn gọi là mặt trái của chủ nghĩa Marx– Lênin mới lộ diện, đó là sự bất ổn của cơ chế độc quyền và bản thể tư hữu hầu như không thể biến cải của các đày tớ lớn nhỏ trong bộ máy công quyền. Sai lầm lớn nhất của chủ thuyết Marx - Lenin là nó bãi bỏ cơ chế kiểm soát quyền lực. Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) tận mắt chứng kiến những biến động đau lòng của xã hội Xô Viết những năm 1935-1938: cuộc chiến tàn khốc giành quyền lực được che đậy bằng cái nhãn bảo vệ ý thức hệ Marx - Lenin. Gần một triệu người bị giết, nhiều triệu người bị cầm tù. Bản thân Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) cũng bị Quốc tế Cộng sản phê phán nặng nề vì những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc, chưa triệt để lập trường cộng sản. Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương gửi văn thư 20/4/1935 yêu cầu Quốc tế Cộng sản xem xét về những sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động cách mạng liên quan tới phẩm chất chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Một Ban thẩm tra của Quốc tế Cộng sản đã được thành lập để xem xét, giải quyết. Sau sự kiện này Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) phải chịu thử thách hai năm, không được giao bất cứ nhiệm vụ nào của Quốc tế Cộng sản, chỉ là sinh viên Trường Đại học Quốc tế Lênin. Thậm chí tại Đại hội Quốc tế Cộng sản VII -1935, trong khi Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai là đại biểu chính thức, thì Hồ Chí Minh chỉ được tham gia phục vụ Đại hội. Những năm 1937-1938 Hồ Chí Minh là Nghiên cứu sinh ở Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Ngày 29/9/1938, Hồ Chí Minh rời Viện sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu. Đầu tháng 10/1938 Hồ Chí Minh đáp tàu lửa rời nước Nga sang Trung Quốc, rồi từ Trung Quốc về Việt Nam. Ngày 28/1/1941 sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đặt chân lên đất mẹ Việt Nam.

Bốn năm sau, trong cương vị Chủ tịch nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh của một nhà cách mạng, một nhà ái quốc lỗi lạc như chúng ta đã biết.

TÓM TẮT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

- Độc lập cho dân tộc
- Hạnh phúc cho mọi người dân

Để giành độc lập cho Dân tộc: Hồ Chí Minh đánh giá lực lượng là then chốt, hàng đầu, thậm chí tùy hoàn cảnh có thể đặt cao hơn các chủ thuyết, nếu sự thay đổi này tạo ra lực lượng lớn hơn. Đối với trong nước Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới sức mạnh dân tộc. Tuyên ngôn độc lập, Chính phủ đoàn kết dân tộc 1945 – 1946, Hiến pháp dân chủ 1946… là minh chứng. Đối với thế giới, tùy theo từng hoàn cảnh, Hồ Chí Minh tận dụng mọi lực lượng có thể.

Minh chứng:

- Năm 1919 Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) gia nhập Đảng Xã hội Pháp, muốn qua tiếng nói của Đảng Xã hội Pháp đấu tranh cho nền độc lập của đất nước.

- 1920 Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) tiếp nhận Luận cương của Lênin về vấn đề thuộc địa, từ bỏ Đảng Xã hội Pháp, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp với tư cách sáng lập viên. Trả lời Charles Fenn, một điệp viên Mỹ, Hồ Chí Minh cho rằng “Chủ nghĩa cộng sản là phương tiện để đạt được mục tiêu giải phóng dân tộc”.

- 1945 Hồ Chí Minh tuyên đọc trước quốc dân và thế giới Bản Tuyên ngôn Độc lập lấy tinh thần Dân chủ, Bình đẳng, Tự do, Bác ái từ Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền của Cách mạng Pháp 1791. Trong Bản Tuyên ngôn Độc lập dài hơn 1000 chữ, không một chữ nào nhắc tới Chủ nghĩa Cộng sản. Cuối năm 1945, Hồ Chí Minh giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương.


- Hồ Chí Minh ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946 để tranh thủ có thời gian chuẩn bị kháng chiến vì biết rõ dã tâm của Thực dân Pháp. (Tháng 2/1946 Tưởng Giới Thạch đã ký với Pháp thỏa thuận Trùng Khánh, đồng ý cho quân Pháp giải giáp quân Nhật ở miền Bắc, đổi lại Pháp sẽ trao trả cho Tưởng một số nhượng địa thuộc Pháp tại Trung Quốc. Với sự thỏa thuận này, quân Pháp sẽ nghiễm nhiên tràn ra miền Bắc, trực tiếp uy hiếp chính quyền non trẻ của ta).

Với hai văn bản ký với Pháp, cách mạng Việt Nam có khoảng 6 tháng để chuẩn bị kháng chiến. Hồ Chí Minh nhìn nhận thời gian vào lúc này là vô cùng quí báu. Thời gian cũng chính là lực lượng.

- 1945-1946 Hồ Chí Minh đã gửi tất cả 8 bức thư cho Tổng thống Mỹ Harry Truman, đề nghị Mỹ dùng vị thế quan trọng của mình ngăn chặn ý đồ xâm lược của Pháp đối với Việt Nam. Trong bức thư ngày 12/6/1946 Hồ Chí Minh bày tỏ mong muốn Việt Nam được “Độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Mỹ. Chúng tôi sẽ làm hết mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới”. Rất tiếc mong muốn chân thành này đã không được hồi đáp vì Mỹ là đồng minh đang muốn thay chân Pháp và trong ý thức Truman vẫn xem Hồ Chí Minh là cộng sản, ý muốn hợp tác toàn diện với Mỹ chỉ là sách lược. Cuộc chiến tranh tàn khốc của Pháp và của Mỹ đều thảm bại vì cả Pháp lẫn Mỹ không đánh giá đúng yếu tố chủ nghĩa dân tộc của cách mạng Việt Nam.

- 2/1950 Hồ Chí Minh sang Liên Xô gặp Stalin tìm kiếm sự ủng hộ của phe cộng sản đểtăng cường lực lượng đánh Pháp. Cùng dự cuộc gặp có Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Cho đến thời điểm này Liên Xô vẫn chưa công nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì nghi ngờ chất cộng sản của Hồ Chí Minh. Stalin buộc phải chấp thuận việc công nhận Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và viện trợ vũ khí.

- 3/1951, Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đảng Lao Động Việt Nam để củng cố lòng tin của phe cộng sản. Phát biểu trước đại hội, Hồ Chí Minh cam kết: Đảng Lao Động Việt Nam đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc. Mục tiêu của Đảng là: Độc lập, Thống nhất,Dân chủ, Phú cường. Đảng Lao động Việt Nam nhìn nhận sự tồn tại của các đảng phái(Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội) để cùng phụng sự Tổ quốc.

- Ngày 17/7/1966 Hồ Chí Minh đọc lời hiệu triệu chống Mỹ, trong đó có câu nói nổi tiếng “Không có gì quí hơn Độc lập, Tự do”. Bộ Chính trị có ý kiến không đồng tình, cho rằng phải thêm mệnh đề “và chủ nghĩa xã hội” để câu nói trên thêm mạnh mẽ. Thế là trên các bức tường của Hà Nội xuất hiện câu khẩu hiệu “Không có gì quí hơn Độc lập, Tự do và Chủ nghĩa Xã hội” - Hồ Chí Minh. Sau khi biết sự việc, Hồ Chí Minh chất vấn Bộ Chính trị: “Chúng ta nêu “không có gì quí hơn Độc lập, Tự do” thì cả thế giới ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ. Nếu thêm “chủ nghĩa Xã hội” vào thì một nửa thế giới sẽ không ủng hộ. Các đồng chí nghĩ sao?”. Bộ Chính trị ngay sau đó đã cho viết lại câu khẩu hiệu đúng như lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh có lý khi đặt lực lượng lên trên chủ thuyết, dù cho đó là chủ thuyết Marx - Lenin.

Để chấn hưng đất nước: Hồ Chí Minh đặt biệt quan tâm tới cơ chế kiểm soát quyền lực. Bên cạnh Tuyên ngôn Độc lập 1945 và Chính phủ Đoàn kết dân tộc, Hiến pháp dân chủ 1946 chứa đựng những thiết chế kiểm soát quyền lực, bảo đảm quyền làm chủ của người dân.

Điều 10, Chương II, của Hiến pháp 1946 cam kết bảo đảm các quyền căn bản của người dân. Đó là các quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Trong quyền tự do ngôn luận có thể hiểu bao gồm tự do báo chí, phản biện, biểu tình… Trong quyền tự do tổ chức và hội họp có thể hiểu quyền tổ chức các Hội, Đoàn, các đảng phái…

Bộ ba cẩm nang: Tuyên ngôn Độc lập, Chính phủ đoàn kết dân tộc và Hiến pháp dân chủ 1946… là ba thực thể mang tính liên kết như kiềng ba chân, tạo ra nền tảng cho một xã hội dân chủ, thể hiện những mặt cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đấy là tinh hoa của nền văn minh nhân loại được Hồ Chí Minh lựa chọn, tinh lọc.

Hồ Chí Minh không phải là nhà trước tác, viết ra các chủ thuyết, nên muốn nhận ra thực chất tư tưởng Hồ Chí Minh cần có cái nhìn xuyên suốt, tinh lọc, xâu chuỗi những sự kiện mang tính nhất quán, điển hình trong cuộc đời nhà ái quốc, chiến sĩ cách mạng kiên cường Hố Chí Minh. Trong những thời điểm nhất định, Hồ Chí Minh nói và làm những việc mình tâm huyết (như những giải pháp chính trị được Hồ Chí Minh thực hiện 1945-1946 khi nước ta vừa giành được Độc lập). Nhưng cũng có khi Hồ Chí Minh phải nói và làm những việc do hoàn cảnh lịch sử bắt buộc (như việc thành lập Đảng Lao động Việt Nam năm 1951). Nhưng dù tâm huyết hay bắt buộc thì cũng đều phục vụ cho mục tiêu bất biến là Độc lập Dân tộc, Dân chủ, Tự do, Hạnh phúc cho nhân dân.

Một số điểm lưu ý về Tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Bối cảnh: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành và tồn tại trong bối cảnh lịch sử phức tạp và khốc liệt. Vừa phải toàn tâm, bền chí bảo vệ quan điểm của mình lại nhiều khi phảidiễn để sống sót. Thực tâm và Diễn trong một thế giới phức tạp và khốc liệt không phải lúc nào cũng phân minh. Cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ nhận chân được một cách toàn vẹn vào những thời điểm mang tính điển hình, những cột mốc của lịch sử dân tộc. Nếu chỉ nhặt sự việc này sự việc nọ một cách ngẫu nhiên rồi kết luận đấy là bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh thì rất dễ lệch lạc. Có thể nói Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản hiện nay đã vô tình hoặc cố ý làm sai lạc tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Hồ Chí Minh và Đảng: Hồ Chí Minh vừa là lãnh tụ và là nạn nhân.

Trong nhiều thời điểm khắc nghiệt của lịch sử, Hồ Chí Minh là nạn nhân của nguyên tắc Đảng.

Hồ Chí Minh trong bản chất theo Chủ nghĩa Dân tộc - Dân chủ nhưng do bối cảnh lịch sử, lại khoác chiếc áo Cộng sản. Quốc tế Cộng sản nhận ra điều này, không tin vào bản chất Cộng sản của Hồ Chí Minh. Ngược lại không ít người, nhất là các thế lực tư sản coi Hồ Chí Minh bản chất là Cộng sản, các biểu hiện Dân chủ, Dân tộc chủ nghĩa chỉ là Diễn.

3. Hành động để thể hiện tư tưởng: Hồ Chí Minh là con người hành động, dùng hành động thực tế để bộc lộ tư tưởng. Nếu chỉ dừng lại ở việc phát biểu chân lý mà không hành động là tước đi sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh. Chẳng hạn khẩu hiệu: Nhà nước là của dân, do dân, vì dân hiện diện khắp nơi nhưng chỉ nói mà không có cơ chế thực hiện, trở thành câu chữ sáo rỗng, làm cho dân ngày thêm mất lòng tin.

4. Nhạy bén với thời cuộc: Hồ Chí Minh luôn nắm bắt thời cuộc một cách nhạy bén, kịp thời có đối sách thích hợp.

5. Sống thanh bạch dung dị: Đây là nét đặc sắc, hoàn thiện vẽ đẹp và sức sống, sức lan tỏa của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phần III
GIẢI PHÁP ĐỂ GIỮ ĐỘC LẬP VÀ CHẤN HƯNG ĐẤT NƯỚC

Hai vấn đề bức bách đang đặt ra đối với nước ta: Làm thất bại tham vọng bành trướng của Trung Quốc để giữ Độc lập và Chấn hưng Đất Nước.

Nhưng vượt qua hiểm họa để giữ độc lập và chấn hưng đất nước bằng cách nào?

GIẢI PHÁP

Bước Một

Muốn vượt qua những hiểm họa đang làm chao đảo Đất Nước, cần có những bước để làm thay đổi hình ảnh, vóc dáng Dân tộc, làm nền tảng cho một nước Việt Nam Độc lập, Dân chủ, Thịnh vượng.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng đang cầm quyền, theo Chủ nghĩa Marx - Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau khi giành được chính quyền, Chủ nghĩa Marx - Lenin với cơ chế độc quyền đã bộc lộ mặt trái, phát tác độc hại như mọi người đều biết. Những nhà lãnh đạo Đảng cần thức tỉnh, sớm có quyết định can đảm, từ bỏ những quyền lợi không chính đáng, rời bỏ chủ nghĩa Marx - Lenin, để đi với tư tưởng Hồ Chí Minh (thực chất là Chủ nghĩa Dân tộc – Dân chủ đã được thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập, Chính phủ đoàn kết Dân tộc và Hiến pháp Dân chủ 1946), đổi tên từ Đảng Cộng sảnthành Đảng Dân tộc Việt Nam (trước đây từng nhiều lần đổi tên Đảng). Cùng với việc đổi tên Đảng là trở lại Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong gần 40 năm tồn tại bộc lộ những mảng tối, thậm chí là tai họa cho Đất Nước. Bản thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không tin cho đến cuối thế kỷ 21, chủ nghĩa xã hội sẽ có một tương lai tốt đẹp).

Để tạo sự nhất trí trong toàn Đảng, sự kiện quan trọng này cần được đưa ra thảo luận dân chủ, nghiêm túc tại các chi bộ Đảng, biểu quyết và lập biên bản về số lượng đảng viên tán thành và không tán thành, báo cáo cấp trên để lấy con số tổng hợp trong toàn Đảng.

Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, đa số tán thành việc đổi tên Đảng, thì họp Đại hội chính thức đổi tên Đảng cùng với cương lĩnh mới là hoàn thành việc thay đổi thể chế từđộc quyền sang dân chủ một cách êm thấm. Những người có vai trò lớn trong cuộc chuyển đổi này sẽ được ghi công tích, nếu có tì vết trong quá khứ sẽ được lượng thứ, bỏ qua.

2. Nếu số đảng viên tán thành việc đổi tên Đảng không đủ quá bán, thì theo Điều lệ, số đảng viên này vẫn có quyền tổ chức Đại hội, đổi tên Đảng thành Đảng Dân tộc Việt Nam với cương lĩnh mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Chủ nghĩa Dân tộc - Dân chủ).

Lịch sử các chính đảng đã từng có những cuộc chia tách như vậy: Đảng Xã hội Pháp chia tách thành Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Xã hội Pháp, Đảng Cộng sản Ấn Độ chia tách thành Đảng Cộng sản Marxit và Đảng Cộng sản Ấn Độ, Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga chia tách thành Đảng Bônsêvích và Phái Mensêvích Nga…

3. Trong trường hợp Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản hiện nay vì toan tính tư lợi không tổ chức trưng cầu ý kiến của đảng viên, thì các đảng viên và mọi người Việt Nam quan tâm tới vận mệnh của Đất Nước vẫn có quyền thành lập Ban vận động để hình thành một chính Đảng theo Chủ nghĩa Dân tộc - Dân chủ mà Hồ Chí Minh đã đặt nền móng. Vì nhiều lý do, hoàn cảnh chính trị khác nhau, có người chưa thật hiểu, thậm chí có thái độ khác nhau đối với cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng nếu thật bình tâm, khách quan, vì vận mệnh thiêng liêng của Dân tộc, thì sự lựa chọn của Hồ Chí Minh được thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập, Chính phủ đoàn kết dân tộc, Hiến pháp Dân chủ 1946… là giải pháp tối ưu, đặt nền móng cho một nước Việt Nam thật sự Dân chủ, hội tụ được sức mạnh Dân tộc, và sự ủng hộ của các quốc gia đang liên kết, quyết liệt chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.

Bước Hai

1. Tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội mới với sự tham gia của các chính Đảng (chí ít là có hai: Đảng Dân tộc Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu thuận lợi thì có thêm Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội) và các ứng viên tự do…

2. Quốc hội mới sẽ quyết định chính thức đổi tên nước, trở lại Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lập Chính phủ mới và soạn thảo Bản Hiến pháp Dân chủ (lấy Hiến pháp năm 1946 làm căn bản, bổ sung một số điều luật cập nhật tình hình hiện tại).

3. Nhân dân với quyền tối thượng của mình phúc quyết Bản Hiến pháp Dân chủ, cam kết thừa nhận người dân có quyền bình đẳng được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Trong quyền Tự do có quyền Tự do báo chí, ngôn luận, quyền Tự do tổ chức Hội đoàn, Đảng phái, quyền Tự do tín ngưỡng, tôn giáo cùng với cơ chế Tam quyền phân lập, trên nguyên tắc tôn trọng nền độc lập, hòa giải dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Trong hiểm họa, Dân tộc ta lại có cơ hội thoát khỏi sự trói buộc của một chủ thuyết đã mất hết sức sống, đang phát tác độc hại… để hướng tới một xã hội Dân chủ thật sự,giàu sức sống mà các quốc gia văn minh đã và đang áp dụng thành công.

Chủ nghĩa Dân tộc – Dân chủ phát huy sức sống vĩ đại của cả Dân tộc, mang lại hình ảnh và tầm vóc mới của Đất Nước, sẽ tạo nên sức mạnh vô địch chiến thắng giặc bành trướng Trung Quốc và chấn hưng Đất Nước.

Từ Quốc Hoài 
*Tựa cũ: Tháo bỏ ách tắc để giữ lấy độc lập và chấn hưng đất nước

Không có nhận xét nào: