Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2019

Vụ Nổ Lớn và Vũ Trụ Phật Giáo Không có Khởi Nguồn

Chương 4: Vụ Nổ Lớn và Vũ Trụ Phật Giáo Không có Khởi Nguồn

Có ai không cảm thấy cảm giác kinh hãi khi ngắm nhìn bầu trời đêm trong vắt thăm thẳm thắp sáng bởi vô vàn các tinh tú? Có ai lại không thảnh thốt ngạc nhiên về việc có hay không một nền văn minh tiềm ẩn trong vũ trụ? Ai không tự hỏi phải chăng đây là hành tinh duy nhất của mình hỗ trợ cho các sinh thể? Với tôi, đây là những câu hỏi tò mò tự nhiên trong tâm thức con người. Xuyên suốt lịch sử văn minh nhân loại, có một niềm thôi thúc thật sự để tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề trên. Hơn bao giờ hết, một trong những thành tựu to tát của khoa học hiện đại là dường như nó đem ta tới gần hơn với sự hiểu biết về những điều kiện và tiến trình phức tạp ẩn chứa nguồn gốc vũ trụ của ta.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

CÁC KHÁI NIỆM CHỦ YẾU TRONG PHẬT GIÁO

Lời giới thiệu của người dịch:
Trong một quyển sách nhỏ "Phật Giáo Nhập Môn" (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bản Grancher, 2008), tác giả Fabrice Midal đã dành riêng một chương (chương 7, tr.123-137) để tóm lược thật ngắn gọn một số các khái niệm căn bản giúp chúng ta ôn lại những gì thật thiết yếu trong giáo lý nhà Phật. Ngoài ra người đọc cũng có thể xem các chương 1 (Người Phật tử ngày nay trong thế giới Tây Phương) và chương 4 (Tìm hiểu hình ảnh Đức Phật) cũng đã được chuyển ngữ và đưa lên các trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức v.v...).

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

PHÁP VÔ VI VÀ PHÁP HỮU VI

“Đức Phật dạy những gì, có thể dùng vài từ ngắn gọn để nói được không?”. Tất nhiên là có thể: Phật dạy “Khổ và thoát khổ”, “Bốn sự thật”, “Tám vạn bốn ngàn pháp môn”, “Hành thiện, không hành ác, thanh lọc tâm” v.v.. Và “Vô vi và hữu vi” là cách bài viết này xin chọn để trả lời câu hỏi trên.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

MANTRA (THẦN CHÚ) LÀ GÌ?

Trong tiếng Sanskrit, « man » nghĩa là « tâm trí » còn « tra » nghĩa là « giãi bày ». « Mantra » có thể hiểu là một số tên gọi và âm tiết thần thánh được sử dụng trong thờ phụng linh hồn theo quan niệm Hindu và Phật giáo.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

CHÚT HIỂU BIẾT VỀ HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ QUANG

Hơn 20 năm trước tôi sống ở Hà Nội, có ý định xuất gia đi tu. Anh Phan Duy Nhân, khi ấy đang làm Quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, người am hiểu hơn ai hết về tình hình chùa chiền sư sãi. Tôi hỏi anh ở miền Bắc có vị sư nào tốt chỉ tôi đến xin làm đệ tử. Anh lắc đầu. Không rõ cái lắc đầu đó hàm ý bảo miền bắc không có vị sư nào tốt hay là hàm ý khuyên tôi không nên đi tu. Tôi không hỏi thêm, nhưng đã bỏ ý định cạo đầu vào chùa, mà vào “tu” ở báo Thanh Niên với anh Nguyễn Công Khế.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

THẦY TU CÓ VỢ

Đúng theo Đạo Phật thì người xuất gia (mà chúng ta quen gọi là Sư Tăng) không được lập gia đình. Chữ Sư có nghĩa là Thầy, chỉ có Thầy Tăng mới không được quyền có vợ, còn những ông thầy khác như giáo sư (thầy dạy học), Kỹ sư (thầy kỹ thuật), Kiến trúc sư (thầy vẽ kiểu nhà), võ sư (thầy dạy võ) v.v... những ông thầy này được quyền có vợ chứ! Ngay cả Đạo sư (thầy dạy Đạo) cũng có vợ được nếu đạo sư đó không phải là Tăng.

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

VÀI DÒNG THAM KHẢO Bát Nhã Tâm Kinh

Kể từ khi Ánh sáng giác ngộ và Tuệ trí siêu việt của đức Phật bừng lên dưới gốc cây Bồ Đề, thì Bát nhã tâm kinh bốn chữ được phiên âm hay dịch ra từ bốn chữ Phạn này Prajñā pāramitā hṝdaya sūtraṃ, được xem là một trong những bài kinh khai thị vi diệu của Đức Phật đã để lại cho người con Phật và dành cho những ai thích khám phá ra con đường giải thoát, từ một kinh nghiệm thực chứng của Ngài, một vị Phật đã tự mình giác ngộ.

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

CÂY SA LA

Trong kinh Phật, có hai loại cây được xem là linh thiêng và thường được nhắc đến nhiều là cây Bồ đề và cây Sa la. Dưới gốc cây Bồ đề, thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm thiền định. Dưới cây Sa la ở vườn Lâm Tì Ni (Lumbini), Đức Phật đản sinh và Ngài cũng nhập diệt dưới cây Sa la tại Câu Thi La (Kusinara).

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỐ MỆNH

Con người có số mệnh hay không? Có nên tin vào số mệnh hay không? Thái độ của các triết gia và của các tôn giáo lớn đối với vấn đề số mệnh như thế nào, và đặc biệt là đạo Phật, một trong những tôn giáo lớn của thế giới và là tôn giáo lớn nhất, có số tín đồ đông nhất ở nước ta hiện nay quan niệm vấn đề số mệnh như thế nào?

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

NĂNG LỰC TRÍ TUỆ - Những Lời Dạy Căn Bản Của Phật Giáo

Phải có một động năng thúc đẩy mãnh liệt lắm thì mới có thể bước vào con đường tâm linh, bởi vì sinh ra là chúng ta đã bị hướng dẫn vào con đường chấp ngã. Do đó, vì ước muốn thực hành Đạo pháp để đạt kết quả tốt nên ngay từ khi bắt đầu chúng ta không nên lo sợ bị dính mắc, bị lệ thuộc. Chúng ta nên cố gắng tiếp tục thực hành với một động lực càng trong sạch càng tốt, hãy mong muốn thật nhiều ơn ích cho muôn loài chúng sinh.
Tài liệu đính kèm: Tải về

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Tóm Tắt Căn Bản Phật Giáo

Tỳ khưu Dhammika
Bình Anson lược dịch


Lược dịch từ bài "Basic Buddhism: A Five-Minute Introduction" (Căn bản Phật giáo: Giới thiệu trong năm phút), trong quyển "Good Question, Good Answer" (Khéo Vấn, Khéo Đáp) của Bhikkhu Dhammika, ấn bản Internet 

Hỏi: Phật Giáo là gì?

Đáp: Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo(Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh". Phật Giáo phát nguồn từ hơn 2,500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (5)

TTđTD - Cầu về cõi Phật chẳng những hưởng bình an, yên ổn, để có cơ hội gần các bồ tát, thánh chúng mà giải thoát tiếp. Tỉnh được mà ra khỏi được thì tinh thần đi lên, bảo đảm giải thoát. Còn về cõi nào trong bảy cõi này thì vẫn ở trong đường mê, vẫn trong cái lẩn quẩn đáng sợ đầy nguy hiểm, nên phải một lòng tha thiết cầu thoát ra đám mây mù vô minh, nương ngón tay tam-ma-đề chỉ để thấy vầng trăng sáng trên không.

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (4)

TTđTD - Đây là thói quen tạp nhiễm mà toàn thân đều điên đảo về dục, tức điên đảo tạo một cái nghiệp dâm dục là nghiệp chính để mà có quả báo. Mỗi loài theo các nghiệp nặng nhẹ khác nhau nhưng nghiệp chính là dâm dục thì thuộc nhóm ngang dọc này. Nếu có nghiệp nặng thì chun vào thai loài súc sanh, trâu bò, chó mèo...; nghiệp nhẹ hơn vào các loài tiên cảnh. Loài người do tu phép trường sanh mà thành tiên, như thế tiên cũng thuộc loài người; nghiệp không nặng không nhẹ thì vào thai người. Lâm chung thấy chất tinh ướt của cha mẹ, khởi ham thích tinh cha huyết mẹ ấy nên mắc vào bào thai.

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (3)

TTđTD - Giới Bồ tát dành cho cả tại gia và xuất gia, không chọn căn cơ, trình độ nào cũng thọ được hết, bởi vì ai cũng có thể giữ được, ai cũng có thể thành Phật được. Giới Bồ tát là để cầu thành Phật. Lúc thọ giới bồ tát, với tâm thành khẩn thì chúng ta sẽ đắc giới. Giới Bồ tát sẽ theo chúng ta đến suốt đời vị lai. Đức Phật hết lòng thiết tha chỉ dạy ý nghĩa và việc làm của từng giới, bởi vì giới chính là tâm chúng ta, chứ không phải bên ngoài đâu, giới nào cũng thế.

LUÂN HỒI TRONG KINH LĂNG NGHIÊM (2)

TTđTD - Tánh mình vốn thường lạc ngã tịnh, nên không phải cầu cái gì ở đâu cả. Cứ an định vào tánh của chúng ta. Nhưng muốn yên an định vào tánh của mình, trên thực tế chúng ta phải buông xả. Muốn buông xả thì phải quán tướng các pháp là hư vọng.