Nhận biết liên tục toàn bộ chiều dài hơi thở, khi thở ra; Nhận biết liên tục toàn bộ chiều dài hơi thở, khi hít vào.
Như một camera được đặt cố định để giám sát tại nút giao giữa đường bộ và đường sắt, vào đêm tối, chỉ có một đèn chiếu sáng tại nút giao. Tâm ví là camera. Nút giao trong đêm tối, chỉ có một đèn chiếu sáng tại nút giao, ví là vùng niêm mạc của mũi. Đoàn tàu ví là toàn bộ chiều dài của một hơi thở vào, hoặc một hơi thở ra.
Nếu hướng camera sang chỗ khác, hoặc ngắt điện nguồn camera, dù chỉ trong một khoảnh khắc, điều này có nghĩa là, camera đã không ghi hình được toàn bộ chiều dài đoàn tàu. Sự nhận biết hơi thở cũng như vậy. Một hơi thở không được nhận biết liên tục trên toàn bộ chiều dài của nó, điều này có nghĩa là, không hoàn thành cảm giác toàn thân (của một hơi thở).
2.
Chú tâm ở đâu khi quán hơi thở, hay còn nói là, hướng sự chú ý ngay trước mặt là ở đâu?
Tại vùng niêm mạc của mũi, là vị trí nằm giữa hai con mắt, nơi mà hai lỗ mũi thông nhau, gặp nhau. Đây là vùng niêm mạc, cơ quan tiếp nhận thông tin của khứu giác.
3.
Các giai đoạn sau của thiền định hoặc thiền quán, như thế nào thì chưa phải lúc bây giờ, khi mà hành giả không có khả năng đoạn trừ 5 triền cái và phát triển 5 thiền chi. Khi là như vậy, làm thế nào để đoạn trừ 5 triền cái (ly dục, ly bất thiện pháp), phát triển 5 thiền chi? Do vậy, Đức Phật đã chỉ cho chúng ta phương pháp và kỹ thuật để làm việc đó trước. Nếu không thể làm được, điều đó, ta đang thất bại ngay từ đầu, chưa bước vào được trong cửa thiền. Ví như một người hành thiền theo phương pháp tri vọng (quán tâm và quán pháp), nếu vị ấy chưa trang bị cho mình định căn và định lực, với tâm có thể theo ý mình, vị ấy có cơ hội tri vọng được ư, hay là vị ấy bị nó dẫn đi. Do vậy, hãy luyện tâm có khả năng định căn, định lực: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm và sức bám dính mạnh mẽ, không mỏi và tức thời (kịp thời) của định vào đối tượng trong tỉnh giác.
Sư Định Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét