Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Tôi gửi đến các bạn lời nói chân thành của tôi.

Dựa vào lý thuyết khoa học mà bạn hoặc ai đó đề xuất, nó có vẻ phù hợp xét trên phương diện của toán học và những suy luận có lý, bạn đã tiến hành các thí nghiệm để xác minh. Dựa vào kết quả thí nghiệm mà bạn đạt được, bạn đưa ra kết luận và công bố. Tôi biết rằng các bạn đã cố gắng làm việc để phụng sự cho nhân loại. Một số thí nghiệm, quá trình kể từ khi bắt đầu đến khi đưa ra kết luận và công bố, nó chứa bên trong một sự áp đặt. Sự áp đặt đó làm cho các bạn phải làm theo. Điều đó có thể dẫn đến một vài kết luận bị nhầm lẫn.
Sau đây là một số trường hợp điển hình.
1- Tương tác hấp dẫn: 
+ Mọi vật đều tương tác hấp dẫn với nhau: Bạn đã thấy mọi vật xung quanh mặt đất bị hút theo hướng đến tâm của Trái đất. Bạn đã thí nghiệm hai vật hút nhau khi đặt rất gần với nhau. Bạn đã thấy Trái đất hút Mặt trăng, Mặt trời hút Trái đất, Ngân hà hút Mặt trời. Vân. Vân. Dựa vào đó, bạn kết luận rằng tất cả các vật đều hút với nhau cho dù nó cách nhau rất xa. Từ một phạm vi nhỏ, bạn sử dụng nó để kết luận cho tất cả. Đây là một sự áp đặt. Do đó, kết luận đó có thể sai. Nghĩa là, kết luận đó thì đúng trong trường hợp này, sai trong trường hợp khác.
+ Hằng số hấp dẫn G: Các bạn đã tiến hành thí nghiệm để xác định giá trị của G. Thí nghiệm đó bao gồm hai vật nhỏ. Bạn xác định được giá trị G. Giá trị G này là kết quả thí nghiệm tương tác giữa hai vật cụ thể. Bạn kết luận giá trị G này là hằng số hấp dẫn của tất cả mọi vật. Ngay tại thời điểm kết luận này, bạn đã áp đặt lên kết quả thí nghiệm một cách cố ý. Tại sao lại như thế? Bởi vì bạn dựa vào kết quả thí nghiệm giữa hai vật cụ thể để kết luận cho tất cả các vật. Dựa vào đó, bạn kết luận rằng hai vật bất kỳ cách nhau rất xa nhưng vẫn tương tác với nhau theo hằng số G (mà bạn đã thí nghiệm). Ví dụ như giữa hai thiên hà. Do đó, kết luận đó có thể sai. Nghĩa là, kết luận đó thì đúng trong trường hợp này, sai trong trường hợp khác. 
2- Phát xạ positron từ proton: Trong quá trình thí nghiệm phát xạ positron từ proton trong hạt nhân, bạn phát hiện có các tia gamma được sinh ra. Dựa vào các định luật bảo toàn, phương trình cân bằng. vân. Vân. bạn kết luận: positron đã được phát xạ từ proton, ngay sau đó, trong thời gian rất ngắn, positron đã va chạm electron, gây ra sự hủy diệt lẫn nhau và phát xạ tia gamma. Nghĩa là, từ kết quả là các tia gamma, bạn đã kết luận có positron được phát xạ từ proton. Ngay tại thời điểm kết luận này, bạn đã áp đặt lên kết quả thí nghiệm một cách cố ý. Tại sao lại như thế? Bởi vì kết quả thí nghiệm chỉ có các tia gamma, không có positron. Trong suốt quá trình thí nghiệm, bạn không gặp bất kỳ positron nào. Bạn dựa vào các tia gamma để kết luận có positron được phát xạ từ proton. Hiện tại, bạn không có bất cứ cơ sở nào để bác bỏ điều này. Đó là, các tia gamma có thể được tạo ra từ một nguyên nhân khác, không nhất thiết phải là sự hủy cặp electron-positron. Do đó, kết luận đó có thể sai.
3- Thí nghiệm va chạm các tia proton năng lượng cao: Bạn đã tạo các tia proton năng lượng cao để chúng va chạm với nhau. Với mục đích là để tìm kiếm các hạt mà nó là thành phần cấu tạo của proton. Kết quả thí nghiệm và kết luận về kết quả thí nghiệm đó có hoàn toàn giống nhau hay không? Hay là kết luận đã áp đặt một cách sai khác so với kết quả thí nghiệm. Sau đây là các trường hợp về kết quả và kết luận:
+ Nếu kết quả thí nghiệm là các tia sóng điện từ mà bạn kết luận có hạt mới thì có thể nhầm lẫn giống như thí nghiệm phát xạ positron từ proton.
+ Nếu kết quả thí nghiệm là các hạt mới: các bạn bắt gặp được các thuộc tính của hạt (như năng lượng, khối lượng, tương tác điện, spin,...) khác với hạt proton, bạn kết luận đó là hạt mới. Kết luận này có thể sai. Tại sao lại như thế? Có hai trường hợp:
a) Hiện nay, không có cơ sở nào để các bạn xác định chắc chắn rằng trong Vũ trụ không có vô số hạt khác nhau về khối lượng. Nếu có hạt có khối lượng bé và mới mà bạn thu được từ thí nghiệm thì nó không có nghĩa là thành phần cấu tạo của proton. Nó có thể đi vào trong proton một cách ngẫu nhiên và nằm ở trong đó. Nhưng điều này không có nghĩa là nó là thành phần cấu tạo của proton. Nếu không có nó, proton vẫn là proton. Trường hợp này không thể bị loại trừ. 
b) Hiện nay, không có cơ sở chắc chắn nào để các bạn xác định rằng các hạt không bị biến dạng khi va chạm. Và sự biến dạng có thể làm thay đổi các thuộc tính của nó (thể tích, hình dạng, vị trí tâm của nó, khối lượng riêng, tương tác điện, tương tác hấp dẫn,...), ngoại trừ khối lượng. Trong đó, nếu nó ở trạng thái mật độ của trường nội tại thấp, không gian bề mặt của nó tương đồng với vùng chân không của phòng thí nghiệm, thiết bị thí nghiệm của bạn có thể không phát hiện được vùng không gian này và đo lường thiếu khối lượng của hạt. Trường hợp này không thể bị loại trừ.
Trên đây chỉ là một số trường hợp điển hình, có nghĩa là còn có những trường hợp khác. Bài viết này chỉ nêu các trường hợp quan trọng.
Bạn nên suy nghĩ về các vấn đề mà tôi đã nói ở trên một cách nghiêm túc. Hãy bỏ qua cái tôi, hãy vì nhân loại. Hiểu đúng về bản chất của Vũ trụ là đúng ý nghĩa của danh từ khoa học. Bất cứ sai lầm trong quá trình tìm hiểu sự thật về Vũ trụ, nó phải được xem xét lại.
Cảm ơn bạn,/.
Thích Tuệ Định Quang

1 nhận xét:

Chuyên trang đi Mỹ nói...

Chị Kiều Trang (Quận 2, TP.HCM) - khách hàng đăng ký tour Mỹ theo tuyến Chicago - Buffalo - Niagara Falls - Boston vé máy bay đi Mỹ 1 chiều (7 ngày) vui vẻ cho biết: “Hè này, tôi đang có nhu cầu đi Mỹ vừa tham quan vừa tìm trường cho con du học.

Sau khi nghe trao đổi, nhân viên Vietravel đã tư vấn cho tôi tour du lịch kết hợp tham quan Boston để tìm hiểu văn hóa và điều kiện sống vé máy bay đi California giá rẻ, học tập cho con. Đang bận tâm lo âu, lại được tư vấn rất cụ thể, rõ ràng tôi cảm thấy rất an tâm và hài lòng”.