Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Nếu không có Trái Đất, Mặt Trăng sẽ di chuyển như thế nào?

Để dễ phân biệt trong bài này, trước tiên chúng ta cùng thống nhất với nhau một số khái niệm sơ bộ. Trái Đất: là toàn bộ vật chất "bồi tụ" tính từ toàn bộ các tầng khí của Trái Đất đến tâm của Trái Đất, không bao gồm những gì thuộc về hệ Mặt Trăng. Còn hệ Mặt Trăng là toàn bộ những gì di chuyển cùng với Mặt Trăng và Mặt Trăng. Hệ Trái Đất là toàn bộ những gì di chuyển cùng Trái Đất kể cả hệ Mặt Trăng và Trái Đất. Hệ sao, hệ hành tinh là toàn bộ những gì di chuyển cùng với sao, hành tinh đó và sao, hành tinh đó.
Theo những gì mà chúng ta biết đến nay, hệ Mặt Trăng di chuyển xung quanh Trái Đất là nhờ lực hấp dẫn, trường hấp dẫn của Trái Đất do khối lượng Trái Đất tạo ra. Nghĩa là nếu không có Trái Đất thì hệ Mặt Trăng sẽ chịu hấp dẫn chính từ hệ Mặt Trời hoặc bị quăng đi nơi khác. Quan điểm này cho chúng ta biết rằng, vật chất bồi tụ là nguyên nhân tạo ra trường hấp dẫn không biên giới xung quanh nó. Nếu vật chất bồi tụ có mật độ khối lượng càng lớn thì lực hấp dẫn càng lớn (xét cùng khoảng cách).
Tuy nhiên, sự thật là trường hấp dẫn của một hệ không phải do vật chất bồi tụ trong hệ đó gây ra. Cho nên, các dự đoán về sự hình thành các sao, hành tinh nhờ ban đầu có sự hình thành các đám mây để tạo ra trường hấp dẫn ban đầu xung quanh nó, cũng nhờ trường hấp dẫn này mà sự bồi tụ vật chất tiếp tục phát triển để hình thành các sao, hành tinh là không đúng với sự thật. 
Vậy thì trường hấp dẫn do nguyên nhân nào tạo ra để hình thành các sao, hành tinh và giúp cho chúng di chuyển ổn định trên quỹ đạo?
Nguyên sơ ban đầu của mỗi hệ sao, hệ hành tinh đã có mặt hạt cơ bản (elementary particle) có thể tích lớn. Với hệ Trái Đất thì ta đặt tên hạt cơ bản này là hạt cơ bản của hệ Trái Đất. Đối với mỗi hệ sao, hệ hành tinh nói chung thì ta đặt tên là hạt cơ bản của hệ.
Đặc điểm của hạt cơ bản là môi trường nội tại của nó là trường chân không. Chân không của hạt cơ bản phân bố đậm đặc ở trung tâm hạt và giảm dần ra ngoài. Mỗi hạt cơ bản đều có bề mặt giới hạn. Đặc điểm phân bố này của chân không của hạt cơ bản tạo ra tương tác lực với các vật chất khác đang có mặt bên trong bên bề mặt của hạt cơ bản (gọi tắt là đang nằm bên trong hạt cơ bản). Trường tương tác được tạo ra này gọi chung là tương tác lực tổng quát. Tùy theo khối lượng riêng của mỗi loại vật chất mà nó bị trường chân không của hạt cơ bản tương tác đẩy hay hút về trung tâm hạt cơ bản, hoặc cân bằng. Đối với các loại vật chất đang bị trường chân không của hạt cơ bản tương tác đẩy thì nó tương ứng với khái niệm tương tác hạt nhân yếu hoặc tương tác điện cùng dấu tùy theo quy ước của chúng ta. Đối với các loại vật chất đang bị trường chân không của hạt cơ bản tương tác hút thì nó tương ứng với khái niệm tương tác hấp dẫn hoặc tương tác điện trái dấu, hoặc tương tác hạt nhân mạnh tùy theo quy ước của chúng ta. Nếu xét ở cấp độ vĩ mô thì gọi đây là tương tác hấp dẫn. Vùng mà vật chất này bị tương tác hấp dẫn gọi là trường hấp dẫn. Vậy trường hấp dẫn của một hệ là do đặc điểm phân bố chân không của hạt cơ bản của hệ tạo ra, nó không do vật chất bồi tụ tạo ra.
Do vậy, nếu không có Trái Đất thì hệ Mặt Trăng vẫn có thể di chuyển ổn định xung quanh trung tâm của hạt cơ bản của hệ Trái Đất. Hạt cơ bản của hệ Trái Đất mới chính là con tàu du hành vũ trụ vừa chuyên chở, vừa bảo vệ và ổn định vị trí mọi thứ đang ở bên trong nó.
[Bạn không thể tìm thấy bất kỳ dữ liệu nào trên thế giới có nội dung mô tả sự thật Vũ Trụ giống ở đây, ngoại trừ cùng tác giả Pháp Không Chân Như. Nơi đây cung cấp cho bạn những sự thật cốt lỗi, quan trọng nhất của Vũ Trụ để giúp bạn hiểu biết đúng và giải quyết, tháo gỡ mọi bế tắc trong việc nghiên cứu của bạn phục vụ cho nhân loại.]
Thích Tuệ Định Quang
Nguồn: https://www.facebook.com/thetruthsoftheuniverse/

Không có nhận xét nào: