Thứ Tư, 18 tháng 9, 2019

Phong thuỷ, Địa Linh, Nhân Kiệt

Hiện nay, các nhà khoa học phong thuỷ có nhiều quan điểm khác nhau về học thuyết này. Xin trích lược một số nội dung về đề tài này trong tác phẩm "Tích hợp đa văn hoá Đông Tây cho chiến lược giáo dục tương lai" của giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Hoàng Phương (Nxb Giáo dục, 1995, tái bản 1996) để quý vị tham khảo.
I. PHONG THUỶ
Thuyết Phong Thuỷ là một thuyết cổ của Đông Phương có mục đích nghiên cứu địa thế cảnh quan, sử dụng địa thế cảnh quan để lựa chọn địa điểm cho các công trình kiến trúc:
Dương Trạch:
Nhà ở, cung thất, chùa chiền, đô thị.
Âm trạch:
Lăng, mộ
KHÍ: CƠ SỞ BẢN THỂ CỦA THUYẾT PHONG THỦY
Thuyết Phong Thuỷ dựa trên hai cơ sở sau:
Cơ sở 1: Khái niệm Khí, hay Sinh Khí, Nguyên Khí. Mối quan hệ giữa Khí và sông, núi.
Cơ sở 2: Nguyên lý Thiên-Địa-Nhân hợp nhất.
KHÍ
Khí hay Sinh Khí hay Nguyên Khí được xem là bản thể, nguồn gốc của vạn vật. Khí còn gọi là Long (Rồng).
(Gồm Khí Tiên thiên và Khí Hậu Thiên hiện nay được gọi là plasma sinh học)
Nguyên Khí được xem là gắn bó với nước: Nước giúp Khí di chuyển. Nước di chuyển thì Nguyên Khí cũng di chuyển, nước dừng lại thì Nguyên Khí cũng dừng. Sinh Khí tụ mạnh nhất tại các nơi giao hội của nước (nơi giao hội của các dòng sông chẳng hạn)
(Bạn đọc có thể liên hệ với tính năng của Sinh Khí là được hấp thu trong nước. Sinh Khí làm tăng sức căng mặt ngoài của nước)
Nguyên Khí cũng được xem là gắn bó với núi (hay Sa). Từ đó, quan sát hướng đi của núi (hay sơn mạch), ta có thể tìm được Nguyên Sinh.
Có khí lành (cát Khí) và có Khí dữ (hung Khí). Sự lành dữ của khí có thể phụ thuộc vào phương hướng.
Những điểm lớn tập trung Nguyên Khí (cát Khí) gọi là Địa Linh.
LOAN ĐẦU
Phần đầu của thuyết Phong Thuỷ nghiên cứu HÌNH THẾ: SƠN MẠCH, HÀ LƯU để xác định hướng đi, chỗ tụ của Nguyên Khí hay Sinh Khí gọi kà Loan Đầu.
THIÊN TINH
Phần của thuyết Phong Thuỷ nghiên cứu lý luận về Sinh Khí gọi là Thiên tinh. Phần này còn gọi là LÝ KHÍ (lý luận về sinh khí).
Về Lý khí thì phải sử dụng một công cụ la bàn đặc biệt gọi là LA KINH, cốt để ĐỊNH HƯỚNG theo nhiều tiêu chuẩn cụ thể khác nhau trên cơ sở Hà Đồ, Lạc Thư, Ngũ Hành sinh khắc, Tiên thiên Bát Quái, hệ 64 Quẻ Hỗn Thiên, Lộc Tinh, Thiên Mã, Quý Nhân.
Tất nhiên, hai phần trên có quan hệ với nhau:
Hình thế không đẹp mà Lý khí quyết định tốt thì cũng dùng tạm được.
Hình thế đẹp mà Lý khí quyết định sai (đất tốt nhưng cách táng xấu), hay đồi núi bình thường và họ-nếu có thể-cần phải tìm cách xác định lý khí (phương hướng) cho tốt, để con cháu có cơm no, áo ấm, có cuộc sống bình an.
NGUYÊN LÝ THIÊN - ĐỊA - NHÂN HỢP NHẤT TRONG THUYẾT PHONG THUỶ
Thuyết Phong thuỷ với cả hai phần Âm trạch và Dương trạch, quan niệm con người có quan hệ hữu cơ với Trời Đất, cả khi sống, cả khi đã chết (ảnh hưởng đến con cháu còn sống, bạn đọc lưu ý đến các cơ thể vô hình của nhân thể):
Về Thiên, chấp nhận có Sinh Khí giáng xuống (Dương giáng) trên các đỉnh núi cao, chấp nhận tác động của các vì sao lên con người, như hệ Nhị Thập Bát Tú.
Về Địa, chấp nhận có Sinh Khí (gọi là Long) chảy theo các mạch nước, tụ lại, (như đã nói trên đây) và thăng lên (Âm thăng, Thăng Long-Hà Nội), có thể định được các phương hướng tốt xấu cho Dương Trạch, Âm trạch.
Về Nhân, có thể xác định được Dương phần, Âm phần, phúc hoạ, mệnh, thân. Người có đức lớn ắt sẽ gặp được cơ may tìm thế đất tốt.
Ý nghĩa của thuyết Phong Thuỷ về mặt khoa học rất lớn, vì dẫn đến những quan niệm chính xác, sâu xa hơn về Quả Đất, cái nôi của nhân loại chúng ta.
TẠI SAO DÙNG HAI CHỮ PHONG THỦY?
Người xưa dùng hai chữ Phong Thuỷ vì lý do phải tạo điều kiện tụ khí như sau:
Phong tàng (gió ẩn), Thuỷ hộ thì khí tụ.
Phong phiêu (gió thổi), Thuỷ đăng (nước thoát tuỳ tiện) thì khí tán.
Khí đi với nước, như đã nói ở trên.
Còn về gió? Yếu tố này có khả năng thổi bạt khí, khí bị tản mát, không tụ được. Điều này cũng đóng vai nguyên tắc khi bảo vệ Khí tại Luân Xa Bách Hội:
Nếu chuyển động nhanh thì nên đội mũ để gió khỏi tán khí trên đỉnh đầu.
Khi ngồi thiền, không được để quạt chạy ngay trên đầu.
Chúng ta có thể tiếp cận khái niệm sinh khí như sau:
Theo Nội Kinh, Sinh khí đó tồn tại trong cơ thể con người, gọi là khí Tiên thiên hay Nguyên khí, hay Long khí, mà biểu hiện quan trọng nhất trong Đông y học là mệnh Môn Hoả: “Mệnh Môn Hoả điều khiển mọi tiềm năng năng lượng và nhiệt lượng cần thiết cho cơ thể con người. Không có Long khí đó thì kinh tam tiêu - sứ giả của Mệnh Môn hoả - cũng chẳng có lý do để tồn tại, và các nhà Đông y học sẽ “dẹp” cái thứ kinh Tam tiêu mê tín đó đi, khi đó thì toàn bộ Đông y học sẽ sụp đổ. Thành thử nếu Đông y học vẫn tồn tại, thì quả thực có tồn tại loại sinh khí đó trong nhân thể.
Nếu sinh khí đó tồn tại trong nhân thể thì không thể có thái độ phủ nhận sự tồn tại của nó trong đất đai một cách vũ đoán. Nếu địa chất học hiện đại, bằng những máy móc thích hợp, hoạt động trong những tần số rất rất cao, chứng minh được cái thứ Long khí “mê tín, dị đoan” đó là quả thực không tồn tại trong đất đai, thì thuật Phong thuỷ cần phải nhanh chóng loại trừ ra ngoài khoa học và cuộc sống chúng ta. Và mọi người đều yên tâm về cơn ác mộng Phong Thuỷ đó. Nhưng những chứng minh này chưa hề có.
Lĩnh vực Sinh khí là một trong những lĩnh vực cực kỳ quan trọng trong khoa học: Lĩnh vực năng lượng. Khoa học hành tinh chúng ta đã đi từ năng lượng cơ học sang năng lượng hấp dẫn tiến đến năng lượng nhiệt, năng lượng điện tử hạt nhân, năng lượng các hạt cơ bản, năng lượng vật chất… Nhưng con đường con người săn đuổi năng lượng đó phải chăng đã kết thúc? Chưa ai chứng minh được điều này!
Có tồn tại Sinh khí (tức là Long khí hay Nguyên khí) trong đất đai và các tác động quyết định của nó lên hài cốt và lên phần vô hình của người, trên cơ sở nguyên lý Thiên Địa Nhân hợp nhất, tương tự như tác động quyết định của Mệnh Môn Hoà trong nhân thể.
II. ĐỊA LINH
Truyền thống cha ông chúng ta đã dạy:
Địa linh sinh Nhân kiệt. Và xin nhắc lại đoạn sau, đã trình bày ở phần Đại cương:
HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA ĐẤT NƯỚC 
NGUYÊN KHÍ VỮNG THÌ NƯỚC MẠNH VÀ THỊNH 
NGUYÊN KHÍ YẾU THÌ NƯỚC YẾU VÀ SUY 
CHO NÊN CÁC THÁNH ĐẾ, MINH VƯƠNG 
KHÔNG AI KHÔNG CHĂM LO VIỆC 
XÂY DỰNG NHÂN TÀI, BỒI ĐẮP NGUYÊN KHÍ
Hiền tài với Nhân kiệt là đồng nghĩa, còn Nguyên khí chính là bản thể của Địa linh. Nước chúng ta có nhiều Địa linh lớn như Chùa Hương, Tản Viên Sơn, Kiếp Bạc, Ngũ Hành Sơn, Tam Đảo Sơn, Yên Tử Sơn, Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Dâu, dãy Ngọc Sơn… Địa linh có liên quan đến Sơn, Thuỷ:
SƠN THÌ HÙNG VĨ,
THUỶ LÀ NƠI CÓ NHIỀU CON SÔNG TỤ LẠI.
Núi càng hùng vĩ thì khả năng bắt Nguyên khí từ Trời càng lớn (như Luân xa Bách Hội bắt Nguyên khí từ trời xuống). Còn nơi nào có nhiều sông tụ lại là nơi được tụ khí nhiều nhất, vì nước kéo theo Nguyên khí hay Long khí.
Ví dụ:
- Nơi đền vua Hùng ở Việt Trì chính là nơi hội tụ ba con sông lớn là sông Đà, sông Lô, sông Thao.
- Cố Đô Huế là nơi hội tụ các con sông Tả Trạch, Hữu Trạch và sông Hương Giang.
- Còn nơi hội tụ các sông Thu Bồn, Cổ Cò, sông Trường Giang chính là nơi cha ông đã dựng lên phố cổ Hội An.
- Địa Linh Kiếp Bạc, nơi dựng đền thờ Đức Thánh Trần, là một Địa Linh hùng vĩ: Sau lưng có núi như ngai vua, trước mắt là con sông Thuỷ, bên trái có Thanh Long, là một dãy núi mang tên Nam Tào, bên phải là dãy Bạch Hổ, tức là dãy núi Bắc Đẩu.
Một số thành phố cũng dựng lên dựa vào Địa Linh, theo công thức Thiên - Địa – Nhân:
Sau có Thánh Địa (Sơn Thiên), ở giữa là thành phố (Nhân) và phía trước có Minh Đường ( Thuỷ - Địa).
- Thăng Long (Hà Nội) đằng sau dựa vào Đền Hùng, còn đừng trước là Bến Cảng.
- Nay dựa vào Núi Ba (Tản Viên Sơn ) vì nơi có ba con song tụ khí.
- Quảng Ninh đằng sau dựa vào dãy Yên Tử, còn đằng trước là Cảng Cửa Ông.
- Các thành phố An Giang đằng sau dựa vào dãy Thất sơn, còn đằng trước là Cảng Ốc Eo.
- Việt Nam đằng sau dựa vào dãy Trường Sơn, đằng trước là Biển Đông. Đó là Địa Linh thuộc quy mô lớn.
III. CON NGƯỜI VÀ MỒ MẢ
Với quy mô nhỏ thì cổ nhân lại nói:
“Núi sông có linh thiêng mà không có chủ, còn hài cốt có chủ lại không có linh thiêng. Khí thiêng của núi sông tụ lại, chung đúc khí tinh anh lại một chỗ, làm cho hài cốt ấm áp, trong sạch. Từ đó truyền lại cho con cháu, thấm nhuần vào con cháu, và phát sinh được người tinh anh…”
Chúng ta nhận xét có một cấu trúc năng lượng chung, thống nhất về {Thành phố, mồ mả, nhân thể}, theo công thức: Một {Thái Cực} sinh Hai {năng lượng Thiên, Địa}, Hai sinh Ba {năng lượng cộng đồng ở thành phố, hài cốt, nhân thể}, Ba sinh vạn vật của lão Tử… (xem hình sau). Tất nhiên, đây chỉ là hệ quả sinh học của Nguyên lý Phi bài trung của triết cổ Đông phuơng.
SƠ ĐỒ CẤU TRÚC NĂNG LƯỢNG THIÊN - ĐỊA – NHÂN KHÁI QUÁT
Có thể những vấn đề này không chỉ liên quan đến những cấu trúc vô hình của con Người và Trời, Đất, mà còn có thể đóng khung ngay trong cả một dân tộc hay cả một gia tộc, mà trong văn học thường gọi là Hồn Thiêng đất nước, Hồn Thiêng núi sông, Hồn Thiêng gia tộc…
Nhưng đó không chỉ là những biểu tượng văn học, chỉ có ý nghĩa văn học. Vì làm sao chúng ta hiểu được tại sao trong mấy nghìn năm nay, những thế lực bành trướng phương Bắc và hiện này là từ nhiều phương khác nhau đều cố tình sử dụng ngầm nhiều loại vật chất xác định nào đó để “yểm”, tức là triệt tiêu, băm nát hay hạn chế ảnh hưởng của các Địa Linh của chúng ta? Và hơn nữa, họ lại đang cố tình muốn đánh lạc hướng cả thế giới bằng vài dòng sách báo “khoa học” bề ngoài của họ?
Như Cao Biền ở thế kỷ thứ 9 đã ba lần dùng hàng tấn sắt và đồng để phá vỡ Địa Linh Tản Viên Sơn (Núi Ba Vì), nói chính xác hơn Thiên Linh Tản Viên Sơn. Nhưng cả ba lần mưu mô của Cao Biền đều bị thất bại: các kim loại đều bị sét đánh tung ra?
Đó chỉ là những hiện tượng sấm sét, hoàn toàn vật lý, thuần tuý vật lý chăng?
Hay Cao Biền và vua Tàu thời bấy giờ mê tín chăng? Còn bây giờ thì họ đã quy thuận “khoa học và hết mê tín” rồi và “thiện chí uốn nắn cả thế giới theo con đường khoa học”?
Còn đối với mỗi người, chúng ta sẽ chôn thân nhân đã mất của chúng ta như thế nào?
- Chôn hài cốt vào các nơi không Long, không Huyệt, Thuỷ tán, Sa phi?
- Chôn không đúng phương hướng cho Thuỷ hung vào, Khí xung vào hài cốt?
Để rồi con cháu hứng chịu bao nhiêu bất hạnh theo luật Phong Thuỷ?
...
Tác giả: Nguyễn Hoàng Phương

Không có nhận xét nào: