Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Những cây cầu kỳ lạ nhất hành tinh

Cầu Moses, cây cầu vô hình của Hà Lan. Cấu trúc của cây cầu làm toàn bộ từ gỗ, được chống thấm bằng những miếng vật liệu EPDM. Cây cầu tồn tại như một khe nhỏ đi xuyên qua hào nước. Người ta không thể nhìn thấy cây cầu từ phía xa bởi vì sàn mặt đất và mặt nước gần như che lấp cạnh của nó.... là những cây cầu kỳ lạ nhất hành tinh.


Một trong những cây cầu kỳ lạ nhất hành tinh là cây cầu Eshima Ohashi ở Nhật Bản, đây là cây cầu nguy hiểm bậc nhất thế giới, có những con dốc thẳng đứng khiến cả những người can đảm nhất cũng phải đứng tim khi điều khiển phương tiện trên đó.

Cầu Eshima Ohashi có độ dốc cao gần như thẳng đứng, với điểm cao nhất so với mặt nước biển là 45m. Tổng chiều dài của cầu là 1.700m, trong đó phần cầu là gần 1.500m, chiều rộng là 11,3m được chia thành hai làn xe. Lưu lượng xe qua cầu mỗi ngày khoảng hơn 14.000 lượt.

Cầu Rồng ở Đà Nẵng, Việt Nam cũng lọt top những cây cầu quái dị nhất hành tinh. Cây cầu có hình dáng giống một con rồng nên được gọi là Cầu Rồng. Theo thiết kế, con rồng trên cầu có thể phun lửa trong hai phút và phun nước ba phút khiến cầu trở thành điểm nhấn ấn tượng, độc đáo và hấp dẫn.
Cầu Rồng dài 666m và rộng 37,5m với 6 làn xe chạy. Hiệp hội các nhà thiết kế chiếu sáng chuyên nghiệp thế giới (IALD Awards) đã bình chọn Cầu Rồng đoạt giải về thiết kế ánh sáng đẹp bên cạnh nhiều công trình nổi danh khác ở nhiều châu lục.

Cầu sông Mur, thành phố Graz, Áo. Cây cầu nối liền các hòn đảo san hô nhân tạo của thành phố và có một nút thắt ở giữa.


Cây cầu độc đáo ở sông Mur có đủ không gian cho một khu tắm nắng, một quán bar, một quán café nhỏ và một nhà hát ngoài trời.

Cầu Rolling của Anh có khả năng tự mình cuốn tròn lại. Cây cầu có thiết kế độc đáo này có một phần cứng cố định riêng lẻ nâng lên để cho tàu thuyền đi qua, sau đó cầu tự cuốn tròn lại cho đến khi hai đầu chạm vào nhau.

Cầu Rolling được tạo thành bởi 8 phần có cấu tạo bằng sắt và gỗ, được làm cong bởi tay vịn chạy bằng nguồn điện thủy lực được gắn trên từng phần. Khi ở vị trí nằm ngang, cây cầu này là một cầu đi bộ bằng thép và gỗ thông thường.


Cầu Lego ở Wuppertal, Đức. Cây cầu được sơn theo phong cách của những viên xếp hình Lego bởi nghệ sĩ đường phố Martin Heuwold. Cây cầu vượt trông vô cùng bắt mắt khiến người đi đường thích thú.

Những cây cầu từ rễ cây còn sống ở Ấn Độ. “Những cây cầu sống” đang lớn dần lên trong khu rừng mưa nhiệt đới ở thị trấn Cherraphunji, bang Meghalaya, Ấn Độ.

Cây cầu sống ở Ấn Độ hình thành tự nhiên từ những rễ phụ của loài cây có tên Ficus Elastica.


Cầu phun nước Banpo Hàn Quốc. Chiếc cầu kì ảo bắc qua sông Hàn ở Seoul, Hàn Quốc. Hai bên thân cầu là những vòi phun nước mở rộng bắn ra những tia nước duyên dáng như thác nước. Nó có thể trình diễn khoảng 100 cấu hình khác nhau, cùng với hiệu ứng ánh sáng kết hợp nhuần nhuyễn.

Cầu Banpo có 380 vòi phun hai bên thân cầu, có thể bơm 190 tấn nước từ sông Hàn trong một phút. Tổng chiều dài hai bên cầu là 1.140m.


Cầu Slauerhoffbrug, thành phố Leeuwarden, Hà Lan có thể vận hành thông minh. Nó có thể nhanh chóng nâng lên, hạ xuống từ một cột tháp (thay cho các bản lề) hoàn toàn tự động.


Cấu tạo đa dạng, độc đáo của cây cầu Slauerhoffbrug khiến ai cũng tò mò. Nó sử dụng kết cấu cầu nối đuôi trông vô cùng kỳ lạ.


Những người đi qua chiếc cầu vô hình sẽ giống như họ đang lội qua con sông, thay vì đang đi trên cầu. Cầu vô hình độc đáo được xây dựng để đi xuyên qua con hào phòng thủ của pháo đài Fort de Roovere.

Cầu Moses, cây cầu vô hình của Hà Lan. Cấu trúc của cây cầu làm toàn bộ từ gỗ, được chống thấm bằng những miếng vật liệu EPDM. Cây cầu tồn tại như một khe nhỏ đi xuyên qua hào nước. Người ta không thể nhìn thấy cây cầu từ phía xa bởi vì sàn mặt đất và mặt nước gần như che lấp cạnh của nó.



Một cây cầu kỳ lạ khác là cầu Henderson Wave được thiết kế giống như một con rắn đang bò giữa không trung, với cấu trúc đặc biệt của những lớp sóng nhấp nhô uốn cong giống "xương sườn" luân phiên ở trên và dưới mặt cầu.


Cầu Henderson Wave là cây cầu dành cho người đi bộ cao nhất ở Singapore. Cầu dài 274m, rộng 8m và cao 36m. Nó từng được bình bầu là một trong mười cây cầu đi bộ lạ nhất thế giới.


Cầu Gateshead Millennium ở thành phố Gateshead, miền bắc nước Anh. Cây cầu bộ gây ấn tượng đặc biệt với cấu tạo trông như hai mí mắt. Cây cầu nối giữa bờ nam bến cảng Gateshead và bờ bắc bến cảng Newcastle nổi bật với 2 đường cong mĩ miều, một chính là thân cầu và còn lại là giá treo toàn bộ cây cầu.


Cầu Gateshead Millennium có tổng chiều dài dài 126m. Khi thân cầu được kéo lên, người ta thường ví giống như hai mi mắt của con người đang chớp. Do đó cây cầu còn có tên “cầu chớp mắt” hay “cầu nháy mắt”.


Cầu Oresund, cây cầu nối liền Thụy Điển và Đan Mạch. Cầu dài 16 km, bao gồm 4 km hầm ngầm dưới đáy biển, 4 km đảo nhân tạo, và 8 km trên cây cầu treo dây văng. Cầu bên trên và đường hầm dưới nước, bắt ngang qua eo biển giữa Thụy Điển và Đan Mạch.


Cầu Oresund được xây dựng trên các cột và một nhịp chính bằng cột treo dây néo chéo, là sự phối hợp hoàn mỹ bởi kỹ thuật hiện đại và khả năng sáng tạo của con người.


Cầu Python ở Amsterdam, Hà Lan. Cây cầu như một con rắn khổng lồ màu đỏ bằng thép, kết nối bán đảo Sporenburg với đảo Borneo.


Cây cầu Falkirk Wheel ở Scotland. Cây cầu 35m có thiết kế độc đáo bao gồm hai cánh tay đối xứng mở rộng 15m vượt ra ngoài trục trung tâm và hai đầu có hình dạng lấy cảm hứng từ chiếc rìu Celtic.


Cây cầu Falkirk Wheel hoạt động như một thang máy bằng thuyền kết nối hai kênh đào. Đây là cây cầu xoay đầu tiên và duy nhất trên thế giới.

Cầu Octavio Frias de Oliveira nổi tiếng là cây cầu dây văng hình chữ X đầu tiên trên thế giới, nằm ở Sao Paulo và bắc qua sông Pinheiros, Brasil. Cây cầu dây văng cao 138m, dài 1.600m.


Cây cầu Octavio Frias de Oliveira có 144 dây cáp và được thiết kế hai nhánh cầu riêng biệt uốn cong hình chữ X với một tháp cao ở chính giữa. Cấu trúc xoắn chữ X này đã trở thành thành tựu đáng kể của kỹ thuật hiện đại.

Thông tin để tư duy

Không có nhận xét nào: