Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

THAM QUAN CAMBODIA - ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP

Các chuyến (tour) du lịch ngắn (4 ngày 3 đêm) từ Việt Nam sang Cambodia đều tham quan một số điểm chính. Dưới đây vắn tắt một ít thông tin về các điểm chính này.

1. Cầu cổ Kongpong Kdei

Kompong Kdei là một cây cầu cổ được xây dựng dưới thời vua Chayravaman VII có tuổi trên 1.000 năm, nằm trên quốc lộ số 6, con đường huyết mạch dẫn vào thành phố Xiêm Riệp. Cầu là di tích không thể bỏ qua của du khách khi đến tham quan cố đô Siêm Riệp.

Cầu dài khoảng 85 mét, cao 14 mét, mặt cầu rộng chừng 14 mét. Cầu làm kiểu vòm với rất nhiều trụ bằng đá ong. Kiến trúc cầu tương tự những chiếc cầu vòm bằng đá do người La Mã xây ở Châu Âu. Ở hai đầu cầu có tượng rắn thần Naga 7 đầu; thân cầu cũng mang dáng dấp thân hình của rắn thần này.



2. Angkor Thom

Angkor Thom là thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII. Thành rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ. Tại trung tâm thành là ngôi đền Bayon, với các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường Chiến Thắng nằm ngay phía Bắc đền.

Angkor Thom đã được xây dựng để làm thủ đô vương quốc của Jayavarman VII. Tuy nhiên, Angkor Thom không phải thủ đô đầu tiên của Khmer tại địa điểm này. Trước đó 3 thế kỷ, Yashodharapura ở gần đó về phía Tây Bắc đã là thủ đô. Angkor Thom trùm lên một phần của thành phố đó. Người Khmer đã không phân biệt rõ ràng giữa Angkor Thom và Yashodharapura, thậm chí đến thế kỷ 14, một tấm bia vẫn còn sử dụng tên cũ. Tên Angkor Thom, thành phố vĩ đại đã được sử dụng từ thế kỷ 16.

Cổng Nam Angkor Thom 
Hồ nước bao quanh Angkor Thom 
Cổng đang trùng tu 

3. Đền Bayon

Đền Bayon nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom, Cambodia. Đây là ngôi đền ấn tượng nhất của kiến trúc đền núi Cambodia do sự hùng vĩ về qui mô cũng như về cảm xúc mà nó đem lại cho người xem. Ngôi đền gồm 54 tháp lớn nhỏ, trên mỗi tháp đều có điêu khắc khuôn mặt của thần Lokesvara, hay còn gọi là thần Avalokitesvara, tượng trưng cho sự quan sát của thần linh về 4 hướng của Cambodia.

Khu đền Bayon cách cổng thành khoảng 1,5 cây số. Bayon là khu đền súc tích với những trang trí chạm khắc bằng đá đẹp đẽ, được xây dựng trong khoảng cuối thế kỷ thứ 12 và đầu thế kỷ thứ 13 như là đền chính thức của vua Jayavarman VII, tin theo Phật giáo Đại thừa khác với tín ngưỡng Ấn Độ giáo như các vua trước nhưng vẫn theo truyền thống vua thần (devaraja). 


4. Đền Ta Prohm

Nguồn gốc tên gọi của đền này là Rajavihara - nghĩa là đền hoàng gia. Những rễ cây Tung và Kơnia khổng lồ như giang đôi tay bao trùm lấy những toà tháp. Giữa không gian núi rừng, giữa những khối đá khổng lồ, những chiếc rễ cây khổng lồ hình thù quái lạ đã tạo nên một ấn tượng mạnh trong cảm nhận của du khách.

Vẻ đẹp, sự lôi cuốn và hấp dẫn đến từ mọi góc cạnh của công trình, Ta Prohm đã trở thành một bối cảnh tạo được nhiều ấn tượng sâu sắc cho hàng triệu khán giả trên khắp thế giới qua bộ phim Tomb Raider (Bí mật ngôi mộ cổ).

Cây Sao ngàn tuổi 
Rễ cây khổng lồ bám vào thành Đền. 
Rễ cây có hình thù rắn thần. 
Khách tham quan chụp hình bên rễ cây. 
Cây vươn thẳng lên trời! 
Một góc Đền đã rêu phong qua thời gian. 
Đền ẩn mình dưới những tán cây Tung và Kơnia khổng lồ. 
Sức tàn phá của thời gian. 


Angkor Wat (đọc theo tiếng Việt: Ăng-co Vat) thuộc tỉnh Siem Reap. Angkor Wat còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên. Theo tiếng Khmer, Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, Angkor Wat là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo. Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Cambodia được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.

Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 320 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Visnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot - một nhà tự nhiên học người Pháp.

Ngày nay du khách viếng thăm đều kinh ngạc trước nét hoa mỹ của từng chi tiết kiến trúc nơi đây và những tảng đá được chạm trổ một cách sắc sảo. Lôi cuốn nhất là việc chạm khắc những thiếu nữ đang nhảy múa vô cùng quyến rũ ở Angkor wat.

Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Cambodia có lối vào chính ở hướng Tây, hướng Mặt Trời lặn.

Du khách trên đường vào Đền. 
Đền trung tâm 

6. Đền Phnom Bakheng

Phnom Bakheng tại Angkor, Cambodia là một ngọn đồi nằm giữa Angkor Wat và Angkor Thom. Đây là trung tâm của vương quốc Khmer đầu tiên ở Angkor, gọi là Yasodharapura là một ngôi đền Hindu dưới dạng một núi đền với chiều cao 65m. Đền được xây để thờ thần Shiva vào cuối thế kỷ 9, trong thời kỳ trị vì của vua Yasovarman (889-915). Nằm trên đỉnh một ngọn đồi, ngày nay ngôi đền là một địa điểm du lịch phổ biến để ngắm nhìn hoàng hôn của ngôi đền Angkor Wat, một ngôi đền nằm ở giữa rừng khoảng 1,5 km về phía Đông Nam.

Ngôi đền đã một lần bị bỏ hoang vào năm 928, nhưng mãi đến năm 968 được khôi phục lại bởi Jayavaraman V. Như vây, xét về mặt lịch sử, vua Jayavaraman V có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố, kiến thiết và xây dựng thêm cho ngôi đền.

Nhìn về phía Tây nơi mặt trời lặn là Tonle Sap. 
Đền đang trùng tu. 


Trên đền nhìn xuống về hướng Đông
Du khách có thể chụp ảnh trước cửa Đền 
Xuống đền về hướng Bắc 
Đền được xây bằng gạch bên trong và bằng đá bên ngoài 
Toàn cảnh ngôi đền 
Đền nhìn từ xa 

7. Hoàng Cung

Cung điện Hoàng gia Cambodia ở thủ đô Phnôm Pênh được xây dựng từ hơn một thế kỷ trước để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài, đây còn là nơi diễn ra các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi hoàng gia.


Các Vua Cambodia đã ở trong cung điện này kể từ ngày cung điện được xây dựng từ 1866, ngoại trừ có một thời kỳ gián đoạn khi đất nước này dưới quyền cai trị của Khmer Đỏ. Cung điện được khởi xây sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Pênh giữa năm 1800. Cung điện nhìn về hướng Đông và tọa lạc tại bờ Tây của ngã 4 các phân nhánh của sông Mêkong.

Hoàng Cung bao gồm một khu phức hợp các di tích bao gồm Hoàng cung với Chùa Bạc và là sự kết hợp của rất nhiều công trình kiến trúc khác cộng với những khu vườn rất nhiều hoa kiểng quý nhiều năm tuổi. Hoàng cung và Chùa Bạc tạo thành một quần thể kiến trúc là biểu tượng cho đất nước Cambodia Công trình nằm quay mặt ra bờ sông thoáng mát, là một đỉa điểm tham quan không thể thiếu trong cuộc hành trình khám phá đất nước Cambodia.

Sinh viên (Tây) đang nghĩ gì về Angkor? 

8. Kiến trúc

Đền Angkor Wat vĩ đại cũng xây 5 tháp (bốn tháp xung quanh và một tháp lớn trung tâm). Ở đây có liên hệ gì với thuyết âm dương, ngũ hành của tộc Việt thời cổ!? Học thuyết âm dương ngũ hành đã một thời từng chi phối các nước Đông Nam Á (trong đó có Cambodia)?

Hoàng Lạc (tham quan Cambodia)
Ảnh: Hoàng Lạc

Không có nhận xét nào: