Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

SÔNG ĐÀ

Sông Đà, còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Sông bắt nguồn từ độ cao 1.500m tại núi Nguỵ Sơn của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ.

Sông Đà dài 910 km (có tài liệu ghi 983 km), diện tích lưu vực là 52.900 km². Ở Trung Quốc, sông có tên là Lý Tiên Giang, do hai nhánh Bả Biên Giang và A Mặc Giang hợp thành. Trong một số tiếng châu Âu, sông Đà được dịch là sông Đen (tiếng Anh: Black River; tiếng Pháp: rivière Noire).

Thác đầu tiên trên dòng sông Đà có tên Kẻng Cớn 

Vách đá bị nước sông Đà bào mòn 


Đoạn ở Trung Quốc dài khoảng 400 km từ núi Nguy Bảo ở huyện tự trị người Di người Hồi Nguy Sơn phía nam châu tự trị châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý chảy theo hướng tây bắc-đông nam qua Phổ Nhĩ.

Đoạn ở Việt Nam dài 527 km (có tài liệu ghi 543 km). Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ (phân chia huyện Thanh Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè. Các phụ lưu trên lãnh thổ Việt Nam gồm Nậm Na (ở tả ngạn), Nậm Mốc (ở hữu ngạn). 

Vào mùa cạn, để đi lại trên sông phải dùng những thuyền độc mộc gắn máy 

Hình những vết chân người vừa bước đi trên đá 

Sông có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam. Năm 1994, khánh thành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình có công suất 1.920 MW với 8 tổ máy. Năm 2005, khởi công công trình thủy điện Sơn La với công suất theo thiết kế là 2.400 MW. Dự kiến sắp xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu ở thượng nguồn con sông này.

Đi ngược dòng lên đây cũng phải trầm trồ bởi sự kỳ vĩ của Đà giang 

Những vạt lau trắng ngút ngàn 2 bên bờ sông. 

Lưu vực có tiềm năng tài nguyên to lớn với nhiều loại khoáng sản quý hiếm, các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm các nguồn sinh vật với mức đa dạng sinh học cao. Với vách đá bóng loáng như những chiếc gương khổng lồ; những dãy đá xanh với hình thù kỳ lạ; những tên thác Kẻng Mỏ, Kẻng Mân, Kẻng Cớn chỉ nghe thôi đã thấy gai người... là những “đặc sản” chỉ có nơi thượng nguồn sông Đà. Sông Đà đoạn chảy trên đất Việt dài 527km, trong đó có 232km chảy trên địa phận tỉnh Lai Châu. Trong hơn 230km ấy có 170 thác và 130 ghềnh. 

Phía thượng nguồn, sông Đà hai bên luôn là những vách đá dựng đứng 

Rừng Chà Là nhiều nhất trên sông Đà (còn gọi là cây Dừa nước) 

Người Thái sinh sống ven dòng sông này gọi con sông là Nậm Tè (sông Thật). Do độ dốc lớn và sức nước chảy xiết, sông Đà được các nhà nghiên cứu xếp vào loại "sông hung dữ bậc nhất ở Đông Dương". Chính đặc điểm ấy đã tạo cho nó trữ năng thủy điện dồi dào với 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam là: Hòa Bình, Sơn La đang trong giai đoạn hoàn thành và thủy điện Lai Châu đã được Quốc hội phê duyệt.

Nếu có dịp du ngoạn ngược dòng Đà giang, bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ kỳ thú, hoang sơ và hùng vĩ không thể nào quên.

Bộ đội biên phòng trạm Kẻng Mỏ - Đồn Ka Lăng trên đường tuần tra. 

Cây cầu treo đầu tiên bắc qua sông Đà phần lãnh thổ Việt Nam. 

Ảnh: Internet

Không có nhận xét nào: