Nhắc tới cây sa la, người ta không quên nhắc đến cây Bồ Đề, không hương hoa và là loài cây từng được bậc Đại Giác chọn làm nơi gần gũi. Những ngọn lá kỳ lạ, không khác hình quả tim mang ấn tượng siêu thoát từ hơn 25 thế kỷ. Sự tôn quý không thị hiện qua hương hoa rực rỡ. Những ngọn lá tượng trưng thanh tịnh và đức từ bi bát ngát. Hình ảnh nhà sư thong thả quét lá cội Bồ Đề bên triền đồi, dốc núi từ lâu đã nằm trong tiềm thức của mọi người.
1. Giới thiệu
Cây đề, nhiều người gọi là cây Bồ-đề (Ficus religiosa), là một loài cây thuộc chi đa đề (Ficus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, tây nam Trung Quốc và Đông Dương. Nó là loài cây rụng lá về mùa khô, cao tới 30 m và đường kính thân tới 3 m.
Tại Việt Nam, cây được gọi là Đề hay rõ ràng hơn là Đa Bồ Đề (vì tên Bồ Đề cũng còn được dùng để gọi cây Cánh Kiến trắng = Styrax tonkinensis là một cây gỗ khác biệt thuộc họ Styracacae). Danh từ "Bồ Đề" tại Việt Nam thường được xem là "biểu tượng" của Phật giáo: Các trường học do Phật giáo quản trị và điều hành trước đây thường được đặt tên là trường Bồ Đề.
2. Cây Bồ-đề trong tín ngưỡng tôn giáo
Loài cây này được cho là thiêng liêng bởi những người theo Ấn Độ giáo, Kì-na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật. Qua đó mà cây này có tên bồ đề, và Bồ-đề có nghĩa là Giác ngộ.
Ngày nay người ta có thể chiêm ngưỡng cây Bồ-đề rất lớn tại chùa Đại Bồ-đề (Mahābodhi) tại Bồ-đề đạo tràng (Bodhgayā), khoảng 96 km (60 dặm) từ Patna thuộc bangBihar) của Ấn Độ. Đây là cây con của cây Bồ-đề mà ngày xưa Phật Thích-ca Mâu-ni đã ngồi thiền định 49 ngày thành tựu Vô thượng chính đẳng chính giác. Cây này là điểm dừng chân của những người hành hương, là tụ điểm quan trọng nhất trong bốn khu vực thiêng liêng đối với những người theo đạo Phật.
Cây Bồ-đề thời Phật thành Đạo đã bị vua Bengal là Śaṣaṅka phá hủy hồi thế kỉ thứ 7. Cây con được trồng kế nó cũng bị bão thổi trốc gốc năm 1876. Cây con ngày nay được lấy từ một nhánh của cây Bồ-đề gốc được vua A-dục tặng vua Tích Lan vào khoảng 288 TCN. Nó mang tên Śrī Mahā ("điềm lành và to lớn"). Ngày nay, tại cố đô Anurādhapura của Tích Lan (Sri Lanka), cây Bồ-đề đó vẫn còn xanh tốt.
3. Bồ đề trong kinh Phật
Trong kinh Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, tất cả Thiện nam, Tín nữ, người mà có lòng tin nơi Phật pháp nên đi đến 4 nơi linh thiêng và ghi nhớ rằng đây là Lumbini, nơi Ta Đản sanh, đây là Bodhgaya nơi Ta Thành đạo, đây là Sarnath nơi Ta Chuyền Pháp luân và đây là Kushinagar nơi Ta nhập Niết bàn.”
Và Ngài dạy tiếp rằng: “Này các Thầy Tỳ Kheo, sau khi Ta diệt độ, những Tỷ Kheo đến và hỏi giáo lý nên nói với họ về 4 nơi này và khuyên họ hành hương đến chổ đó sẽ giúp họ được thanh tịnh.”
Qua lời dạy trên của Đức Phật cho thấy được tầm quan trọng của Tứ Thánh Tích trong lĩnh vực tinh thần đối với khách hành hương.
Một trong những Thánh tích mà Đức Phật đã đề cập ở trên, Bodhgaya nơi Đức Phật thành đạo là nơi phồn thịnh, khách hành hương đến viếng thăm và tu tập nhiều nhất. Và nó được mệnh danh là “cái rốn của vũ trụ”.
Kim Cương Tọa (Vajrasana Diamond Throne of Enlightenment) chổ Đức Phật ngồi thiền và chứng quả là vị trí đặc trưng của sự chứng ngộ, có thể nói rằng Cây bồ đề liên quan mật thiết với sư chứng ngộ của Đức Phật và nó trở thành trung tâm chính của nơi thờ tự lễ lạy của khách hành hương, quan trọng hơn là vì cây Bồ đề được coi như là một biểu tượng của sự phát triển Phât giáo. Trong một văn bản ghi lại rằng trước khi Hoàng đế Asoka trở thành một vị Phật tử, Ông ta đã cắt cây Bồ Đề lấy gổ cho Ngoại Đạo làm lễ tế lửa cúng dường Phạm Thiên. Không lâu sau khi những làn khói tan biếng thì lạ kỳ thay một cây Bồ đề con được mọc ra từ đống tro tàn với những cành lá lung linh như lông vũ. Hoàng Đế Asoka kinh ngạc và Ngài đã cúng dường sữa trên phần còn lại của cây bồ đề, sáng ngày hôm sau cây bồ đề mới đã cao bằng cây bồ đề cũ.
Không lâu, Hoàng Đế Asoka trở thành Phật tử. Ông đều đặn đến viếng thăm cây bồ đề và ân hận về hành vi trước kia của mình. Hoàng Hậu (vợ Asoka) trở nên ganh tị với cây bồ đề và sai người chặt đi. Asoka tắm gốc cây bồ đề với sữa và cây bồ đề đã nhanh chóng hồi phục như cũ. Sau này, cháu của Asoka đến viếng thăm cây bồ đề và xây một bức tường bằng đá xung quanh cây bồ đề bảo vệ nó khỏi bị chặt phá. Một số khách hành hương đến tìm hạt bồ đề và đem về trồng ở tu viện hay nhà của mình để có được sự an lạc hạnh phúc.
Tỳ Kheo Ni Sanghamitta là con gái của Hoàng Đế Asoka mang một nhánh cây bồ đề ở hướng nam tới Srilanka. Nơi đó vua Devanam Piyatissa đã trồng nó trong khuôn viên của Mahavihara, một tu viện lớn nhất của Srilanka. Việc trồng cây bồ đề này đã nhắc lại sự chứng ngộ của Đức Phật, và biểu hiện sự phồn thịnh phật pháp của Srilanka. Cây Bồ Đề luôn tươi tốt và mọc ra nhiều cây con từ hạt của nó.
Theo truyền thống lịch sử của người Tây Tạng, Taranatha nói rằng ngài Long Thọ bậc thầy của trường phái Madhyamika (Trung quán Luận) bảo vệ cây bồ đề khỏi sự tàn phá của voi rừng bằng cách xây xung quanh nó một tường đá bao quanh bởi 108 điện thờ. Và sau khi bờ sông phía đông của Ni Liên Thuyền bị sạt lở, Long Thọ làm một cái đập khổng lồ từ những tảng đá lớn được chạm khắc với những hình tượng của Đức Phật. Vào thế kỷ thứ 6, dưới trận chiến của vua Bengal tấn công làm hư hại cây bồ đề nhưng nó được phục hồi với sữa của 1000 con bò.
Hiện nay mỗi ngày gần 1000 người khách hành hương trên khắp thế giới đã đến viếng thăm, đảnh lễ, tụng kinh, ngồi thiền xung quanh gốc cây bồ đề để tìm kiếm sự an lạc trong thân tâm cho hiện tại cũng như tương lai.
Hoàng Lạc (tổng hợp và biên tập)
Ảnh: Internet
Nguồn: TTđTD
Nguồn: TTđTD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét