Việt Nam


Hải đăng của thành phố, lâu đài mô phỏng một trong những kỳ quan thế giới TajmaSago, tòa nhà Paragon sang trọng và tinh tế với kiến trúc gothic Pháp… là những kiến trúc mới của Sài Gòn khiến mọi người phải ấn tượng. 




16. LOẠI HÌNH VĂN HOÁ

2. Loại hình văn hoá 
2.1. Văn hóa học so sánh: từ đa dạng đến tương đồng
2.1.0. So sánh các nền văn hóa trên thế giới, người ta thấy chúng vô cùng đa dạng và phong phú. Chính vì vậy mà khi nói đến chúng, người ta thường liệt kê; chẳng hạn, Arnold Toynbee kể ra 38 nền văn minh thế giới, trong đó văn minh Việt Nam xếp cạnh văn minh Triều Tiên, Nhật Bản. Song, cũng đã từ lâu, người ta nhận thấy giữa các nền văn hóa có không ít nét tương đồng.


15. CỐT LÕI TƯ TƯỞNG VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TAM GIÁO PHẬT - NHO - LÃO

Phần dẫn nhập :
Người viết đã đắn đo, dùng dắng rất nhiều trước khi đặt bút viết về đề tài này :
- Lý do thứ nhất là bởi đề tài nêu ra rất khó, không dễ gì có thể gói ghém được trong một bài viết.
- Lý do thứ hai là không những vấn đề quá phức tạp mà sự hiểu biết của một người không thể cho thấy hết được những khía cạnh khác nhau của vấn đề.




Những năm 1970 đến nay, vấn đề nghiên cứu nguồn gốc tộc Việt và nền văn minh Việt cổ đã ngày càng sáng tỏ cội rễ người Việt Nam với cây lúa nước. Nhiều nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ, văn hoá, ngôn ngữ, văn chương, y học…Việt Nam và thế giới khẳng định tiến trình Văn hoá Việt cổ trên đất nước Việt Nam là sự hội tụ của cư dân nông nghiệp lúa nước, sáng tạo Nền Văn minh lúa nước.



Chiếu Dời Đô xưa và tiêu chí mới cho Thủ đô hôm nay
Theo đánh giá của các nhà sử học nhiều đời sau và đã được ghi chép lại thì có thể nói: Quyết định chọn Đại La để dựng nghiệp của vua Lý Thái Tổ cũng như triều đình nhà Hậu Lý là vô cùng anh minh, thượng sách.
Vậy tiêu chí cho Thủ đô hôm nay là gì? Và có cần sự xuất hiện của một đấng anh minh như vua Lý Thái Tổ hay không?


12. Minh Triết Việt

Nói đến Triết Việt hẳn trong chúng ta cũng có thể có câu hỏi: Chúng ta có một nền tư tưởng, văn hóa đặc sắc nào khả dĩ gọi được là Triết không? Thế giới có Triết Tây, Triết Đông chứ chưa ai đề cập đến Triết Việt bao giờ. Vâng. Quả thực trước kia chúng ta chưa hề nghe cha ông, các bậc tiền bối nói về hai chữ Triết Việt. Thế nhưng, kể từ những năm 1960 trở đi, tại quê nhà, các sinh viên, trí thức, các vị quan tâm tới văn hóa, đã có một thời xôn xao, khi Cố Triết Gia, Giáo Sư Lương Kim Định, đã tuyên bố một cách hùng hồn rằng dân tộc Việt có một nền Triết đặc thù. GS. đã tuyên dương nền Triết Việt ấy bằng một bộ sách Triết Lý 32 quyển, viết trong suốt một đời người, kể từ 1960 ở Việt Nam cho tới khi GS. từ trần 1997.

11. Chữ Việt cổ - chữ của nền văn minh rực rỡ?

Thứ chữ Việt cổ mà ông Xuyền giải mã, thực sự là một thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ, loại chữ của một dân tộc mà trí tuệ đã đạt đến một đỉnh cao nhất định. Tôi phải công nhận rằng, ông giáo già Đỗ Văn Xuyền là người quá yêu dân tộc, ông yêu lịch sử đất nước với một kiểu cách có thể nói là… điên rồ. Mấy chục năm trời công sức và không biết bao nhiêu tiền của, ông đã đổ cả vào những chuyến đi, chỉ với khát vọng chứng minh tổ tiên chúng ta từng có chữ viết. Có những lúc, không tìm đâu ra tiền để đi, ông đã cầm cố cả sổ lương hưu của mình.

11. NÚI TẢN SÔNG HỒNG - ĐẠI LONG MẠCH CỦA NƯỚC VIỆT
Mỗi quốc gia đều có những con sông, ngọn núi trở thành biểu tượng cho sự trường tồn của dân tộc mình, là điểm tựa, là niềm tin cho dân tộc ấy chống kẻ thù xâm lược bảo vệ và phát triển đất nước.
I. Núi Tản Viên
Nhật Bản có núi Phú Sỹ, Ấn Độ có núi Linh Sơn, Trung Quốc có núi Thái Sơn và Việt Nam có núi Tản Viên…Ngọn núi đó là biểu tượng thiêng liêng và muôn đời trong tiềm thức của tộc Việt.

10. TRÁI TIM BÍ ẨN

Ngày 11 tháng 6 năm 1963, giữa ngã tư đường Phan Đình Phùng - Lê văn Duyệt (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám), nơi đây Hoà thượng Thích Quảng Đức từ trên xe bước xuống, ung dung, điềm tĩnh theo thế kiết già tẩm xăng đầy mình rồi quệt lửa vào người, trước sự chứng kiến của hàng ngàn tăng ni, phật tử và đồng bào thành phố.



9. THĂNG LONG - HÀ NỘI 

Hồ Gươm nằm giữa Thủ đô, nó như con mắt biếc nhìn suốt trời cao, như lá phổi giữ sinh khí cho vùng đất thánh, như sợi dây giao hòa âm dương nối kết bền vững giữa con người và trời, đất. Hồ Gươm đẹp và thiêng, trên hồ có đảo Ngọc Sơn là nơi Vua Lý dời đô ra Thăng Long đặt tên là núi Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên thành Ngọc Sơn.



Cách đây 10 năm, một tiến sĩ Việt Nam tốt nghiệp ở nước ngoài về viết trên một tạp chí trong nước rằng Việt Nam có quá nhiều cái nhỏ: sáng chế nhỏ, công trình nhỏ... Có thể ở một gốc độ nào đó, vị tiến sĩ nói đúng! Vì có thời gian ở nước ngoài, vị tiến sĩ thấy nước ngoài cái gì cũng lớn: đường lớn, nhà lớn, trường đại học lớn, công viên lớn...

Kinh Dịch là tác phẩm cổ điển của phương Đông thu hút được sự chú ý của nhiều người xưa nay. Người ta đã tìm đến “Dịch” với nhiều mục đích khác nhau, có người là để bói toán, có người là để trau dồi đạo đức, có người là để có cơ sở làm nhà, trị bệnh, v.v.. .

Trước đây, giới nghiên cứu đưa ra nhiều giả thuyết về cội nguồn phát tích của dân tộc Việt. Các nhà nghiên cứu lịch sử thường căn cứ vào những sách sử duy nhất còn lại của Hán tộc nên nhất loạt cho rằng Việt tộc phát tích từ miền Bắc rồi di cư xuống phương Nam.

“Nước” cội nguồn Minh Triết cho Văn Minh tinh thần của Việt Tộc thuộc về vấn đề văn hoá của dân tộc Việt cổ, trong khi Nhân loại đang đứng trước nguy cơ về thảm hoạ hiệu ứng nhà kính, nguy cơ trầm trọng về Nước và lương thực khiến các quốc gia trên thế giới phải nhóm họp hội nghị Copenhagen.

Vì sao Việt Nam chưa hề xảy ra đại dịch? 
Lịch sử chưa ghi một đại dịch nào trong suốt mấy ngàn năm tồn tại của dân tộc. Vì sao vậy? Vì dân ta chưa bao giờ thoát khỏi môi trường sống tự nhiên là chân ruộng.

Người Việt cũng giống các dân tộc khác, cũng muốn sống đời đời kiếp kiếp mà những bí ẩn về thuật ướp xác được nghiên cứu vừa qua là một minh chứng cho khát vọng phi thường ấy.
“Cái gì khô héo hơn cọng rơm khô? – Một trái tim đau buồn… – Cái gì lạ lùng nhất đời? – Ai cũng thấy chúng sinh đi về cõi âm ty, nhưng ai còn sống thì lại tìm cách sống đời đời kiếp kiếp. Đấy là điều lạ lùng nhất…”

Bình Ngô đại cáo (1427) là bài cáo của Nguyễn Trãi viết thay lời Bình Định vương Lê Lợi để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt mở đầu: Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân, /Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo...



Ngày 24/5, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã báo cáo kết quả sơ bộ công tác thám sát khảo cổ học tại di tích Quan Tượng Đài - đài thiên văn cổ triều Nguyễn cũng như đài thiên văn cổ duy nhất còn lại tại Việt Nam.

Không có nhận xét nào: