Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Tây Phương Huyền Bí (2)


Dịch giả : Nguyễn Hữu Kiệt
Tây Phương Huyền Bí (1)

Chương 7
Sự Cám Dỗ Đầu Tiên 
Trong một thời gian rất lâu, vị đệ tử của Kiềm Mâu dồn tất cả sự chăm chú vào các môn học đòi hỏi một sự chuyên cần ráo riết với những phép tính rất tỉ mỉ và tinh vi nhất. Những kết quả lạ lùng mà y đạt được đã tưởng thưởng cho những cố gắng và kích thích sự tò mò của y.
      Linh Đông lấy làm ngạc nhiên mà thấy Kiềm Mâu sở trường về khoa Thần số bí truyền của Môn Phái Pythagore, và làu thông tất cả những bí quyết trừu tượng và siêu hình về môn Số Học.

Tây Phương Huyền Bí (1)

Dịch giả : Nguyễn Hữu Kiệt
Chương 1
Một Gia Đình Nghệ Sĩ
Cuối thế kỷ 18, tại thành phố Naples miền Nam nước Ý, có một nghệ sĩ tài hoa tên là Gaetano Pisani. Y là một nhạc sĩ có thiên tài, nhưng không được sự ái mộ của công chúng, trong những nhạc phẩm của y có một cái gì lạ kỳ, ngáo ngổ, nó không phù hợp với cái thẩm quan của giới mộ điệu lúc đương thời. Y ưa những đề tài bí hiểm lạ lùng, và lồng vào đó những nhạc khúc êm dịu nhẹ nhàng, thánh thót du dương, nhưng thỉnh thoảng lại xen vào những âm thanh thác loạn điên rồ, nó gây cho thính giả một cảm giác hãi hùng sợ sệt. Cứ nghe quan những cái tựa các nhạc phẩm của y cũng có thể biết tính chất loại nhạc ấy là như thế nào, chẳng hạn như: "Buổi Tiệc Của Những Ác Phụ", "Những Mụ Phù Thủy Ở Benevento", "Orphée Xuống Địa Ngục" v.v.. và nhiều soạn phẩm khác nữa. Cũng may cho y, là Pisani không phải chỉ là một nhà soạn nhạc (vì nếu thế thì có lẽ y đã chết đói!), mà còn là một tay chơi đàn vĩ cầm có tài nghệ xuất sắc, nhờ đó mà y có thể sống phong lưu với tư cách một nhân viên trong dàn nhạc của đại Hí Viện San Carlo. Trong vai trò nầy, y được giao phó những công tác rõ ràng nhứt định, nó thu hẹp những cơn ngẫu hứng rồ dại của y trong một giới hạn hợp lý.

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Nghệ thuật chữa bệnh của người Tây Tạng

Nhờ tất cả các bộ sách đã được viết và các bản vẽ, các nhà lương y Tây Tạng và người bệnh đều hiểu rằng các phương pháp trị liệu chỉ có thể đem lại một chút thoải mái nhất thời và tạm thời giải thoát khỏi đau đớn do nghiệp lực gây nên—song khỏe mạnh thật sự sẽ không tồn tại nếu thiếu đi sự giác ngộ vì hoàn cảnh sinh tồn của con người vốn tồn tại sẵn trong nó sự đau đớn, mặc dù không phải khi nào cũng vậy.

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

NĂNG LỰC TRÍ TUỆ - Những Lời Dạy Căn Bản Của Phật Giáo

Phải có một động năng thúc đẩy mãnh liệt lắm thì mới có thể bước vào con đường tâm linh, bởi vì sinh ra là chúng ta đã bị hướng dẫn vào con đường chấp ngã. Do đó, vì ước muốn thực hành Đạo pháp để đạt kết quả tốt nên ngay từ khi bắt đầu chúng ta không nên lo sợ bị dính mắc, bị lệ thuộc. Chúng ta nên cố gắng tiếp tục thực hành với một động lực càng trong sạch càng tốt, hãy mong muốn thật nhiều ơn ích cho muôn loài chúng sinh.
Tài liệu đính kèm: Tải về

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Tóm Tắt Căn Bản Phật Giáo

Tỳ khưu Dhammika
Bình Anson lược dịch


Lược dịch từ bài "Basic Buddhism: A Five-Minute Introduction" (Căn bản Phật giáo: Giới thiệu trong năm phút), trong quyển "Good Question, Good Answer" (Khéo Vấn, Khéo Đáp) của Bhikkhu Dhammika, ấn bản Internet 

Hỏi: Phật Giáo là gì?

Đáp: Phật Giáo là một tôn giáo có khoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Danh từ Phật Giáo(Buddhism) phát nguồn từ chữ "buddhi", có nghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh". Phật Giáo phát nguồn từ hơn 2,500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

ĐỊA LINH VÔ CÙNG QUAN TRỌNG?

Gần đây có giúp một họ trong một làng quê sửa chữa, khôi phục một cuốn tộc phả có giá trị. Cuốn tộc phả đó phản ánh thăng trầm của một dòng họ trải hơn năm trăm năm, cho đến trước Cách mạng Tháng Tám, bản chép tay chữ Việt nằm dưới đáy ba lô của một vị cán bộ, một người con trong họ giữ được qua hai cuộc kháng chiến. Được ông và vị đại diện của dòng họ cho phép, tôi xin kể câu chuyện sau đây.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Các hiện tượng dị thường là gì?

Các hiện tượng dị thường hay các hiện tượng lạ là tập hợp nhiều hiện tượng phức tạp, từ các chủ đề tín ngưỡng - tôn giáo (như thần thánh, ma quỉ, thiên đường, địa ngục…) cho tới các lý thuyết khoa học mới mà ban đầu người ta chưa hiểu nên bị xem là dị thường. Xin giới hạn chủ đề trong phạm vi đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học đang gây tranh cãi là cận (hay ngoại) tâm lý (parapsychology).