Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Chuyện nguồn gốc Kinh Dịch

Người Trung Hoa đã có 2000 năm để nói Kinh Dịch là của họ, có hơn vài ngàn tác giả với hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã thành một sự thật hiển nhiên khó ai cãi lại được. Nhưng ngày nay đã có những chứng cứ cho chúng ta thấy rằng nguồn gốc Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa, mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch, mặc dầu những người bày tỏ quan điểm này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, quả là “mãnh hổ nan địch quần hồ” nhưng chân lý không phải là dựa vào số đông.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Ngày nay, toàn bộ những tác phẩm của vua Trần Nhân Tông do Thánh đăng ngữ lục ghi lại như Thiền lâm thiết thủy ngữ lục, Thiền lâm thiết thủy hậu lục, Đại hương hải ấn thi tập, Tăng già toái sự và Thạch thất mị ngữ hoàn toàn đã tán thất. Những gì còn lại chỉ gồm một số bài thơ, văn và ngữ lục được chép rải rác đó đây trong các tác phẩm Việt Nam về sau như Thánh đăng ngữ lục, Việt âm thi tập, Thiền tông bản hạnh, Tam tổ thực lục v.v. và một số các tác phẩm Trung Quốc như Thiên nam hành ký, Trần Cương Trung thi tập v.v. Cho nên, việc nghiên cứu tư tưởng vua Trần Nhân Tông không phải dễ dàng gì. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì hiện còn được lưu lại, ta có thể phác họa sơ qua một số vấn đề mà vua Trần Nhân Tông đã từng quan tâm suy nghĩ.

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

DIỆN CHẨN LÀ GÌ?

GS. TSKH. Bùi Quốc Châu và Thạc sĩ Nguyễn Văn San
tại Hội thảo Quốc tế về Diện Chẩn tại Paris năm 2009.
Diện Chẩn là gì?

Diện Chẩn là một phương pháp hỗ trợ sức khỏe không dùng thuốc của Việt Nam, ra đời ngày 26/3/1980 – ngày thầy Châu tìm ra huyệt số 1.

Tên đầy đủ của phương pháp là “Diện Chẩn – Điều khiển Liệu pháp”, được dịch từng chữ ra tiếng Anh là “Face Diagnosis and Cybernetic Therapy”. Tuy nhiên, cách gọi này không được dùng phổ biến bằng:Multi-reflexology (Phản xạ học đa hệ), Facial Reflexology (Phản xạ học vùng mặt), Vietnamese Reflexology (Phản xạ học Việt Nam), hoặc dùng luôn tiếng Việt không dấu là “Dien Chan”.

Năng lượng vũ trụ - Năng lượng tâm linh

Năng lượng vũ trụ

Năng lượng vũ trụ gọi là Prana. Năng lượng vũ trụ được coi như thành phần cơ bản và nguồn gốc của mọi sự sống. Prana, hơi thở của sự sống, chuyển dịch qua mọi hình thái và mang sự sống đến cho chúng ta. Mọi vật chất, sống hoặc vô tri, đều gồm có và toả ra năng lượng vũ trụ này, , trường năng lượng vũ trụ thấm nhuần toàn bộ khoảng không, động vật và bất động vật, và liên kết mọi vật với nhau; trường năng lượng vũ trụ chảy từ vật nọ sang vật kia. Dường như nó luôn tiếp tục tạo ra nhiều năng lượng hơn, lúc nào nó cũng vẫn đầy, dù có lấy đi bao nhiêu .

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Tắm âm dương - Liệu pháp mới cho sức khoẻ

Đây là phương pháp mà hầu hết người Nhật đều biết, có phổ biến và có nhiều người áp-dụng thành-công:

Sau khi tắm xong dưới vòi nước bông sen trong phòng tắm; mình tăng độ nước nóng lên chừng 50 độ C (cao hay thấp hơn tùy ý và tùy sức chịu đựng của cơ thể nhưng không quá nóng); đứng dầm nước nóng chừng 2 đến 3 phút; sau đó giảm nước nóng và tăng nước lạnh lên từ từ và lạnh đến mức nào mà cơ thể có thể chịu được cũng từ 2 đến 3 phút . Sau khi quen có thể tăng mức lạnh của nước.

Hào quang của con người

Bây giờ ta mới ở vào vị trí hiểu được hào quang của con người thực sự là gì theo nghĩa trọn vẹn nhất. Chính Chơn nhơn biểu lộ cùng một lúc trên cả bốn cõi của tâm thức và khả năng hoạt động trong mỗi cõi đó đều tùy theo sự phát triển của Chơn nhơn; đó là khối tập hợp các hạ thể của Chơn nhơn, là các hiện thể tâm thức của Chơn nhơn; nói tóm lại là khía cạnh hình tướng của Chơn nhơn. Chúng ta nên coi hào quang là như thế chứ không chỉ là cái vành hoặc đám mây bao xung quanh y.
Tài liệu đính kèm: "MAN AND HIS BODIES" - Tải về

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Sự thật ngôi chùa “nhốt trùng” nhiều nhất Việt Nam

Theo quan điểm của đạo Phật, sống chết là chuyện thường niên, do nghiệp của mỗi người. Nghiệp có nghiệp riêng và nghiệp chung, nhưng nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chi phối. Theo Hòa thượng Thích Thanh Dũng thì giữa tín ngưỡng với mê tin có lằn ranh rất nhỏ. Nhà chùa không khuyến khích cho cái gọi là mê tín, nhưng vì tín ngưỡng của chúng sinh- và đây lại là làm cho chúng sinh an tâm về tâm lý, nên nhà chùa nhận làm. Tuy nhiên, có những điều kỳ lạ khó giải thích, như: Khá thường xuyên, nhà chùa tiếp nhận những người bị điên loạn, khi người ta cắn xé quần áo, kêu gào; có trường hợp người đó bị gia đình trói lại chở ô tô đến đây. Đến đây, nhà chùa làm lễ thì những người như thế khỏi, trở lại là người bình thường, và khi hỏi lại - họ không nhớ sự việc trước đó. Người ta nói rằng, như vậy là bị “vong hành”, còn tôi thì cho rằng, có thể cảnh sắc u tịch, ở chốn này đã làm cho tâm hồn họ thư thái lại chăng.