Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT VÀ KHOA HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT VÀ KHOA HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC VÀ THẾ GIỚI LƯỢNG TỬ

Thế giới Lượng tử.

Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng bị chiếm lĩnh bởi khoa học và công nghệ. Đồng thời với mô hình tư duy do nó tạo ra, lối sống nặng khuynh hướng trục vật. Hơn thế nữa, dường như những trí thức bắt nguồn từ khoa học – công nghệ ngày càng đối lập với trật tự sâu xa của những xác tín ở cái thiêng liêng, ở cái siêu hình và ngôn từ triết học, ngôn từ tôn giáo đã mất đi sức mạnh chân lý như trong thế kỷ trước đây.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

MỘT ĐỜI NGƯỜI MỘT CÂU THẦN CHÚ

ĐÔI DÒNG CẢM TƯỞNG

Tôi là người rất ngại “viết lách”. Viết, đối với tôi là cả một cuộc “vật lộn” với chữ nghĩa. Vậy mà từ khi được duyên may mắn, là người đầu tiên đọc tác phẩm Một đời người, một câu thần chú của giáo thọ Nguyên Thành vừa viết xong, như có ai đó thúc giục tôi một cách mãnh liệt, rằng phải viết lên những niềm hỷ lạc mà tôi đã nhận được từ sự gia trì của Bổn Tôn qua tác phẩm này. Do vậy, tôi “đành” phải “chấp bút”.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

Quán chiếu ngũ uẩn

Vì vô minh, con người chấp thân ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) làm ngã nên sinh tâm tham ái và chấp thủ. Nhưng bản chất của ngũ uẩn là duyên sinh nên vô thường, vô ngã; con người chấp ngũ uẩn là của mình, là mình, là tự ngã của mình nên khi chúng thay đổi, biến dị theo định luật vô thường thì cảm thấy thất vọng, khổ não…

LUẬT NHÂN QUẢ

1- Nhân Quả là gì?

Nhân Quả là quy luật vận động khách quan trong duyên khởi cuộc đời của mỗi con người. Đây là cặp phạm trù sinh - sinh (Đạo Phật gọi là “Năng sinh” và “Sở sinh”), nghĩa là sinh gì thì sinh lại nấy, gieo gì được nấy - gọi là Nhân nào Quả ấy. Nói dễ hiểu thì gieo lúa được lúa, gieo đỗ được đỗ. Nhân thiện thì Quả thiện, Nhân ác thì Quả ác. Đây là luật khách quan của vũ trụ.

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Bát nhã Ba la mật đa Tâm kinh

Nói đến Phật giáo Đại thừa là nói đến Bát nhã. Vì, không có Bát nhã, là không có Phật giáo Đại thừa. Bát nhã là đầu mối, là mạch nguồn từ đó các trào lưu tư tưởng Đại thừa kể cả Mật giáo dậy khởi. Như vậy trong thực chất, Bát nhã là gì mà có một nguồn sinh lực dồi dào bất tận đến thế?

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Không gian ba chiều của Hỷ xả

Đức Phật dạy Vô thường Vô ngã. Từ bỏ phải hiểu rằng không có của cải nào thực sự là của cải. Không có của cải nào là của cải, dù ở ngay thế giới này hay ở thế giới khác. Của cải đơn giản không trường tồn. Hãy bắt rễ vào trong suy nghĩ, của cải không tồn tại. Jesus gọi là nghèo trong tâm linh. Những người kinh nghiệm cái nghèo của mình trong linh hồn là những người từ bỏ. Họ biết rằng linh hồn đơn giản không có của cải, rằng không có của cải trong linh hồn.

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

PHẬT HỌC VẤN ĐÁP

Câu Hỏi: Trong kinh có nói về sự hình thành và sự hoại diệt của trái đất, không biết trong kinh có đưa ra thời gian nào mất trái đất này để bắt đầu cho ra một trái đất mới hay không? Nhưng theo một số thông tin trên mạng hoặc những thông tin khác là đến năm 2014 thì sẽ có một việc nào đó xảy ra cho trái đất, không biết là trong kinh điển có đề cập đến hay không? Con kính thỉnh Sư hoan hỉ chỉ rõ thêm.