Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

(75) KẺ THUYẾT KINH BÁT DƯƠNG KHÔNG PHẢI LÀ PHẬT.

Sùng Phúc:
Bạch Thầy! Thầy cho con hỏi: Kinh Bát Dương có phải là kinh của đức Phật thuyết không?
Pháp Không Chân Như:
Sùng Phúc! Ông hoan hỷ chép Kinh Bát Dương ra đây chứ tôi chưa từng đọc.
Sùng Phúc:
Bạch Thầy dài lắm ạ, con có đăng nhưng mạng yếu không tải được ạ. Thầy hoan hỷ vì phương tiện lên google đọc được không ạ. Vì mọi người nói kinh này không phải của Phật giáo nhưng các Phật tử không rõ ràng lắm nên tụng đọc rất nhiều ạ.
Hanh Bao:
http://www.tangthuphathoc.net/kinh/kinhbatduong.htm - là kinh này à Sùng Phúc?
Sùng Phúc:
Dạ, vâng thưa Hạnh Bảo.
Pháp Không Chân Như:
Kinh như trong link này không phải do Phật thuyết. Kinh này chỉ có lợi ích là bảo người ta hành thiện, lánh ác, cúng dường, bố thí. Ngoài ra không có lợi ích nào khác. Kinh này có rất nhiều tri kiến sai lầm. Khả năng biện tài kém. Nội dung chính thì không nhiều mà nội dung bảo người ta tin tụng theo thì nhiều.
Dù kẻ không giác ngộ, nói cả mớ cũng có thể có cái đúng. Ví như một người làm phim viễn tưởng, đôi lúc có cái đúng thật nhưng chính người làm phim cũng không biết. Ngẫu nhiên. Tóm lại, không học theo.
Sùng Phúc:
Pháp Không Chân Như! Ngài có thể chỉ ta một số tri kiến sai lầm ở trong kinh này để mọi người đượcc rõ hơn không ạ.
Pháp Không Chân Như:
Kinh này nói: "Nếu có chúng sanh bị nhiều dâm dục, sân giận, ngu si, tham lam đố kỵ, nếu gặp Kinh nầy, tin tưởng cúng dường, tụng đọc ba biến, các ác ngu si thảy đều tiêu diệt, từ bi hỉ xả, được vào Pháp Phật." là trái với việc Phật đã làm khi còn tại thế. Vì Ngài đã tốn hơn nửa cuộc đời để diễn bày các pháp giúp chúng sinh tu tập dứt trừ tham sân si. Nếu đem kinh này đọc ba biến mà dứt trừ tham sân si thì việc gì Phật phải làm như đã từng làm tại thế gian này.
Sùng Phúc:
A Di Đà Phật.
Pháp Không Chân Như:
Sùng Phúc! Trong kinh này hầu hết nói chẳng đúng. Trên chỉ là đoạn dễ thấy đối với mọi người nên tôi trích ra. Đối với Phật, chẳng bao giờ nói sai. Vậy nên, chỉ cần chỉ ra một cái sai thì chắc chắn bài kinh đó không đáng tin cậy là hoàn toàn do Thế Tôn nói.
Bài kinh này liên đới nhiều bài pháp của Phật. Vì vậy, nếu tôi đem phân tích nhiều đoạn thì phải có cạn có sâu, sẽ làm cho người nghe không hiểu mà sanh lòng nghi ngờ, do vậy mà họ vẫn dõi theo kinh này mà tu học thì rất tội nghiệp cho họ.
Ví như kinh này nói "- Lành thay, lành thay! Này Thiện nam tử! Ông hỏi Như Lai về phép tẩn táng, ông hãy lắng nghe, ta sẽ vì ông nói về trí tuệ, chánh pháp đại đạo. Trời đất xưa nay tánh vốn trong trẻo, mặt trời mặt trăng mãi mãi sáng sủa, ngày tháng thời gian mãi mãi tốt lành, chưa từng sai khác." là nói như sức hiểu của con người trên mặt đất. Phật chẳng bao giờ nói các pháp hỗn tạp như Mặt Trăng, Mặt Trời rằng nó mãi mãi sáng sủa (thường hằng).
Hoặc đem cái hiểu biết về ngũ uẩn của con người mà suy ra Như Lai cũng có ngũ uẩn như đoạn kinh này:
“- Nếu thiện nam tử, hay thiện nữ nhơn, vì lợi chúng sanh, giảng nói Kinh nầy, hiểu sâu thật tướng, được lý sâu xa, tức biết thân tâm, Phật tâm, Pháp tâm. Biết được như vậy, tức được trí tuệ.
Mắt thường thấy các thứ vô tận sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng tức thị không, tức Diệu Sắc Thân Như Lai.
Tai thường nghe các thứ vô tận thanh, thanh tức thị không, không tức thị thanh, tức Diệu Âm Thanh Như Lai.
Mũi thường ngửi các thứ vô tận hương, hương tức thị không, không tức thị hương, tức Hương Tích Như Lai.
Lưỡi thường hiểu rõ các thứ vô tận vị, vị tức thị không, không tức thị vị, tức Pháp Hỷ Như Lai.
Thân thường biết các thứ vô tận xúc, xúc tức thị không, không tức thị xúc, tức thị Trí Thắng Như Lai.
Ý thường tư tưởng phân biệt các thứ vô tận pháp, pháp tức thị không, không tức thị pháp, tức thị Pháp Minh Như Lai."
Hoặc như đoạn kinh trên lại cho rằng KHÔNG là ngũ uẩn của Như Lai. Kẻ nói kinh này thật chẳng có chứng đắc được gì ngoài học được kinh Phật và kinh dịch, thuyến âm dương, phong thủy, ngũ hành, độn giáp,… Rồi đem cái biết văn tự và thế tục đó mà suy nói Pháp Phật.
Nam mô Phật.
Sùng Phúc:
Nam mô A Di Đà Phật.
Pháp Không Chân Như:
Riêng ông thì có còn nghi hoặc bài kinh này do Phật hay không do Phật thuyết hay không? Sùng Phúc! Ông Nam mô A Di Đà Phật thì tôi làm sao biết ông thế nào?
Sùng Phúc:
Dạ con hết nghi hoặc rồi ạ, nghĩa là bài kinh này không phải do Phật thuyết ạ.

Không có nhận xét nào: