Kinh Bàhiya, Đức Phật dạy pháp tu vắn tắt như sau:
"Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri."
Ngài Bàhiya đã đoạn tận mọi lậu hoặc sau khi nghe đoạn pháp này.
Một là học. Phải nhận thức chơn chánh với tín tâm rằng:
- Ta không phải là cái nghe, mà trong cái nghe thì chỉ là cái nghe.
- Ta không phải là cái thấy, mà trong cái thấy thì chỉ là cái thấy.
- Ta không phải là thọ tưởng, mà trong cái thọ tưởng thì chỉ là cái thọ tưởng.
- Ta không phải là thức, mà trong cái thức tri thì chỉ là cái thức tri.
Nghĩa là, ngũ uẩn không phải là Ta, không phải của Ta, không phải là Tự Ngã của ta.
Hai là tập. Tu tập thế nào? Chặn đứng đưa đến viễn ly mắc xích của Tập khởi trong 12 nhân duyên.
Sanh khởi ở đâu thì xả ly ở đó, xả ly ở đâu thì diệt trừ ở đó.
Trú ở đâu thì xả ly ở đó, xả ly ở đâu thì diệt trừ ở đó.
Ở đây cái gì phải chặn đứng đưa đến viễn ly?
Hành được chặn đứng.
- Khi thấy, không duyên với nhãn thức, hành câu hội nhãn thức được đình chỉ. Vì hành bị chặn đứng như vậy, thọ tưởng thức không lập thành, đưa đến không có chứa giữ, không có chấp thủ.
- Khi nghe, không duyên với nhĩ thức, hành câu hội nhĩ thức được đình chỉ. Vì hành bị chặn đứng như vậy, thọ tưởng thức không lập thành, đưa đến không có chứa giữ, không có chấp thủ.
- Với thọ tưởng, không duyên với thức, hành câu hội thức được đình chỉ. Vì hành được chặn đứng như vậy, thức không lập thành, đưa đến không có chứa giữ, không có chấp thủ.
- Với thức tri, không duyên với hành, hành câu hội thức được đình chỉ. Vì hành được chặn đứng như vậy, mọi thức không lập thành, đưa đến không có chứa giữ, không có chấp thủ, không có sanh khởi.
Ở đây, với hành được chặn đứng, được đình chỉ như vậy, mọi mắc xích đưa đến tái sanh bị phá vỡ, sự tập khởi không còn tồn tại. Như vậy, mọi khổ uẩn được đoạn tận.
Sư Quang Vô Sắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét