"39) Vũ trụ thì luôn luôn trương nở với gia tốc mở rộng giảm dần và gia tốc mở rộng giảm dần không bao giờ bằng không".
"44) Các loại lực tương tác cơ bản như lực tương tác hấp dẫn, lực tương tác điện từ, tương tác mạnh, lực tương tác yếu và những thứ lực tương tác cơ bản khác nếu được nói thêm đều là một lực tương tác duy nhất, đó chính là sức trương nở của chân không theo quy tắc phân bố chân không của hạt".
(Trích 60 Tuyên bố sự thật về Vũ Trụ - Pháp Không Chân Như).
Dẫu cho năng lượng tối là gì, nó không phải là một trong các lực cơ bản.
Các nhà khoa học đã biết từ lâu rằng vũ trụ đang dãn nở, nhưng vào thập niên 1990 dữ liệu từ kính thiên văn Hubble cho thấy điều gì đó kì lạ: sự dãn nở đang diễn ra hiện nay nhanh hơn so với khi vũ trụ còn trẻ hơn. Thực tế này bay vo ve trước mũi tất cả các mô hình của chúng ta về vũ trụ, và các nhà vật lí nhận ra rằng phải có một dạng năng lượng nào đó trên khắp không gian là nguyên nhân làm vũ trụ dãn nở tăng tốc. Họ đặt tên cho hiện tượng này là năng lượng tối, và hàng thập niên đã qua song chúng ta vẫn có ít ỏi ý tưởng cho bản chất của nó.
Một giải thích khả dĩ cho hiện tượng này cho rằng năng lượng tối là lực thứ năm tác dụng lên vật chất, cùng với lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu. Mới đây một đội nghiên cứu tại trường Imperial College London quyết định kiểm tra lí thuyết lực thứ năm này bằng cách tiến hành một thí nghiệm với các nguyên tử độc thân.
Ý tưởng của thí nghiệm là khảo sát xem lực thứ năm có trở nên yếu hơn khi có mặt nhiều vật chất hơn hay không – tức là đối nghịch lại với lực hấp dẫn vốn trở nên mạnh hơn khi lân cận có mặt nhiều vật chất hơn. Nếu đúng như vậy, thì bạn sẽ tìm thấy lực thứ năm hiện diện mạnh trong chân không vũ trụ, nhưng sẽ yếu đi khi ở gần vật chất, ví dụ như trên Trái Đất chúng ta.
Để kiểm tra, đội nghiên cứu sử dụng một thiết bị gọi là giao thoa kế nguyên tử để dò tìm bất kì lực ẩn náu nào có thể đang tác dụng lên nguyên tử. Họ đặt một quả cầu kim loại kích cỡ bằng một viên bi vào trong buồng chân không và cho các nguyên tử rơi tự do trong buồng. Trên lí thuyết, nếu có một lực thứ năm tác dụng lên các nguyên tử thì chúng sẽ bị lệch đường đi một chút khi chúng đi qua quả cầu.
Tuy nhiên, đội nghiên cứu tìm chẳng thấy bằng chứng nào về các nguyên tử thay đổi đường đi, cho nên chẳng có bằng chứng về một lực thứ năm. Điều này có nghĩa là các nhà vật lí có thể bác bỏ toàn bộ lớp mô hình xem năng lượng tối là một lực thứ năm và tập trung vào các mô hình khác để giải thích hiện tượng bí ẩn này.
Tính tương đối đơn giản của thí nghiệm này là một trong những sức mạnh của nó, theo lời một trong các nhà khoa học dẫn đầu đội. “Thật vô cùng sảng khoái khi mà có thể khám phá điều gì đó về sự tiến hóa của vũ trụ bằng một thí nghiệm trên bàn trong một tầng hầm ở London,” lời của giáo sư Ed Hinds thuộc Khoa vật lí tại trường Imperial.
Trần Nghiêm
Theo: Engadget
Nguồn: Thuvienvatly.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét