Theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học phương Tây, số phận của con người đã được định sẵn và phụ thuộc vào Mặt trời.
Không biết đến bao giờ các nhà khoa học phương Tây mới hết cơn điên loạn. Những nghiên cứu của họ có thể nói ngày càng trở nên bệnh hoạn.
Xét về khía cạnh nghiên cứu thì đây là một dạng nghiên cứu hoàn toàn cũ rích. Bởi nghiên cứu kiểu này đã từng được các nhà chiêm tinh học phương Đông nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm cách đây cả ngàn năm. Thế nhưng các nhà khoa học phương Tây luôn được vinh danh. Vì sao?
Đó là vì họ biết quảng cáo, PR, làm hàng. Nói theo phương diện kinh tế thì trứng gà bao giờ cũng đắt hơn trứng vịt vì con gà sau khi đẻ có biết kêu quang quác để khoe hàng còn con vịt thì ngậm miệng. Các nhà chiêm tinh học phương Đông đã tìm ra 1 môn thống kê cho rằng các vì tinh tú, chòm sao trên bầu trời đều đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của 1 con người từ khi họ sinh ra cho đến khi chết đi. Những thống kê này thậm chí đã được thần thánh hóa đến độ, cứ mỗi khi có 1 vĩ nhân sinh ra hoặc chết đi thì trên bầu trời sẽ xuất hiện những quầng sáng lạ, hoặc 1 ngôi sao nào đó rơi xuống hay sáng lóe lên rồi vụt tắt. Ai đọc Tam Quốc cũng biết hồi “Rơi sao lớn, Thừa tướng qua đời. Trông tượng gỗ, Đô đốc mất vía” khi nói về cái chết của Khổng Minh. Từ đó, môn chiêm tinh học chuyên bói toán vận mệnh con người thông qua thiên tượng đã được lưu hành rộng rãi trong nhân gian. Như vậy có thể nói là khoa học phương Tây rất lạc hậu so với phương Đông. Điều này không phải ai cũng biết.
Đó là vì họ biết quảng cáo, PR, làm hàng. Nói theo phương diện kinh tế thì trứng gà bao giờ cũng đắt hơn trứng vịt vì con gà sau khi đẻ có biết kêu quang quác để khoe hàng còn con vịt thì ngậm miệng. Các nhà chiêm tinh học phương Đông đã tìm ra 1 môn thống kê cho rằng các vì tinh tú, chòm sao trên bầu trời đều đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của 1 con người từ khi họ sinh ra cho đến khi chết đi. Những thống kê này thậm chí đã được thần thánh hóa đến độ, cứ mỗi khi có 1 vĩ nhân sinh ra hoặc chết đi thì trên bầu trời sẽ xuất hiện những quầng sáng lạ, hoặc 1 ngôi sao nào đó rơi xuống hay sáng lóe lên rồi vụt tắt. Ai đọc Tam Quốc cũng biết hồi “Rơi sao lớn, Thừa tướng qua đời. Trông tượng gỗ, Đô đốc mất vía” khi nói về cái chết của Khổng Minh. Từ đó, môn chiêm tinh học chuyên bói toán vận mệnh con người thông qua thiên tượng đã được lưu hành rộng rãi trong nhân gian. Như vậy có thể nói là khoa học phương Tây rất lạc hậu so với phương Đông. Điều này không phải ai cũng biết.
Xét về chính góc độ lịch sử khoa học phương Tây thì trước nghiên cứu này đã có hàng ngàn nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của mặt Trăng tác động lên trái đất và con người. Rõ rệt nhất là ảnh hưởng của mặt trăng khiến thủy triều ở trái đất lên xuống hàng ngày. Cũng từ nguyên nhân rõ rệt này mà người ta bắt đầu lao vào nghiên cứu ảnh hưởng của mặt trăng đối với sức khỏe con người, chu kì kinh nguyệt, tâm lý thất thường… Nhiều nghiên cứu cho rằng những ngày trăng tròn 15 âm lịch hàng tháng, con người trở nên điên loạn hơn, tỷ lệ phạm tội và tự sát cũng tăng cao. Rất có thể cái vụ 15 âm này liên quan đến thần thoại về người sói khi trăng tròn. Nhưng cũng có những nghiên cứu chỉ ra rằng, không có mối liên quan nào giữa tỷ lệ phạm tội hay tự sát vào ngày trăng tròn.
Còn nếu nói về Mặt trời, cũng không phải là không có nghiên cứu. Nếu như bão từ mặt trời đã từng xảy ra và ảnh hưởng đến trái đất theo hướng tiêu cực thì cũng tác động đến cuộc sống con người, từ đó cũng tác động đến vận mệnh con người. Có chăng là nghiên cứu lần này chủ động trực tiếp nghiên cứu ảnh hưởng của Mặt trời đối với vận mệnh con người mà thôi.
Tuy nhiên, dù họ có nghiên cứu đi bao nhiêu chăng nữa cũng không bao giờ tìm ra 1 đáp án hoàn hảo, nếu không muốn nói là sai lầm hoặc mâu thuẫn với những kết luận của nhóm những nhà khoa học khác. Đúng hay không đúng, đôi khi cần phải hiểu động cơ nghiên cứu của họ. Họ có thể làm theo 1 đơn đặt hàng nào đó của 1 hãng kinh doanh sản phẩm dưỡng da, kính mát để đưa ra kết luận theo chủ đích của họ. Hoặc cũng có thể vì danh tiếng, áp lực bài báo quốc tế, hoặc đơn thuần chỉ là giải trí…
Hiện nay, mô tuýp nghiên cứu chung của các nhà khoa học thuộc đại đa số các lĩnh vực là họ đặt ra 1 giả thiết nào đó, lập phương trình, trong đó 1 bên là giả thiết, vế bên kia là một lô các biến số, hằng số họ cho rằng có thể tác động đến giả thiết đó. Hằng số toán học, xét cho cùng cũng chỉ là những con số do con người tự phát minh ra nhằm thỏa mãn với chính những điều kiện logic và môi trường nghiên cứu của chính họ. Các biến số thì vốn dĩ nhiều vô kể, nhưng họ tự lọc đi những biến số cho rằng không cần thiết, chỉ để lại những biến số thấy có khả năng tác động cao đến giả thiết. Tiếp theo là đưa các biến số đó gia giảm, nhân chia, tăng dần đều hoặc giảm dần đều từ 0 – n. Cuối cùng là thống kê, phân tích xem kết quả nào có ý nghĩa thống kê (significant). Chú ý rằng, con số có ý nghĩa thống kê anpha 5% đó cũng là do con người, tức các nhà khoa học chủ động đưa ra, họ có thể tùy chỉnh từ 1% cho đến 10%, miễn sao cho đúng mục đích của họ, chứ không phải là chân lý, chỉ là tác động cơ học nhân tạo.
Sau mấy năm ngâm cứu các mô hình kinh tế thì tôi nhận thấy 1 kết quả phổ biến là: Tất cả các mô hình đều sai, chỉ có 1 vài nghiên cứu đáng để tham khảo. Nếu như mô hình kinh tế nào cũng đúng thì chẳng có khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính. Nêu như mô hình nào cũng đúng thì lẽ ra các nhà khoa học, các chuyên gia phân tích phải biết rõ ngày mai giá vàng, giá chứng khoán lên hay xuống. Nhưng sự thực là không anh nào nói đúng cả, chỉ dám mạnh mồm khi nói về khoảng thời gian 1 năm cho đến vài năm sau, kết quả là 1000 anh nói thì có 1 anh nói đúng. Thế là anh ta lu loa lên, báo chí săn sóc, tổ chức tài chính săn đón…Thế là đến chu kỳ dự đoán thứ 2, anh ta trật lất. Con bạch tuộc Paul đoán mò còn đúng, anh ta chỉ được 1 lần là giải nghệ.
Kinh tế đã vậy, thì các mô hình kinh tế theo mô tuýp này đều thế cả. Đó là do họ dùng sai biến số, hoặc chưa đủ biến số, hoặc dùng biến số không chính xác…. Nhưng tựu chung lại, kiểu gì cũng sai, bởi biến số thì nhiều vô kể, giống như trong chiêm tinh học có hàng trăm ngàn tỷ ngôi sao, anh chọn ngôi sao nào làm đại diện cho vận mệnh mình? Cho nên, nếu chỉ dùng 1 ngôi sao là Mặt trời mà bảo nó ảnh hưởng đến số phận và vận mệnh con người trên Trái đất là hoang đường, thậm hoang đường, nếu không muốn nói là 1 nghiên cứu bệnh hoạn.
Đấy là nói đến cách đặt biến số sai, tức là nói theo logic của các nhà khoa học. Nhưng trên thực tế, các tiếp cận khoa học của họ đã sai ngay từ căn bản, sai từ cách tiếp cận vấn đề. Vận mệnh con người là do con người tạo ra. Nếu anh thích đi tù, anh cứ việc ra đường cầm dao đâm chém, cướp giật. Đó là quả báo chủ động. Còn ngược lại, anh không thích đi tù mà lại bị đi tù oan, đó là quả báo bị động. Đã vay thì phải trả, đã tác động một lực thì phải có 1 lực tác động trở lại, đã phát ra lực thì phải có lực ma sát ngừng nghỉ và lực quán tính. Dù anh đã ngừng tác động, nhưng quán tính vẫn còn thì hành động đó vẫn còn tiếp diễn cho đến khi kết thúc hoàn toàn. Xe ô tô tuy đã phanh, nhưng toàn thân cái xe vẫn di chuyển vì lực quán tính. Xe khi đã phanh két, nhưng cái lực tác động thì là vô hình, lực này đã khiến cho người hoặc vật đứng trước mũi xe bị đẩy bay ngược lại. Quá trình xe dừng, người bay thì mắt chúng ta đều thấy, nhưng cái lực khiến người bay văng ra thì không ai thấy. Đó là ví dụ về 1 vụ tai nạn có tính chất vật lý, trong đó lực tác động là vô hình, chỉ có kết quả là hữu hình. Nhưng những lời nói chửi rủa, đay nghiến, đối xử tệ bạc…tuy là trừu tượng nhưng cũng là 1 tác động, trong đó có lúc ngừng nghỉ và có lực quán tính. Chính vì thế mà Nhân Quả đã xảy ra.
Tuy nhiên, Nhân Quả không thể nhìn nhận ở 1 đời mà là nhiều đời. Chỉ khi nào nhân duyên chín mùi thì nó mới phát tác cái quả. Chúng ta biết rằng, hạt thóc giống sau khi gặt xong, vài tháng sau (vụ sau) đem gieo thì thì nó mọc cây lúa mới. Nhưng cũng có rất nhiều loại hạt giống, không chỉ 1 vụ sau mà nhiều vụ sau nó cũng không nảy mầm, phải đợi khi nhân duyên chín muồi thì nó mới nảy mầm, chứ không nhất định cứ vụ sau có đủ nước, ánh sáng, độ ẩm, đất là nó nảy mầm. Điển hình là hạt gấc, bình thường quả gấc chín mà lấy hạt đem trồng thì không bao giờ nó nảy mầm. Thông thường nó chỉ nảy mầm khi hạt gấc đã bị nấu chín khi đồ xôi. Điều này không thể xảy ra với các hạt giống khác. Nhưng cũng không có nghĩa là hạt gấc bắt buộc phải nấu chín nó mới nảy mầm. Trong tự nhiên, thử hỏi cây gấc ở đâu ra. Không ai luộc hạt gấc thì nó vẫn nảy mầm, nhưng không phải sau khi quả gấc chín rụng xuống là vụ sau hoặc năm sau nó tự nảy mầm. Có khi phải chờ đợi cả chục năm sau hạt gấc đó mới nảy mầm trong tự nhiên, nói cách khác, nhân duyên của nó phải đợi hàng chục vụ sau mới chín muồi. Đối với các hạt giống, mỗi vụ coi là 1 đời thì con người mỗi đời là một vụ. Có khi phải trải qua nhiều đời, thì hạt giống tâm hồn đó mới nảy mầm, nhân duyên đầy đủ thì quả mới hiện hình. Đó là lý thuyết về nhân quả, nói cách khác là vận mệnh do con người tự quyết định, nhưng nếu chỉ nhìn 1 đời thì không thể thấy rõ. Chính vì không nhìn rõ nên có người ở hiền mà không gặp lành, kẻ ác lại sung sướng, người nghèo lại hay mắc bệnh nan y…, người ta không giải thích được nên cho rằng không có Nhân Quả, không hiểu biết gì về lực quán tính vô hình vẫn còn tiếp diễn nhiều đời sau khi ngừng tác động ở đời này.
Các nhà khoa học nói chung và khoa học phương Tây nói riêng luôn đi tìm chân lý nhưng họ lại luôn xa rời chân lý, tiếp cận vấn đề 1 cách sai lầm. Đó là chưa kể, các nhà khoa học khi nghiên cứu về con người và sự sống trên trái đất lại tiếp cận theo hướng thầy bói mù xem voi. Anh thì nghiên cứu vận mệnh con người thông qua các hành tinh, vì sao. Anh thì nghiên cứu theo hướng tiến hóa sinh học, từ biển đến lục địa. Anh thì nghiên cứu theo hướng tâm linh, ma quỷ, thánh thần… Tất cả họ không bao giờ cùng ngồi với nhau để đưa ra mô hình tổng thể của con voi, anh nào cũng cho rằng mình đúng. Chưa kể trong cùng 1 hướng nghiên cứu thì các nhóm còn cãi nhau chí chóe. Duy chỉ có 1 điểm sai lầm chung, là họ luôn dùng ý thức của mình, lấy bụng tiểu nhân để đo lòng quân tử (1 cách gọi tiêu cực của “suy bụng ta ra bụng người”), họ cho rằng điều kiện để hình thành sinh mệnh là phải có nước và oxy. Thành ra, dù tìm ở trái đất hay các vì sao, họ cứ chăm chăm đi tìm chỗ nào có nước và oxy, bỏ qua các biến số còn lại không có nước, băng, oxy…Họ cũng mặc kệ các nhà tâm linh, không tin rằng có sự sống bằng tinh thần, tức là không cần dùng đến nước và oxy. Họ cũng quên mất rằng, có nhiều vi khuẩn yếm khí không sống bằng oxy. Họ cũng quên rằng dưới độ sâu hàng ngàn mét dưới biển, chưa nói là oxy loãng mà ở các miếng núi lửa dưới biển, nơi núi lửa phun trào ra toàn là khí lưu huỳnh thì có vô số vi sinh vật sinh sống ở đó, hoàn toàn là những chất độc hại với sinh vật trên mặt đất. Họ cũng quên rằng, dưới mặt đất hàng trăm mét cho đến cả kilomet, nơi không có không khí chứ đừng nói đến oxy vẫn có những loài giun sinh sống. Ngay cả cách đặt vấn đề của họ đã sai từ căn bản thì nói gì đến chuyện tin vào sự sống bằng tinh thần?
Cho nên, tiếp cận đã sai, phương hướng, công cụ, đối tượng nghiên cứu đều sai thì làm sao có kết quả đúng được? Chính vì vậy, nay anh này bảo đúng, mai anh kia bảo sai, cãi nhau chí chóe, đánh nhau vỡ mặt trên tạp chí khoa học, thử hỏi khoa học có đáng tin hay không?
Nguyễn Sơn Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét