Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

MINH TRIẾT LÀ GÌ?

NỘI HÀM KHÁI NIỆM "VĂN HÓA".

1/ Ngữ nghĩa của "Văn" và "Hóa"
Trong tiếng Việt, "Văn hóa" là một từ ghép, "Văn" và "Hóa". Bây giờ chúng ta phân tích nguyên nghĩa từng từ và xác định nội hàm khái niệm của cụm từ "văn hóa" được mô tả trong tiếng Việt.
Như tôi đã trình bày: Tiếng Việt là ngôn ngữ cao cấp nhất trong các hệ thống ngôn ngữ đã từng tồn tại trong lịch sử văn minh nhân loại. Bởi vậy, tính phân loại và đồng tính chất trong một tập hợp để mô tả sự vật, sự việc... rất cao cấp. Thí dụ: Trong tập hợp từ mô tả khuôn mặt, gồm các từ bắt đầu từ vần "M": Mặt, Mắt, Mũi, Miệng, Mi, Mày, Môi, Mép. Má. Trong ngôn ngữ Việt, còn tuân thủ các nguyên lý của Âm Dương rất triệt để, khi có dịp tôi sẽ trình bày về vấn đề này.

a/ Từ "Văn" trong tiếng Việt.
Tương tự như vậy, từ "Văn" trong tiếng Việt là tập hợp của các từ mô tả: Văn, vằn, vết, vệt, vẽ, viết... Ứng dụng trong từ "Thiên Văn" có nghĩa là dấu vết trên trời, "Văn học" có nghĩa là môn học về phương pháp mô tả về những hoạt động của cuộc sống và con người... Tóm lại từ "Văn" có nội hàm khái niệm mô tả tập hợp những ký tự (Chữ viết), chỉ dấu (Ký hiệu) thuộc sản phẩm của con người - tư duy trừu tượng - về các vấn đề liên quan đến Vũ trụ, thiên nhiên, xã hội, cuộc sống và con người.

b/ Từ "Hóa" trong tiếng Việt.
Đây là một từ rất cổ và thuần Việt. Nội hàm khái niệm của nó là chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Thí dụ: "Hóa học", là môn học về sự chuyển đổi của các dạng tồn tại của các cấu trúc vật chất; "Hóa phép" là phương pháp ("Phép") chuyển đổi các dạng tồn tại và tính năng của vật chất. Thí dụ: "Chỉ đá hóa vàng"; "Hóa vàng" là chuyển đổi vàng, tiền giấy thành tiền thật dưới... Âm phủ (Nhưng mà này, đốt vàng xong phải tưới rượu lên tro nha. Nếu không nó không "hóa vàng" đâu đấy! Hi)...vv....

2/ Nội hàm khái niệm "Văn Hóa" trong ngôn ngữ Việt.
Đã có nhiều học giả Việt có tên tuổi, như Đào Duy Anh cũng đưa ra định nghĩa về "Văn hóa". Trong Đại cương văn hóa Việt Nam, ông Đào Duy Anh xác định khái niệm văn hóa, là; "Văn hóa là sinh hoạt". Tất nhiên đây là một định nghĩa sai, nếu đối chiếu với chuẩn mực là tiêu chí khoa học cho một khái niệm ứng dụng. Thí dụ: Sinh hoạt bản năng tình dục của sinh vật nói chung thì không thể gọi là "văn hóa" được.
Nhưng, với những phân tích đã trình bày, thì nội hàm khái niệm "văn hóa" được định nghĩa theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, như sau:

"Những giá trị tinh túy là sản phẩm của tư duy con người được diễn đạt (Văn), mang tính phổ biến và trở thành nếp sống (Hóa), được lưu truyền theo thời gian trong cuộc sống, xã hội của một cộng đồng con người - thì gọi là "Văn hóa".

Tôi đã phân tích, mô tả khái niệm văn hóa trên diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn. Nhưng bài viết quá lâu, không tìm thấy. Đây là bài viết lại và định nghĩa cuối cùng của tôi như trên.

3/ Thẩm định định nghĩa "Văn hóa" theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trên cơ sở tiêu chí đã nêu, thì một định nghĩa khái niệm chỉ được coi là đúng, nếu nó thỏa mãn những tiêu chí để thẩm định. Chúng được so sánh đối chiếu để thẩm định, như sau:
a/ Từ thời cổ sử Việt, những ý tưởng của Thượng tầng của Triều đình Hùng Vương về: Trầu cau, Xâm người, nhuộm răng đen. phong tục lễ Tết..trở thành văn hóa truyền thống; Tục cưới hỏi, nghi lễ trong quan hệ xã hội...trở thành văn hóa truyền thống.
b/ Một hình tượng đep trong quan hệ gia đình, về - thí dụ - một người vợ thủy chung, người con hiếu thảo, người bạn trung thành..là "văn". Nhưng nếu nó trở thành biểu tượng được tôn trong và là hành xử phố biến trong xã hội thì nó trở thành "văn hóa".
c/ Chính vì - theo định nghĩa "văn hóa" của Thiên Sứ - nên văn hóa là giá trị tinh túy của tư duy được lưu truyền trong xã hội. Bởi vậy, nó mới cần được bảo tồn, chính vì những gia trị tinh túy ấy. Cho nên cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO mới xuất hiện và phải có trách nhiệm gìn, giữ và bảo vệ những giá trị tính túy còn lại của nhân loại. Từ những Kim tự Tháp - giá trị tinh túy của một hệ thống tri thức tư duy vượt trội, cho đến những ngôi đền cổ với những đường nét và lối kiến trúc đặc trưng của những tinh hoa cổ đại....là những gía trị cần được bảo tồn. Mỗi dân tộc, có một nét văn hóa đặc trưng riêng và thể hiện tinh túy của tư duy thuộc về dân tộc đó. Một dân tộc sẽ không tồn tại, nếu ko giữ được bản sắc văn hóa của mình. 
Truyên Kiều còn, Tiếng Việt còn. Tiếng Việt còn dân Việt còn. Dân Việt còn, nước Việt còn" Ngài Thượng Thư Phạm Quỳnh đã phát biểu như vậy. Chính vì truyện Kiều là tinh túy của tư duy Việt và đã phổ biến trong cuộc sống Việt.
e/....
Tóm lại, nếu đem đối chiếu định nghĩa về khái niệm văn hóa theo Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh, nó sẽ giải thích được hầu hết mọi vấn đề liên quan đến nó, một cách hệ thống, nhất quán, hoàn chình, và hoàn toàn thỏa mãn tiêu chí để thẩm định nó.
Cũng trên những vấn đề được đặt ra, tôi xin tiếp tục chia sẻ với quý vị và các bạn nội hàm khái niệm tiếp theo đó là từ "Khoa học".
Cảm ơn sự quan tâm của các bạn và quý vị.

Nguyễn Vũ Diệu
Nguồn: https://www.facebook.com/thiensu.lacviet?fref=ufi

Không có nhận xét nào: