Nghi Vấn:
Kính Bạch Đức Thế Tôn, Hình Như Sau Khi Ngài Nhập Diệt Có Rất Nhiều Vị PHẬT Tưởng Tượng Xuất Hiện Trong Thời Tượng Pháp, Và Trong Thời Mạt Pháp Có Rất Nhiều Người Tự Xưng Mình Là PHẬT Của Rất Nhiều Tông Phái Khác Nhau Như Pháp Luân Công Của Ông Lý Hồng Chí (Người Trung Quốc), Ông Nhật Liên Của Nhật Liên Chánh Tông (Người Nhật Bản), Bà Thanh Hải Vô Thượng Sư (Người Việt Nam)...v.v.., Và Đặc Biệt Nhất Là Hiện Tượng Ông Thích Thông Lạc (Của TU VIỆN CHƠN NHƯ) Được Những Vị Đệ Tử Của Ông Ta Đi Tuyên Truyền Khắp Nơi Là Thành PHẬT Chánh Đẳng Chánh Giác Giống Như Thế Tôn Vậy... Không Biết Thế Tôn Đã Thọ Ký Cho Những Người Này Thành PHẬT Hồi Lúc Nào Mà Trong Các Lần Đức Thế Tôn Thuyết Pháp Con Chưa Từng Nghe NGÀI Nói Đến Ạ...!
Vấn Đáp:
Thị giả của Phật Tổ Thích Ca là Ngài A-nan được lệnh xuống trần xem thời mạt pháp như thế nào. Chẳng bao lâu, Ngài đã trở về trình bạch:
- Bạch Đức Thế Tôn! Hình như sau khi thế Tôn nhập diệt, ở dưới trần có nhiều Phật khác xuất hiện ạ.
- A-nan, sao con lại nói vậy?
- Bạch Thế Tôn.!
Thứ nhất là có nhiều hình tượng Phật diện mạo khác nhau, dĩ nhiên là khác xa Thế Tôn, được thờ cúng khắp nơi.
Thứ hai là có nhiều kinh điển, pháp môn đều nhận là giáo lý của Thế Tôn nhưng khác xa giáo pháp mà con đã được nghe và thuộc nằm lòng do chính Thế Tôn thuyết giảng...
Thứ ba là có rất nhiều tông phái khác nhau tự xưng là truyền thừa chính thống từ Thế Tôn, nhưng hoàn toàn mâu thuẫn với nhau... Chính vì vậy, con chắc rằng có nhiều Vị Phật đã xuống trần sau khi Thế Tôn nhập diệt.
- A-nan, chớ có nói vậy... Đạo GIÁC NGỘ do ta khai (thị) chỉ có "Nhất Hướng, Xả Ly, Ly Tham, Đoạn Diệt, An Tịnh, Chánh Trí, Giác Ngộ, Niết Bàn" dành cho những ai Học, Hiểu, và Hành theo.... Và sau NHƯ LAI chỉ có Phật Di Lặc thôi, nhưng bồ tát Di Lặc sẽ chẳng đến thời giáng thế một khi Chánh Pháp và Chân Lý do ta khai ngộ vẫn còn hiện hữu ở đời. Vậy nếu có ai tự xưng mình Là Phật, chắc chắn là PHẬT GIẢ. Con mau xuống trần đính chính kẻo chúng sanh lầm lạc.
- Bạch Thế Tôn! Con không thể đi được, vì từ lâu họ đã chê con là (NGUYÊN THUỶ THERAVADA) chẳng biết gì về sự phát triển của Tiểu Thừa và Đại Thừa, nên chẳng còn ai tin con nữa.!
- Thôi A-Nan, thời mạt pháp chúng sinh phần nhiều là NGU SI THỪA Nên Tuỳ Duyên Thuận Pháp Mà ứng xử vậy.
- Dạ vâng, Thưa Thế Tôn...
---
Góp Ý:
Giáo pháp của ĐỨC BỔN SƯ THÍCH MÂU NI được chia ra ba thời kỳ trước khi hoại diệt. Thời kỳ đầu là thời Chánh Pháp Theravada (khoảng 500 năm), sau đó đến thời Tượng Pháp (khoảng 1000 năm), và cuối cùng là thời Mạt Pháp (cho đến khi hoại diệt).
Chánh Pháp Theravada ví như thân gốc, Tượng Pháp ví như những cành lớn và Mạt Pháp ví như nhiều nhánh ngọn nhỏ của cây. Những cành lớn trông giống như thân gốc, nhưng không phải là thân gốc nên gọi là Tượng (pháp tương tự). Nhánh ngọn chia phân sai biệt từ những cành lớn nên gọi là Mạt (ngọn).
Nhánh ngọn càng ngày càng chi ly làm cho cành lá sum suê rồi đâm ra quên gốc, tưởng mình là quan trọng đệ nhất, nên không những khinh chê nhánh ngọn khác mà còn khinh chê cả thân gốc vốn hàng ngày âm thầm cung cấp nhựa sống cho mình.
Những nghệ nhân chơi cây kiểng thường cắt bớt những nhánh ngọn dư thừa để bảo toàn gốc rễ. Nhà vườn cũng thường tỉa bớt những cành nho, cành táo để nhựa tập trung đơm hoa kết trái.
Nhánh lạ làm cho cây sum suê, nhưng đồng thời cũng làm cho cây bị tổn hại. Vì vậy, nếu nhánh lạ biết rõ thân phận và sứ mạng của mình để bớt tự kiêu ngã mạn đi một tí thì tốt đẹp biết chừng nào.!
Như Lai Trí Tathãgatabalañāṇa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét