Nhân năng hoằng Đạo, phi Đạo hoằng Nhân
Tìm hiểu một đại tác phẩm như truyện Kiều, chúng ta nên phân chia ra 02 phần : hình thức và nội dung. Về văn chương đã quá nhiều danh nhân khen tuyệt tác này, tôi xin miễn bàn.
Về Gíá trị (*) nội dung, chúng ta có thể mạn phép tìm hiểu các điểm : tâm lý – chính trị - nhân sinh - đạo đức – tín ngưỡng và tôn giáo v…v…
(*) Đạo Phật và Lão : Hình thức = Sắc (la forme) ; Nội dung = Không (la non-forme = vide)
Tuệ giác là Vô Sắc nhưng lại có khả năng đi tới Giác Ngộ - giải thoát ra khỏi vòng luân hồi.
Đạo Lão : Cái không (le vide) của cái chai đã đem lại « hữu dụng » cho cái võ ngoại (Sắt = la forme).
Trong bài này chúng tôi xin luận bàn về một khía cạnh: Tín ngưỡng và tôn giáo.
Thời Nhà Nguyễn : Rước Tây vào VN để diệt Tây Sơn Nguyễn Huệ và triều phục Nhà Thanh để được phong vương : học chữ Hán, thi chữ Hán và luật nhà Thanh (Hán tự). Vì Học, Thi, Luật đều chữ Hán nên Đạo Khổng đã thống tri giới trí thức, khoa bảng, quan lại và triều đình Đàng Trong …. đi đến làm lu mờ Đạo Phật rất còn thịnh hành ở Đàng ngoài (Bắc Việt) chưa quên Vua Lê - Chúa Trịnh.
Truyện Kiều bị ảnh hưởng nặng nề bởi Đạo Khổng. Tinh thần Đạo Khổng được dặt trong phần « hình nhi thượng học » đưa đến quan niệm cực đoan về Trời è « Thái Cực » (Trời …. Tạo (Kinh Dịch và Lão Tử)) – Luật Trời (Thiên lý) - Đạo trời - Đức Trời - Lẽ Trời – Mệnh Trời (Thiên mệnh) - Số Trời …….. nên đã bị lạm dụng đi đến Con Trời (Thiên tử).
Cùng thời Truyện Kiều lại thêm Ảnh hưởng ít nhiều bởi quan niệm Trời của Pháp (Thiên Chúa Giáo – Église Catholique). Vào thời này Nhà Nguyễn nào "triều phục" Nhà Thanh, nào cúi đầu phủ phục Pháp (Nhờ Pháp Gia Long mới có khả năng cực kỳ tàn bạo với phe đảng của Nguyễn Huệ) đang truyền bá tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo, tất cả đều đặt ở chữ trời (Thiên) : sanh ra = do trời định (don de Dieu) hoặc Đức trời ; sống = trời quyết định (volonté de Dieu) ; khổ sở hoạn nạn = trời muốn (mission de Dieu) hoặc mệnh trời v. v.......thành công dưới hạ thế hoặc lên thiên đàng = trời chọn (élection de Dieu). Khi nào không giải thích được thì lòng trời không thể hiểu được = la volonté de Dieu est impénétrable.....nếu tỏ ý đối kháng thì sợ bị "nghiêm trị".
Cùng lúc Đạo Phật bị hai "quyền lực" trên đè nặng nên đã có suy thoái nhiều mặc dù sỹ phu, trí thức .... Bắc Hà không phục nhà Nguyễn đã cõng rắn cắn gà nhà .......cũng có thể Cụ Nguyễn Du đã bị ảnh hưởng hoặc chi phối vì đựợc giao phó nhiệm vụ chính trị (theo GS Vũ Quốc Thúc) đối với dân Bắc Hà. Trong Truyện Kiều Cụ đã dùng nhiều danh từ Đạo Phật ( vì dân Bắc Hà) nhưng lại làm đọc gỉả hiểu lằm Đạo nầy.
Một câu hỏi đựợc đặt ra : Có hậu ý hay không ? Ở trình độ kiến thức như Cụ đâu có thể vô tình hoặc không thấu triệt vấn đề?. Đây cũng là vấn đề Văn Hóa và Chính Trị VN ngày nay mà chúng ta đương bàn. Cụ Nguyễn Du đã pha trộn Nước với Lữa : Triết lý cơ bản Đạo Phật là tất cả đều "tương đốỉ" (le relativisme) vì "vô thuờng"; hai "quyền lực" trên là "thiên mệnh" (là tuyệt đối) mọi nguời phải theo (thuyết tiền định = le déterminisme).
Le déterminisme (Tiền định) : (*)
Khoa học đã phủ nhận thuyết này : Năm 1986 trong buổi họp ở Royal Society và British Academy, nhà vật lý học Sir James Lighthill đã thú nhận : « Chúng tôi đồng thanh cáo lỗi cùng độc gỉả trí thức vì đã phổ biến thuyết tiền định của hệ thống chuyển vận theo lý thuyết Newton. Quan niêm này không còn gíá trị nữa đối với khoa học.
Chúng ta thử tìm hiểu Vì lý do gì ?
Cái luật thiên nhiên « Vô Thuờng » khám phá ra bởi Đức Phật cũng giống như định luật trong Kinh Dich – le Livre du Changement - (cả Khổng và Lão đều dùng để suy luận), cũng như la loi de l’Attraction Universelle.
Tất cả vạn vật đều biến chuyển để đi đến hủy diệt nên Đức Phật đã nói : « Mọi thành tựu phải đi đến tan rã » ( Il n’est rien de formé qui ne soit déjà en voie de dissolution, et que la Vérité seule est éternelle). Selon la philosophie indienne : « si une Vérité absolue existe, elle ne pourra jamais ne plus exister ; si elle n’a jamais existé elle ne connaîtra jamais sa naissance ».
Tất cả khoa học ngày nay dều chấp nhận quy luật « Vô Thuờng » này vì vạn vật cho dến tất cả vũ trụ đều hình thành từ atomes du tableau de Mendeleïev. Theo Physique Quantique các électrons của atome « Vô Thuờng » đều chuyển động vĩnh viễn không bao giờ ngừng. Không có Atome nào hoàn toàn như nhau (02 atomes identiques), phân tử (molécules).... tất cả mọi vật đều như thế. Không có nguyên nhân (causes identiques) hoàn toàn như nhau thì không bao giờ có kết quả như nhau (effets identiques) è thuyết tiền định đã mất gía trị tuyệt dối, Ta nên cần hiểu luật « nhân quả » Đạo Phật (Loi du Karma) cũng là tuơng đối mà thôi. (*)
Đối vời nguời thì « Sanh - Bệnh- Lão - Tử » và sẽ đi đến trạng thái (theo Đạo Lão) : hôi thối – chương sình - vữa nát – tan biến. Mỗi giây phút cơ thể (*) và lý trí (cái Ngã) chúng ta đều thay đổi. Ta chỉ là sinh vật thay đổi thuờng xuyên nên gọi là « Vô Ngã ».
(*) Cơ thể chỉ là một phối hợp tạm mượn của các thành phần « vô định » (phân tử.. đạm tố v.v..), nó sẽ chuyển đi nơi khác sau cái chết.
Vì « vô thuờng » Ngã Ta ngày nay không giống ngày qua và cũng chẳng giống ngày mai.
Ngã Ta lúc 5, …10…20…70 tuổi chẳng bao giời giống nhau cả.
Với thời gian mọi sự, mọi vật đều biến đổi kể cả cái Ngã cho nên ta chỉ có thể nhận định được giá trị tương đối (Q) không đến được gíá trị tuyệt đối (mắt trần).
Ngũ gíác chỉ nhân định được các trạng thái vạn vật đang biển đổi, chúng ta cũng sống qua trạng thái biến đổi liên tục… nên chúng ta chỉ nhận ra sự thật tương đối (irréalité des choses).
Kiếp sau Ngã Ta sẽ không phải Ngã Ta kiếp nầy ….mà cũng không phải người khác lạ.
Nhưng Truyện Kiều không hiểu theo vậy :
Nhẹ nhàng nợ truớc đền bồi duyên sau (câu 2690)
Kiếp sau Ta vẫn là TA (kiếp nầy) và sẽ có khả năng để lựa chọn làm theo ý mình
Kiếp này duyên đã phụ duyên,
Dạ dài còn biết, sẽ đền lai sinh
Quả thật truyện Kiều đã đi ngược giáo lý Đạo Phật. Khổng tử đã nói : « Savoir qu‘on ne sait pas, c’est savoir ».
2675 Làm cho sống đọa thác đầy
Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi.
Chữ « Kiếp » là một danh từ đặc biệt Đạo Phật dùng để giải thích về « luân hồi » (Samsara ou la transmigration dans le temps cyclique *). Theo Đạo Phật Nghiệp nợ là truyền kiếp chú không phải ở một kiếp.
(*) Luân hồi = chu kỳ (temps cyclique), trong Thiên Chúa Giáo thời gian là đường thẳng (le temps est linéaire)
Trời trong Đạo Phật
Với gíá trị tuyệt đối, không thể phủ nhận được, của luật Vô Thuờng thuyết “Tuơng Đối” (le relativisme) của Đức Phật chỉ chấp nhận gíá trị tuơng đối do con nguời suy ra, nhưng luôn luôn tôn trong tuyệt đối tự do con người với trách nhiệm cá nhân. Cũng vì vậy chúng ta nên đặt nghi vấn vào mọi sự việc, do ngũ quan chỉ cho ta nhìn thấy bề ngoài của vạn vật (l’apparence des apparences du monde sensible).
Vì đặc tính « vô thường » của mọi sự vật, chúng ta khẳng định rằng : « tất cả mọi vật có thật phải đi đến tan rã ».
Qua luật “Nhân Quả” (loi du Karma), theo Đức Phật không có Thánh - Thần - Trời - Phật nào dính vào “sinh - sống - bệnh - tử” của nguời (Le Bouddha a dit : “l’homme naît seul, vit seul et meurt seul”) .
Trái lại Truyện Kiều đã khẳng định mọi sự là tại Trời :
Ngẫm hay muôn sự tại TRỜI,
TRỜI kia đã bắt làm người có thân,
Bắt phong trần, phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
Blaise Pascal, a propos de l’Existence de Dieu, a écrit :
S'il y a un Dieu, il est infiniment incompréhensible (1), puisque, n'ayant ni parties ni bornes (2), il n'a nul rapport à nous (3). Nous sommes donc incapables de connaître ni ce qu'il est, ni s'il est (4). Cela étant, qui osera entreprendre de résoudre cette question ? Ce n'est pas nous, qui n'avons aucun rapport à lui (5).
Khả năng con nguời chỉ có gía trị tuơng đối (Valeurs Relatives du Domaine du Conditionné), Trời (T=tuơng đối) mà chúng ta đề ra, tuởng tuợng ra... không có giá trị tuyệt đối (Valeurs Absolues du Domaine de l’Inconditionné) Do đo Đức Phật không cho Trời (T) này là TRỜI thật tuyệt đối (TTD) có nghĩa là Đạo Phật vẫn tin có Trời (TTD) nhưng không tin Trời (T=tương đối). (*)
(*) Vì Giác Ngộ là tuyệt đối nên Trời Tương Đối không đem lại lơi ích gì cho những ai theo Đạo Phật để mong (trong kiếp luân hồi) đi đến Giác Ngộ - Niết Bán… để trở thành Phật – gíá trị tuyệt đối.
F. Hegel a écrit (La Réalisation de l’Esprit dans l’Histoire) : « On peut se faire toutes sortes de représentations du royaume de Dieu (Thiên đàng), mais il s’agit toujours d’un royaume de Dieu de l’Esprit qui doit se réaliser dans l’homme et qui doit trouver en lui ses conditions d’existence ».
Nói về « nhân quả » của Đạo Phật, Truyện Kiều đã gây ra hiểu lầm nặng nề về tương phản giữa 02 thuyết : Tiền Định và Tương Đối của Đạo Phật :
Túc khiên (Nghiệp) đã rửa lâng lâng sạch rồi!” 2688
Khi nên trời cũng chiều người.
Chữ Nghiệp (Karma) gồm có ba loại : Ý Nghiệp – Khẩu Nghiệp – Thân Nghiệp nghĩa là trong sự sống đã có Nghiệp tiền kiếp * và Nghiệp hiện kiếp (mỗi lúc ta lại tạo Nghiệp - Freud) vì vậy Truyện Kiều đã nói « nghiệp rữa sạch…… » là một nhân định sai. Kiều còn tạo thêm Nghiệp nặng – trả thù tàn ác - và đặt ra cách hành hình (Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Hạnh, Bạc Bà) :
Máu rơi thịt nát tan tành, 2389
Ai ai trông thấy, hồn kinh phách rời.
Cho hay muôn sự tại Trời
(*) Freud : L’inconscient représente la mémoire du passé oublié de cette vie. Đạo Phật : Nghiệp tiền, hiện kiếp lúc nào cũng theo ta và nằm trong l’inconscient.
Trong Đạo Phật chữ Nghiệp là Truyền Kiếp sau cái chết nghiệp vẫn còn, Truyện Kiều dã làm đọc gỉả hiểu lầm :
Làm cho sống đọa thác đầy,
Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi
Đạo Phật cho con người hoàn toàn tự do vì không có trời, thánh thần dính vào việc của người, nếu hiểu được thì « Tu là chuyển Nghiệp » là đổi được « Nghiệp - Nhân - Quả ».
Vào lúc kết Cụ Nguyễn Du đã tỏ ra rất hiểu Đạo Phật :
Đã mang cái Nghiệp vào thân,
Thì đừng trách lẫn Trời gần Trời xa
Đi ngược lại triết lý Nhà Phật, Truyện Kiều đã xem nhân – duyên - quả đều thuộc phúc trời, đạo trời …. mà không do quyền tự do và trách nhiệm ở người :
2694 Duyên ta mà cũng phúc trời chi không
Sư rằng: Phúc hoạ đạo TRỜI,
Cỗi nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Theo Đạo Phật vì tin ở Trời (T=tương đối) tưởng tượng nên nhiều nguời tin vào : Thiên lý - Đức Trời - Mệnh trời - Số Trời …….. v.v. để gỉai thích, tìm hạnh phúc của cuộc đời (la résurrection ou le paradis) sau cái chết (la vie après la vie) :
Rỉ rằng: Nhân quả dở dang,
Ðã toan trốn nợ đoạn tràng được sao?
Số còn nặng nghiệp má đào,
Người dù muốn quyết, TRỜI nào đã cho!
Kết luận. Cụ Nguyễn Du dùng toàn danh từ Bắc Hà và rất nhiều từ ngữ riêng biệt của Đạo Phật nhưng Ông đã lẫn lộn, sai lầm nặng giữa 02 nguyên lý cơ bản : Tiền Định (le déterminisme) và Tuơng Đối (le relativisme) của Đạo Phật do luật Vô Thường. Vì muốn tìm hiểu Đạo Phật qua Truyện Kiều, học gỉả và trí thức đã lầm to tát về triết lý này ngoài ra còn bị đưa vào con đường tín ngưỡng dị đoan qua nhân vật Đạm Tiên.
Đọc gỉả không thấy đâu là từ bi :
Máu rơi thịt nát tan tành,
Ai ai trông thấy, hồn kinh phách rời
… cũng chỉ thấy tham sân si :
Lại riêng một lễ với nàng,
Hai tên thể nữ ngọc vàng nghìn cân
Và các Cụ thuờng nhắc : « Tu là cội phúc, tình là dây oan », cô Kiều chỉ biết chạy theo chữ tình :
Lại mang lấy một chữ tình 2661
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong
Nếu chúng ta chỉ đánh gíá phần hình thức không thôi thì không khác gì chỉ nhìn trang trí của một cái bánh mà không thiết đến phẩm chất và khẩu vị. Tôi xin mạn phép dưa ra điển hình của bài thơ rất là văn nhã, từ ngữ rất sâu sắc (*) nhưng nội dung đặt nhiều câu hỏi (nói lái) :
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Chỉ vì một chút tẻo tèo teo
Thuyền Từ cũng muốn về Tây Trúc
Trái gió cho nên phải lộn lèo.
(*) Kiếp tu là cả Đời phải hành Đạo – Thuyền (kẻ tu) từ do chữ Từ bi - Đối với VN Đức Phật đã xuất hiện ở phía Tây (Ấn-Độ) và đã giảng kinh ở rừng « Trúc Lâm ».
Cũng với lý do trên một số học gỉả, trí thức Bắc Hà đã chỉ trích nội dung của Truyện Kiều :
Đàn ông chớ đọc Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều.
Có vài trường hợp các Cụ còn chỉ trích nặng nề hơn thập bội nội dung truyện này, tôi xin mạn phép nhắc lại mấy câu đối (rất hay) và văn chương đẹp tả nội dung (ít đuợc nói đến) truyện Kiều :
Kiếp trước hẹn hò con đĩ Đạm
Duyên sau gặp gỡ bố cu Từ,
Mười lăm năm ấy đà bao sướng
Oán trách làm chi đứa bán tơ.
Đối chữ :
1.- Kiếp trước và Duyên sau là những danh từ ngữ đặc biệt của Đạo Phật
2.-Bố Cu và Mẹ Đĩ. Danh từ ở chốn thôn quê Bắc Việt thất học dùng trong văn chương để nói đến sự khinh bỉ : Đạm Tiên là con đĩ và Từ Hải một tướng cướp chỉ có lòng Vị Kỷ (*) nên đã chiều lòng con điếm Thúy Kiều thiếu lòng Vị Tha (*) chém giết bừa bãi :
Máu rơi thịt nát tan tành,
Ai ai trông thấy, hồn kinh phách rời.
Cuối cùng anh chàng họ Từ cũng là nạn nhân vì mê gái (sân, si) :
Khi thiên khí đã về thần,
Nhân nhơn còn đứng chôn chân giữa vòng.
Vì « sắc » mà thành « hữu dũng vô mưu » - « thế công Từ mới trở ra thế hàng » -, dù chết xuống « tuyền đài » cái hận vẫn chưa tan. Tướng tá, thuộc hạ, gia đình… bao nhiêu kẻ vô tội phải chết do sự bội phản của nàng Kiều, vì Hồ Tôn Hiến có 02 đặc quyền (vào thời này) : Tiền trảm hậu tâu – Chu di tam tộc.
(*) Trước Thuyết Trung Dung Khổng Tử, bên Trung Hoa đã có 02 trường phái :
1.- Tổ sư Thuyết Vị Kỷ đã nói : « Dù nhổ 01 sợi lông chân để cho người sung sướng, Ta cũng không làm »
2.- Tổ sư thuyết Vị Tha đã nói : « Nếu có thể làm cho thiên hạ sung sướng, dù phải đi mòn chân đến đấu gối, Ta cũng làm ».
Quá khứ như tên đã bắn ra, không còn cách nào trở ngược lại, vì thế Giáo lý nhà Phật không chấp nhận « hối hận » (la repentance), « chuộc tội » (le rachat de la faute commise), « tha tội » (l’absolution), « kẻ khác thế tội » (la rédemption)… Nghiệp đã tạo thì định luật thiên nhiên « Nhân - Quả » sẽ hành : Cả nước sông Tiền Đường chỉ làm Nghiệp của cô Kiều nặng thêm vì sự hèn nhát không chịu trả nợ Nghiệp…truyền kiếp trước sau cũng phải trả.
Tín Ngưỡng trong Truyện Kiều đã không để lại hậu thế một lý tưởng nào cả về Đạo Phật.
Phật đã dậy : « Theo ta mà không chịu hiểu ta chỉ là một sĩ nhục đối với ta »
Trịnh Khải
Nguồn: http://ttntt.free.fr/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét