Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

ÂM DƯƠNG CỨU VÃN ĐỜI SỐNG - CHỮA KHỎI MỌI BỆNH TẬT.

(Biểu tượng âm dương)

Chỉ có 1 chiếc bánh chưng trong một buổi tiệc, nếu buổi tiệc đó chỉ có 2 người tham gia thì miếng bánh sẽ được chia thành hai phần (Lưỡng nghi), nếu có thêm 3 người nữa đến, miếng bánh sẽ được chia 5 (Ngũ hành). Nếu có thêm 3 người nữa đến, miếng bánh sẽ được chia 8 (Bát quái)… chia 28(Nhị thập bát tú) và rồi có thể chia nhỏ hơn nữa để đủ cho tất cả số người. Hay nói một cách khác, tất cả những miếng bánh nhỏ đó đều nằm trong 2 miếng bánh được cắt ra từ 1 chiếc bánh ban đầu mà thôi.

Theo triết lý của người xưa, khi vũ trụ sinh ra mới chỉ là một mớ hỗn mang, chưa có phân chia, chưa có sự sống, người ta hình dung nó giống như một cái bánh hay một trái bóng vậy. Và họ gọi đó là 1 Thái cực.

Sau đó xuất hiện lực ly tâm, hướng tâm do chuyển động và sự hấp dẫn giữa vạn vật, Herman gọi đó là vòng xoắn ốc đối số, từ đó mọi vật chất được hình thành, và sự sống xuất hiện (chuỗi AND của con người cũng hình thành do vòng xoắn ốc này, gồm 2 chuỗi phân tử xoắn vào nhau theo chiều hướng tâm).

Thay vì chỉ là một mớ hỗn mang, 1 thái cực ban đầu, giờ đây người ta đã chia nó ra thành 2, người xưa gọi đó là Lưỡng nghi (Âm và Dương). Từ lưỡng nghi mới sinh ra Tứ tượng, rồi Ngũ hành, Bát quái…(miếng bánh được cắt nhỏ dần ra). Giống như một bức tranh ghép hình ban đầu chỉ gồm 2 miếng ghép, nhưng rồi người ta lại chia 2 miếng ghép này thành nhiều miếng ghép nhỏ khác. Khiến cho việc khi dùng những miếng ghép nhỏ đó để ghép lại thành một bức tranh tổng thể sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Người xưa chỉ dùng 2 yếu tố âm và dương để mô tả vạn vật trong đời sống (chỉ có 2 yếu tố này tạo nên tất cả), Trời là dương đất là âm, sáng là dương tối là âm, ngày là dương đêm là âm, nóng là dương lạnh là âm, nặng là dương nhẹ là âm, cứng là dương mềm là âm, trương nở là dương co rút là âm, đặc là dương rỗng là âm, người nam là dương nữ là âm, vui là dương buồn là âm, thành công là dương thất bại là âm ..vv…

Âm dương tiêu trưởng lẫn nhau: hết đêm(âm) thì ngày(dương) lại tới, hết mưa(âm) thì lại nắng(dương), qua mùa hè(dương) rồi sẽ đến mùa đông(âm), hết nóng thì sẽ lạnh, hết no thì sẽ đói..vv… Bởi thế mà dân gian nói không ai giàu ba họ, chẳng ai khó 3 đời, hết thịnh thì sẽ suy, hết suy thì sẽ thịnh. Cùng tức biến là vậy. Đây là điều mà Lão Tử muốn đề cập đến trong thuyết vô vi của mình.

Âm dương chuyển hóa lẫn nhau: trong thực tế không có một vật gì chỉ hoàn toàn âm hay hoàn toàn dương vì phải có cả âm lẫn dương thì vật mới tồn tại, mới hình thành nên vạn vật, mới tồn tại sự sống, nên trong âm sẽ có dương và ngược lại trong dương sẽ có âm. Âm dương cân bằng thì mọi sự hanh thông, vạn vật tươi tốt, đời sống khỏe mạnh, hạnh phúc, may mắn. Âm dương mất cân bằng thì mọi sự trắc trở, hư hoại, mọi bệnh tật bắt đầu nảy sinh, đời sống không hạnh phúc. Vì vậy trong một gia đình, Cha mẹ, vợ chồng, con cái đều sẽ tác động, ảnh hưởng và chuyển hóa lẫn nhau.

Trong bao hàm của Âm dương, Âm dương sẽ sinh ra Tứ tượng, Ngũ hành, Bát quái..vv...
- Phật giáo dùng tứ đại (4 yếu tố): đất, nước, gió, lửa để giải thích sự cấu thành nên vạn vật, sự hình thành con người...
- Đông y dùng ngũ hành (5 yếu tố): Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tương ứng với các tạng phủ để chữa bệnh.
- Kinh dịch dùng bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài (8 yếu tố: Trời, đất, gió, lửa…) để mô tả mọi sự biến dịch trong đời sống.
- Tử vi thì dùng Cửu thập bát tú (98 vì sao) để đoán biết mọi sự..vv…

Tất cả cũng chỉ được cắt ra từ 2 miếng bánh ban đầu là âm và dương mà thôi. Cho nên nếu một người thông hiểu âm dương thì có thể đoán biết mọi sự, chữa khỏi mọi bệnh tật. Có thể xé bất cứ lá số tử vi nào mà thầy tướng số cho là định mệnh đã an bài, bằng cách điều chỉnh âm dương trong cuộc sống…
Âm dương bao gồm tất cả mọi lĩnh vực, từ đời sống đến tâm linh, hiện tượng... Tất cả các phương pháp tập luyện như phong thủy, địa lý, yoga, thiền, năng lượng, cảm xạ, tâm năng, khí công, võ thuật …đều chứa đựng yếu tố âm dương xuyên suốt ở bên trong. Nếu không hiểu rõ điều này thì người dạy, người học sẽ rất khó để đạt được hiệu quả như mong muốn.

(Âm dương hòa hợp)

Theo nguyên lý âm dương, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều do sự kết hợp của hai nguyên thể âm dương mà hình thành. Âm dương đối lập mà thống nhất với nhau, nương tựa và chi phối lẫn nhau để tạo nên sự vận động, chuyển hóa, sinh thành, hủy diệt của bản thân sự vật và hiện tượng. Trong tự nhiên, từng giới, từng loài, từng giống cho đến từng cá thể đều hàm chứa một tỷ lệ âm dương hòa hợp riêng biệt, xác định tính đặc thù của chúng. Và chính giải bất tận của hòa hợp âm dương đó đã tạo nên sự khác biệt, tính đa dạng, tính phức tạp muôn màu muôn vẻ của giới tự nhiên. Con người, một sinh vật có cấu tạo cực kỳ tinh vi, có khả năng vô cùng phong phú cũng không nằm ngoài quy luật chung đó mà lại chính là sản phẩm kỳ diệu cuối cùng trong quá trình tiến hóa, gạn lọc vô tận của âm dương.

Cũng như trong mọi sinh vật, ở con người, vật chất được cấu tạo theo một tỷ lệ phù hợp của âm dương, đã tạo ra từng tế bào, từng bộ phận, từng cơ quan trong cơ thể, là quá trình chuyển hóa,tác động qua lại của hai yếu tố âm dương, đã duy trì hoạt động của cơ thể. Qúa trình sống, quá trình tiêu thụ và sinh sản năng lượng, sinh lực cũng là quá trình tiêu trưởng của âm dương. Trong quá trình tiêu trưởng, chuyển hóa ấy, âm dương luôn luôn biến đổi, lúc thăng lúc giảm, khi vơi khi đầy, nhưng bao giờ cũng được giữ trong một ngưỡng thăng bằng nhất định để âm không lấn át dương, hoặc dương không lấn át âm. Ngưỡng thăng bằng động về âm dương luôn biến đổi và được cơ thể tự duy trì đó gọi là thể quân bình (cân bằng) âm dương. Một cơ thể bảo đảm được cân bằng âm dương thì khỏe mạnh, thoải mái; một cơ thể mất cân bằng âm dương thì tùy theo mức độ sẽ khó chịu, suy yếu dần hoặc sinh ra các loại bệnh tật, nan y.

Trong cấu tạo cơ thể con người, các cơ quan có cấu tạo đặc như tim, gan, thận…là dương, cấu tạo rỗng, mềm như não, dạ dày, ruột là âm. Từ rốn trở lên đầu là âm, từ rốn trở xuống chân là dương, bên trong: gân, xương…là dương, bên ngoài: thịt, da, lông…là âm…Các đường kinh mạch trong cơ thể cũng được chia ra các đường kinh âm và kinh dương, hoạt động theo quy luật tự nhiên âm thăng, dương giáng.

Nửa người bên trái là dương, nửa bên phải là âm, chân là dương, đầu là âm. Hướng Nam là dương, hướng Bắc là âm, cho nên tư thế nằm ngủ tốt để đem lại sức khỏe tốt hợp với tự nhiên sẽ là: nằm nghiêng về bên phải, đầu hướng về bắc, chân hướng về nam. Ai đã từng quan sát bức tượng đức Phật nhập niết bàn (tượng Phật nằm) sẽ hiểu rõ điều này.

Con người chúng ta sống trên mặt đất, luôn tiếp xúc trực tiếp với yếu tố âm (đất là âm, trời là dương), bởi thế nên chúng ta luôn ở trong tình trạng “gần đất xa trời”, thừa âm mà thiếu dương. Người xưa thường chọn những đỉnh núi cao để lập am tu hành, vì khi ở gần trời hơn và xa đất hơn thì người ta sẽ dễ thu được nhiều dương khí hơn, bớt đi sự ảnh hưởng của âm khí. Nhờ đó thân thể mới khỏe mạnh, trí tuệ mới khai mở, mới giúp họ có thể tiến sâu vào cảnh giới của tâm linh.

Chúng ta thường thừa âm mà thiếu dương, trong cả ngàn người mắc bệnh thì chỉ có khoảng một hai người là bệnh do thừa dương, còn lại là đều do thiếu dương và thừa âm (bị âm hóa) gây nên.

Âm dương trong thực phẩm:

Âm dương là nguồn gốc của sinh mạng; khí huyết nhằm bồi đắp âm dương; và thức ăn lại tạo ra khí huyết. Bởi vậy biết chọn lọc thức ăn có âm dương hòa hợp với âm dương của cơ thể thì khí huyết sẽ trong lành, sung mãn, âm dương cơ thể được điều hòa, bảo đảm cho cơ thể khỏe mạnh, tránh được tất cả mọi bệnh tật. Ngược lại, ăn uống vô độ, không am hiểu các quy lật của tự nhiên, không biết lựa chọn thức ăn phù hợp, dẫn đến mất cân bằng âm dương, cơ thể trở nên bất ổn, lệch lạc, mọi khổ đau và bệnh tật cũng từ đó mà nảy sinh.

Theo chiều vật lý âm dương khác dấu thì hút nhau, cùng dấu thì đẩy nhau, nên tất cả các sản vật, thực phẩm có trên trái đất đều tuân theo quy luật tự nhiên này. Các thực phẩm mọc hướng lên sẽ âm hơn (bởi nó là âm do bị lực tác động hút của dương là trời nên sẽ hướng lên), hướng xuống sẽ dương hơn, cứng thì dương hơn, mềm thì âm hơn; ví dụ các loại củ sẽ dương hơn là các loại rau. Các loại rau khi nấu chín mà dai hơn thì sẽ dương hơn các loại nấu chín sẽ mềm. Rau ngót, rau má, rau muống sẽ dương hơn so với rau khoai, mùng tơi, rau đay…

Các loại thú vật máu nóng sẽ dương hơn máu lạnh. Thường xuyên chạy nhảy vận động sẽ dương hơn ít hoạt động, chẳng hạn thịt gà, chim, thú rừng… sẽ dương hơn, tốt hơn là thịt vịt, ngan, ngỗng, hải sản…
Do vậy nếu một người đã bị thừa âm thì sẽ dễ sinh chứng đau mỏi khi ăn các món thịt vịt, ngan, ngỗng… vì sẽ làm cho mức độ âm trong cơ thể sẽ tăng lên, vượt ngưỡng gây đau.
Một người đã bị âm đường ruột thì sẽ sinh chứng khó tiêu, đau bụng hoặc tiêu chảy khi ăn các thực phẩm như ốc, hến, hải sản, hoặc khi ăn phải các thực phẩm ôi thiu, có hóa chất (rất âm).

Ứng dụng nguyên lý âm dương trong thực phẩm chữa một số bệnh đơn giản:

- Khi bị táo bón do chứng nóng (dương), co thắt đường ruột gây nên người ta thường ăn các thực phẩm mát (âm) như khoai lang, rau khoai, rau mùng tơi…sẽ giúp cân bằng âm dương đường ruột, từ đó khỏi táo bón là vậy.

- Muốn chữa chứng đau bụng do ăn phải thứ gì đó (âm), ta chỉ cần rang một nhúm muối (rất dương), rang cho hết nổ rồi nhai kèm với một ít lá cây có vị đắng (dương) như lá khổ sâm, búp ổi…sẽ lập tức khỏi. Chứng tiêu chảy chỉ cần một ít bột sắn dây nguyên chất (rất dương), khuấy chín, cho một thìa nước tương sạch lâu năm, hoặc một ít muối rang xay nhuyễn sẽ giúp hồi sức (do mất nước) và khỏi rất nhanh.

- Trẻ con bị chứng mụn nhọt, rôm sẩy, mẩn ngứa (do cơ thể nhiễm nhiều chất âm), theo chiều vật lý thì âm sẽ đi lên và trổ ra bên ngoài (nên rôm sẩy, mụn nhọt hiếm khi xuất hiện ở phần chân, uống rượu thì đỏ mặt chứ không đỏ chân)… Chúng ta chỉ cần cho trẻ hạn chế, ăn ít lại các thực phẩm âm như bánh kẹo, các loại sữa, đồ lạnh…Đồng thời cho trẻ ăn thực phẩm dương, chẳng hạn đậu đỏ hầm với gai bồ kết, nêm chút muối; uống thêm nước đậu đỏ rang, gạo lứt rang để cân bằng âm dương cho trẻ, lập tức sẽ khỏi.

- Nếu trẻ bị ngạt mũi, ho, viêm amidan …người ta không thể ngạt mũi, ho…do thời tiết ấm (dương) được, chỉ là do nhiễm lạnh (âm) mà thôi. Trẻ em thường bệnh nhiều vào mùa đông hơn mùa hè, hoặc dễ bị bệnh vào những lúc giao mùa là bởi vậy. Bộ phận nhiễm lạnh đầu tiên của cơ thể thường là phổi, bởi phổi có thể tích lớn lại nằm sát bên ngoài phần lưng trên, lại là cơ quan hấp thụ, tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh.
Theo đông y phổi khai khiếu ra mũi, nên hắt hơi ngạt mũi là triệu chứng đặc trưng đầu tiên của việc bị nhiễm lạnh (âm), ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để đẩy hơi lạnh (âm khí) ra ngoài.
Ta sẽ dùng trứng gà luộc chín nếu còn nóng quá thì bọc thêm vải (sau đó cởi dần các lớp vải khi trứng nguội dần) đem lăn lên vùng lưng trên, vị trí của phổi, vị trí amiđan, để giúp hút khí lạnh ra ngoài (dương hút âm), day ấn huyệt nghinh hương để thông khí cho trẻ (ngạt mũi), đồng thời hạn chế thực phẩm âm, cho trẻ uống thêm nước đậu đỏ rang (dương) sắc đặc, pha ít giọt nước gừng (dương, gừng nướng cho đến khi cháy vỏ, ép lấy nước), bệnh sẽ khỏi ngay mà không cần dùng thuốc….
Cho trẻ ăn cháo gạo lứt, đậu đỏ, hạt sen, một ít bí đỏ, là những thức phẩm giàu tính dương, bổ dưỡng, làm ấm cơ thể. Nêm muối, có thể thêm chút ít mì chính hay bột nêm. Không cho đường hay mật ong (âm), có thể làm cho bệnh nặng thêm. ..vv…

(Thiền – Năng lượng chữa bệnh, Một phương pháp tốt giúp cân bằng âm dương cơ thể)

Thực phẩm khi chúng ta ăn vào sẽ tạo nên hồng huyết cầu. Hồng huyết cầu là nguồn nuôi dưỡng (thức ăn) chính của tế bào, tế bào cấu thành các cơ quan, tạo nên cơ thể. Thực phẩm đúng, cân bằng âm dương sẽ cho ta máu tốt, máu tốt sẽ giúp phục hồi sức khỏe cho các tế bào, từ đó giúp phục hồi các cơ quan bị tổn thương, chữa khỏi bệnh tật cho cơ thể.

Con người sinh ra là để hạnh phúc, nếu không hạnh phúc là do chúng ta đã vi phạm trật tự vũ trụ, sai lệch các quy luật của tự nhiên. Âm dương bao trùm, cũng như chi phối vạn vật trong vũ trụ, đó là một trong những quy luật của tự nhiên. Nếu sống hợp với tự nhiên, con người chúng ta sẽ có được thành công, đạt được sức khỏe, hạnh phúc, tự do, và nhiều niềm vui trong cuộc sống của mình.

Lão tiensinh

Không có nhận xét nào: