Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

LÊN BẮC VỀ NAM

THÔNG ĐIỆP GỞI TỪ NGÀN XƯA
                        VI
            LÊN BẮC VỀ NAM
Viên Như
Việc phát hiện hà đồ trên trống đồng Việt nam là một sự kiện vô cùng quan trọng, nó là gạch nối giữa huyền sử với lịch sử Việt nam, đồng thời là cơ sở để giải quyết nguồn gốc kinh dịch, nó tạo một liên thông giữa người Việt với mảnh đất mà mình đã sống vùng sông Hoàng hà, một nơi mà trước đây có nhiều người, bằng cách này cách khác, đã cho rằng điều ấy là sự thật, mặc dù chịu không ít chỉ trích. Nó còn cho thấy sự liên quan đến chủng tộc làm nên nhà nước có sử đầu tiên của Trung hoa. Mặc dầu thế,  có mấy vấn đề cần phải giải quyết như sau:

1-      Mấy ngàn năm trước người Việt chủ yếu sống tại miền Bắc Việt Nam, trong khi đó vùng đất thuộc nhà Thương cách đó mấy ngàn cây số. Làm sao cho rằng người Việt đã từng sống ở vùng Hoàng hà.
2-      Lảnh thổ, ngôn ngữ và văn hóa của nhà Thương có gì liên quan đến nước Việt không? . Đặc biệt vào thập niên 60 Trung quốc đã công bố kết quả công trình khảo cứu tại Ân Khư, kinh đô của nhà Thương (1700 – 1046 TCN), với 41000 chữ giáp cốt thuộc đời Thương hay trước đó, qua đó các nhà chuyên môn đã nhận dạng được khoảng 3000 chữ Vuông. Vậy làm sao có thể cho rằng chữ Vuông là của người Việt xưa kia. Đồng thời người ta cũng tìm thấy đỉnh đồng với kỉ thuật đúc tinh xảo thời Thương, vật đã được ghi lại trong huyền sử cũng như chính sử của Trung hoa, với những hình ảnh tương đồng, cũng như 12 chi. Vậy liệu trống đồng Việt có quan hệ gì với đỉnh đồng này không?
Để giải quyết vấn đề này, trước hết ta hảy xem lại huyền sử và lịch sử Việt nam. Làm rỏ những yếu tố nội tại của truyền thuyết đó, từ đó ta mới bắt đầu tìm mối liên hệ với vấn đề đã đặt ra.
Theo Đại Việt sử ký toàn thưĐế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2879 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long QuânLạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.  
Theo truyền thuyết thời Hồng Bàng  2879 TCN đời vua Kinh Dương Vương , quốc hiệu Xích Quỷ (赤鬼 hay ?), lảnh thổ bao gồm đông giáp Nam Hải (南海), tức biển Đông, tây tới Ba Thục (巴蜀), bắc tới hồ Động Đình (洞庭.
1 – Về nước Việt.
Do lưu truyền bằng miệng trên mấy ngàn năm, nên người xưa đã cô đọng câu chuyện, từ con số cho đến khoảng cách thời gian. Vì vậy Bách Việt chưa chắc đã là 100 mà có thể ít hay nhiều hơn, hay nếu lấy mốc thời gian từ khi vua Hùng dựng nước chia đều cho 18 đời thì con số mỗi vị vua trì vì quá lớn, không thích hợp. Tuy nhiên với tất cả những gì xảy ra trong một thời gian hàng mấy ngàn năm mà chỉ để kể lại trong một trang giấy thì phải biết độ nén của nó là vô cùng lớn, trăm năm có thể nén lại thành một giây. Trong tinh thần đó tôi nghĩ rằng điều quan trọng là sử dụng những gì ta có thể cảm thấy được, kết hợp với nghiên cứu lịch sử, từ đó vẽ nên một hình ảnh lịch sử có thể hình dung được. Với suy nghĩ này tôi cho rằng nước Xích quỷ rộng lớn ấy chính là hồi ức của người Việt về những vùng đất mà mình đã sống.
Theo truyền thuyết, triều đại Kinh Dương Vương trị vì bắt đầu vào năm 2879 TCN, từ đó cho đến khi Ngô Sĩ Liên viết vào ĐVSKTT vào thế kỉ 15 là trên 4000 năm. Do đó trước hết về tên gọi tên đất, tên người ta thấy đến khi viết lại câu chuyện này có thể đã có sai khác, Hán hóa. Ví như tên Lộc Tục 祿續 hay Lộc Tộc 鹿族. Bởi vì hồi ấy có thể có thể Kinh Dương Vương lấy con hươu là vật tổ, có thể nói hươu là con vật phổ biến nhất được khắc vào trống hay rìu, có thể mà vì thế trong Kinh thi có 10 chương Lộc Minh chăng! Nước Xích quỷ 赤鬼, nghĩa là ma quỷ hay là chữ quỷ 赤軌  như trong quỷ đạo. Chưa nói tới cái nghĩa không mấy tốt đẹp của chữ 鬼  này, mà bản thân nó cũng không cung cấp gì cho ta suy nghĩ gì liên quan đến lảnh thổ. Đâu lẽ một vị vua lại đặt tên cho nước mình là con quỷ đỏ. Vì vậy tôi cho rằng chữ ấy có thể là chữ  có nghĩa là con đường bao quanh, khoảng rộng của một vùng, như quỷ đạo. Xích là màu đỏ tưởng trưng cho mặt trời, cũng là chỉ phương nam. Như vậy Xích Quỷ có nghĩa là những lảnh thổ bao quanh mặt trời hay những lảnh thổ quanh phương Nam. Ngày xưa người Việt, cũng gọi là người phương nam và thờ mặt trời, điều này đã được thể hiện trên mặt trống đồng. Cái tên Lạc Long Quân có lẽ cũng bị Hán hóa, nhưng tạm chấp nhận vậy chứ theo tôi tên đúng có thể phải là Nác Đồng Quan 渃同冠 hay Nác Rồng Quan 渃龍冠 (trai trưởng thành), chữ quan này ngày nay vẫn còn dùng, như “Quan anh” trong cách xưng hô ở Quan Họ - Bắc Ninh . Đó là vài suy nghĩ về tên nước, tên người. Tuy nhiên căn bản thì chẳng ai có thể có cơ sở để nói rằng truyền thuyết ấy là không có, ngược lại cũng không ai nói rằng có thời đại ấy một cách cụ thể cả, nhưng trên tất cả ta tin rằng câu chuyện ấy là câu chuyện có nhiều cảm hứng đối với dân tộc ta. Nó  được tổng kết từ thực tiển rồi truyền lại cho nhau bởi nhiều con người, qua nhiều thế hệ, truyền thuyết thì mờ ảo nhưng là nguồn cảm hứng cho lịch sử, nên nghiên cứu lịch sử để cũng cố truyền thuyết. Tóm lại, trải qua hơn 4000 năm, với ngần ấy thời gian thông qua truyền miệng, về chi tiết thì có đôi điều thay đổi, nhưng về vĩ mô ta tin rằng điều ấy là khả tín bởi những lý do sau :
 A - Trên 2000 ngàn năm qua người Việt chủ yếu sống ở vùng miền Bắc Việt Nam, với một dân số ít ỏi, lại thêm không ngừng bị phương bắc tấn công, chiếm cứ, tiêu hủy văn hóa. Vậy họ có lý do gì để vọng tưởng đến một vùng đất xa xôi cách quê cha đất tổ của họ hàng chục ngàn cây số, nếu như đó không phải là câu chuyện cốt lỏi của dân tộc họ.
 B –Nếu như người Việt không từng sống ở đó thì làm sao có thể mô tả khái quát về mặt vị trí địa lý của vùng đó như vậy. Cần phải lưu í rằng câu chuyện ấy lưu truyền trước đây hằng mấy ngàn năm. Ngay cả bây giờ, với phương tiện hiện đại mà ta chỉ nằm nhà xem phim về một nước nào đó thôi, liệu ta có thể khái quát về vị trí địa lý về  nước đó được không?. Điều ấy cho phép ta tin rằng chuyện cộng đồng người Việt sống ở quanh vùng sông Hoàng Hà là có thật.
 C – Chuyện Lạc Long Quân và Âu cơ, về quan hệ nòi giống thì có thể bị huyền hóa, nhưng nội dung mà nó chuyển tải thì, với những gì xảy ra trong lịch sử, ta có thể nghĩ rằng điều đó có cơ sở. Đó là không chấp nhận đồng hóa, về nòi giống cũng như văn hóa. Lời của Lạc Long Quân là lời chồng nói với vợ, nhưng dứt khoát minh định rằng chuyện dòng giống và lảnh thổ nhất thời thì không sao chứ lâu dài thì không thể khoan nhượng, về sau lời này cũng đã lập lại nhưng trong tư cách là một nước độc lập “ Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành ghi rỏ tại sách trời” hay “Nam Bắc phong tục đã khác, từ Triệu Đinh lý Trần……mỗi bên hùng cứ một phương”. Đây chính là lí do vì sao nước ta lao đao mấy ngàn năm qua, nhưng đồng thời nó cũng khẳng định rằng rỏ ràng người Việt phải có cái gì đó để tự hào, quyết không chấp nhận cúi đầu trước phương Bắc. Đó là vì người Việt biết và tin rằng cái văn hóa mà người phương bắc lấy làm hảnh diện ấy thật ra chính là khởi nguồn từ người Việt. Chẳng phải bổng dưng ta có ca dao :
 Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn đạo hiếu mới là đạo con.
Núi Thái là ngọn núi cao nhất thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung quốc, một trong những vùng đất thuộc đời Thương. Chuyện này có nhiều người nói rồi.
D – Sự kiện Trung quốc tìm thấy và công bố Giáp cốt văn là một sự kiện vô cùng quan trọng. Nó cũng cố cho lý thuyết con người đầu tiên có mặt ở từ phương Bắc, rồi dần đi xuống phương nam, mang theo văn hóa của nó như Kinh dịch, thuyết âm dương, ngũ hành, chữ Vuông. Tuy nhiên lý thuyết này hoàn toàn sụp đổ khi đã tìm ra Hà đồ và tên 12 chi trên trống đồng Việt Nam, nó là một minh chứng hùng hồn rằng người Việt đã di cư lên vùng Hoàng hà và sống ở đó hàng ngàn năm, mang theo văn hóa của mình, trong đó có kỉ thuật đúc đồng, lý thuyết nòng nọc, âm dương, chữ Vuông cũng như kinh dịch. Điều này cho thấy trống đồng, đặc biệt là trống đồng Đông Sơn là vô cùng quý giá, xứng đáng với từ mà cha ông chúng ta đã gọi đó là BỬU BỐI.
Với tất cả những gì đã trình bày trên, rỏ ràng sau một thời gian dài sinh sống ở miền Bắc Việt Nam, người Việt đã có sự tiến bộ vượt bực. Sau đó một số di cư lên sông Hoàng hà, rồi sinh sống ở đó hàng ngàn năm, rồi vì lý do chủng tộc, người Việt phải di cư ngược trở lại miền bắc Việt nam. Thực chất có thể là nhà Thương chính là một nhánh trong cộng đồng bách việt mà thôi, nó có thể là một phần trong 50 đứa con của Âu Cơ hoặc có thể cũng là một trong những bộ lạc của người bách Việt cùng sống trên đồng bằng sông Hồng, sau đó cùng di cư lên sông Hoàng Hà với người Việt. Theo những hình những chiến binh trên thuyền của trống đồng, ta thấy cảnh người Lạc Việt đánh nhau với bộ lạc khác, bắt làm tù binh. Vậy các bộ lạc đó ở đâu ?. Hình ảnh gợi cho ta nghĩ rằng chính những bộ lạc này sau khi di cư lên sông Hồng có thể đã cấu kết với cư dân phương bắc, nhằm tạo thế lực, và khi đã có thế lực thì họ không quên những gì đã xảy ra với họ khi còn sống ở sông Hồng. Mâu thuẩn lên cao, chiến tranh xảy ra, con đường quay về chốn củ lại mở ra với 50 đứa con theo cùng. Những vần thơ ở phần Lộc Minh trong Kinh Thi tôi tin là của người Việt trong giai đoạn này.
2 – Về nhà Thương (1700-1046 TCN)
A - Lảnh thổ :
Lảnh thổ của nhà Thương bao gồm các vùng đất quanh Hoàng Hà. Như vậy là cùng vùng đất mà người Việt đã sống. Sau nhiều lần dời đô, cuối cùng chọn Ân Khư làm kinh đô, đổi tên nước là Ân Thương, có lẽ truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân bắt nguồn từ đây, chứ như ở Sóc Sơn, Hà Nội thì làm gì có giặc Ân mà đánh.
B - Về ngôn ngữ:
Căn cứ vào cách đặt tên đất tên người theo cấu trúc chính phụ giống người Việt như : Hà Nam, Hà Bắc, Hồ Nam, Hồ Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Giang đông, Giang tây, Đế Tân, Tổ Canh, Tổ Giáp,  như người Việt nói : Vua Lý, Ông A, núi nam,  sông bắc. Ngay cả trước đó thời nhà Hạ có Đế nghiêu, Đế Thuấn. Rỏ ràng với sự phân bố rộng rãi trên nhiều vùng như vậy cho thấy rằng đây không phải là sự ngẩu nhiên trùng hợp với tiếng Việt mà  chính là ngôn ngữ theo trật tự chính phụ là ngôn ngữ của vùng đó hay nói khác hơn đó là ngôn ngữ của người Việt.
C - Về văn hóa:
Phi vật thể:
Nhà Thương xây cung điện về Hướng nam, Thờ cha mẹ hướng đông, thờ Thần Xã Tắc ở hướng Tây, chứng tỏ rằng vào lúc ấy Dịch học đã phát triển có hệ thống rồi. Thêm vào đó 10 Can và 12 chi đã hết sức thịnh hành, thậm chí dường như nó đã trở thành thời thượng của giới vua quan thời ấy. Điều ấy đã được thể hiện rỏ qua cách đặt tên cho những thành viên của hoàng tộc:. Tổ Tân, Tổ Ất, Trọng Đinh, Ngoại Nhâm, Ốc Giáp, Vương Hợi. Như vậy rỏ ràng Hoàng tộc nhà Thương có liên hệ mật thiết với người Lạc Việt.
Vật thể:
- Giáp cốt văn là khúc xương có ghi chữ, đa số là xương hươu. Điều này tôi đã chứng minh cho thấy đây là sản phẩm của người Việt trong bài “Đã tìm thấy Hà đồ trên trống đồng”. Chỉ có vấn đề là tại sao Giáp cốt văn lại tập trung ở Ân Khư nhiều như vậy?. Điều này dễ hiểu, vì Ân Khư là kinh đô của nhà Thương, bao nhiêu bộ óc bác học tập trung ở đây nhằm phục vụ cho vương triều, đây là lúc phát triển ngôn ngữ chữ viết mạnh nhất cũng chính vì vậy nhà Thương là triều đại đầu tiên có sử của Trung Hoa. Với hiểu biết ngày nay lại càng làm cho ta tin rằng Triều đại có sử đầu tiên của Trung Hoa là người Việt.  Lại hỏi tiếp - Nếu chữ vuông là của người Việt tại sao khi di cư ngược về phương nam, người Việt không tiếp tục truyền bá con chữ của mình? Xin thưa là người Việt có truyền bá, ít nhất là tới thời Sĩ Nhiếp. Vì theo sử thì Sĩ Nhiếp ra lệnh phải học chữ Hán, nói như thế có nghĩa rằng người Việt đang học loại chữ gì đó mới phải bị buộc phải từ bỏ mà học chữ Hán chứ. Đơn giản người Việt đang học chữ Nôm, cùng hình vị với chữ Hán nhưng khác âm vị. Lưu í rằng trước thời Sĩ Nhiếp năm, bảy trăm năm ta đã có chữ trên trống đồng rồi. Vậy thì các con chữ này học của ai? Và rồi vì sao nó biến mất ?. Vậy mà từ sau thời Sĩ Nhiếp chữ Nôm đã mất hẳn tại nước Việt. Chắc chắn đã có những cuộc đàn áp tàn bạo vì chuyện này, có nghĩa là đã có rất nhiều thầy đồ vì cố truyền bá chữ Nôm mà bị giết, thậm chí có thể giết luôn cả nhà, cả xóm, thời ấy mạng người chỉ như cỏ rác,  nếu không vì vậy cớ gì mà ông cha ta phải tìm mọi cách thông qua, tranh ảnh, ca dao, chuyện cổ tích, truyền thuyết, tất cả chỉ để gởi lại thông điệp cho người sau với một mục đích – Thuyết nòng nọc, âm dương là của ta, chữ Vuông và Kinh dịch cũng của ta mà không dám nói thẳng ra. Thế mà ta tôn xưng là “ Nam Giao học sĩ” với đền thờ cả ngàn năm qua.
B - Đỉnh đồng để thể hiện uy quyền và ghi công lao. Theo tôi thực chất đỉnh đồng chính là sự phát triển sau cùng của trống đồng mà thôi. Như các nhà nghiên cứu cho biết, sau khi đã đã tìm thấy nhiều trống đồng rồi, công việc quan trọng của các nhà khoa học là phân loại chúng theo mốc thời gian. Có nhiều í kiến khác nhau, nhưng cuối cùng cách phân loại của Franz Heger, nhà khảo cổ học người Áo– được chấp nhận rộng rãi nhất. Theo Heger ông chia làm trống đồng làm 4 loại, được xếp theo mốc từ cổ nhất theo thứ tự I -IV như sau :
  alt alt  alt  alt alt              
                  Loại I                           Loại II                             Loại III                       Loại IV
Trống đồng Quảng Xương      Trống đồng Lạng Sơn      Trống đồng Tân Độ    Trống đồng Long Đọi Sơn,    Đỉnh nhà Thương
                        http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%91ng_%C4%91%E1%BB%93ng
Các trống đồng trên được mô tả như sau:
  • Trống Heger I, còn được nhiều người gọi là trống Đông Sơn.
  • Trống Heger II: thân trống chỉ có 2 phần, không có hình người hay vật nữa, thay vào đó toàn là hoa văn hình học. Trên mặt trống thường có hình khối 4 con cóc, đôi khi 6 con. Mặt trời có 8 tia.
  • Trống Heger III có quai nhỏ đẹp. Mặt trời có 12 cánh. 4 góc mặt có cóc, thường là 3 con chồng lên nhau thành 12. Trang trí toàn bằng họa tiết hình học và hoa văn.
  • Trống Heger IV có kích thước thường nhỏ, không có cóc. Ngôi sao bao giờ cũng 12 tia, nhiều khi rõ tên 12 con vật địa chi.
Qua mô tả với hình ảnh minh họa trên, ta thấy rằng càng về sau trống đồng càng đơn giản hơn. Vì sao như vậy? Vì lúc đầu người Việt đúc trống đồng với mục đích, ngoài chuyện thể hiện quyền uy, cầu mưa hay triệu tập, uy hiếp tinh thần khi ra trận, nó còn dùng để ghi lai lại Hà đồ bằng hình ảnh, nhưng càng về sau, những khái niệm được ghi lại thuở ban đầu trên trống đồng – Điểu thú văn – đã được người Việt ký hiệu hóa thành những quái và chữ tượng hình rồi, nên nhiệm vụ của trống đồng chỉ còn lại là thể hiện quyền uy, cầu khấn, triệu tập, uy hiếp tinh thần mà thôi. Chính vì do nhu cầu ban đầu ít đi thì tính thực tế lại tăng lên, từ đó ta thấy những trống đồng về sau thân trống thon hơn và các quai cao dần lên để dể di chuyển. Trong hướng phát triển này khi người Việt di cư đến vùng Hoàng hà, lúc ấy các con chữ đã thoát thai từ trống đồng thành những kí tự trên những mảnh xương hươu –Giáp cốt văn – và trên các loại vật liệu khác nên trống đồng đã được cải biên thành cái đỉnh, nhưng vẫn dựa trên nguyên tắc tượng cóc (xem hình) với thân trên là Nòng đúc hình chim, sấu, hươu và tượng Nọc thân dưới là ba chân với hai quai chuyển hẳn lên trên, vì lúc này vai trò của nó chỉ còn lại duy nhất là thể hiện quyền uy. Chính vì vậy mà về sau nó cũng được chuyển hóa bằng một con chữ tượng hình 鼎 gọi là đỉnh với nghĩa là quyền uy nhất, để đối lại với chữ 覺 gọi cóc, tượng trưng cho trống đồng với nghĩa là quý nhất (bửu bối). Cho nên ai lấy được cửu đỉnh là lấy được thiên hạ, vì vậy mà sau này Tần Thủy Hoàng cũng đòi cửu đỉnh. Từ cái  ĐỒNG với biểu tượng là quẻ Lôi Địa dự  = Quý nhất, chuyển hóa thành cái ĐỈNH = quyền uy nhất và cũng được biểu tượng bởi một quẻ Hỏa Phong đỉnh . Đây  là dấu hiệu cho thấy đã có sự phân hóa và tranh chấp ý thức hệ giữa hai cư dân Đồng (bằng) và Đỉnh (núi); hay nói khác hơn là sau một thời gian dài sống ở đó, một số nhánh trong cộng đồng người Bách Việt đã bắt đầu hình thành cái bản ngã riêng cho mình từ sự kết tinh bởi thời gian và có lẽ sự hòa huyết với một số cư dân sở tại, vì vậy lời của Lạc Long Quân nói với vợ là có cơ sở. Qua cái đỉnh này cùng với truyền thuyết cho rằng Đỉnh do vua Vũ gom vàng thiên hạ đúc thành chín cái phân bố trong nhân gian, cho thấy rằng hoặc trống đồng của người Việt đã có mặt ở đó và vua Vũ là người Việt, hoặc là người phương Bắc ăn gian lịch sử mà thôi.
Cuối cùng một câu hỏi nữa được đặt ra là : Người Việt đã di cư đến vùng Hoàng hà bằng con đường nào? Câu trả lời là : Bằng đường biển. Bởi vì tự chính quẻ Hỏa Phong đỉnh  , tượng trưng cho cái đỉnh cũng đã nói lên điều đó. Quê hương là miền nam, (Hỏa - Ly là phương nam) đến đây nhờ gió (Phong - Tốn là gió).
    alt                     alt 
Chữ đỉnh và đỉnh đồng                          Quẻ Hỏa phong đỉnh                          
    alt                 alt           alt       
Chữ cóc và trống đồng                             Quẻ Lôi địa dự
Tóm lại, với những gì tôi đã phân tích trên ta thấy :
Câu chuyện họ Hồng Bàng tuy là Truyền thuyết, nhưng rỏ ràng đã cung cấp cho ta một thông tin hết sức quý giá trong việc tìm về cội nguồn, khẳng định lại giá trị văn hóa của dân tộc, đòi lại tác quyền những gì mà ta bị chiếm đoạt mấy ngàn năm qua, Chữ Vuông, kinh dịch. Trước đây ta tưởng rằng chuyện người Việt sinh sống ở vùng Hoàng hà chỉ là truyền thuyết, nhưng giờ đây, với những gì ta có được từ lịch sử, cho đến khảo cổ học, nhân học phân tử, điều ấy là sự thật. Ta tự hào rằng cha ông ta trước bao nhiêu gian khó, thế mà vẫn bảo vệ huyết thống, chủ quyền, rồi khi bị thuộc trị, trong muôn vàn khó khăn và nguy hiểm nhưng vẫn  khôn khéo để lại cho ta những câu chuyện tưởng là mơ hồ nhưng lại đầy sức sống, để giờ đây long mạch lại khai thông, con đường phía trước rộng mở, nhưng cần nhiều nổ lực của những ai con Lạc, cháu Hồng ./.

Không có nhận xét nào: