Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

ĐI VỀ

Trong nhạc phẩm "Một cõi đi về" của Trịnh Công Sơn có câu:

"Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về." 

Ca từ "Đi về" của nhạc phẩm này được hiểu như thế nào?

1. Lão Tử: 

Cuộc sống là quá trình "Đi, Về" (hay nói theo người xưa, đó là quá trình "Sinh kí, Tử quy"):

"Bước Ra Đi" là con đường ngoại, là Âm Tụ.
"Bước Trở Về" là con đường nội, là Dương Tán.

Con đường Ra Đi là con đường Thần - Khí - Tinh. Con đường Trở Về là con đường Tinh - Khí - Thần. Tức là Tinh sinh Khí, Khí sinh Thần. (Tinh liên quan đến bình diện Vật, còn Thần liên quan đến bình diện Tâm)

2. Khoa học:

"Ta từ vũ trụ Bản thể đến, và sẽ trở về với Vũ trụ Bản thể theo con đường số 8. Đó là một quá trình Đi - Về lặp đi lặp lại nhiều lần, theo chương trình xoắn lốc của cái Một.

Con đường Đi (tuyến ngoại) là một quá trình tụ, xuất phát từ cơ thể Ketheric có một "tần số" rất cao và một thực thể rất tinh (hay một cấu trúc khác cao hơn, có thể gọi là cơ thể Cosmic). Trong cơ thể này có ghi toàn bộ những điểm quan trọng của chương trình cuộc đời dưới dạng một mã số nào đó.

Theo chương trình đó, cơ thể Ketheric dần dần, theo trình tự, tạo ra các cơ thể khác có "tần số" thấp hơn và có những thực thể ít tinh hơn, trong một không gian gọi là không gian Âm. Đó là các cơ thể Cảm xúc cao cấp.

Sau đó xuất hiện cơ thể Astral.

Tiếp theo, cơ thể Cảm xúc cao cấp lại tạo ra cơ thể Cảm xúc trong một không gian gọi là không gian Dương, còn cơ thể Etheric mẫu tạo ra cơ thể Etheric cũng trong không gian Dương đó.

Cuối cùng xuất hiện cơ thể hữu hình.

Con đường Về (tuyến nội) là một quá trình tán, ngược với quá trình con đường đi.

Tất cả các cơ thể vô hình và hữu hình đều có cấu trúc thuộc các hình thái Âm Dương, Tứ Tượng, Ngũ Hành, Bái Quát, Cửu Cung, Tiên thiên và Hậu thiên của Kinh Dịch.

Cơ thể càng thô thì cấu trúc càng hẹp hơn (hiện tượng nhúng cấu trúc).

Trình tự quá trình Đi (nếu không kể cơ thể Astral) là tương tự như trình tự các hào sơ, trung, mạt của các Quẻ Nội, Ngoại trong hệ 64 Quẻ Văn Vương. Quan hệ giữa các cơ thể cũng giống như quan hệ giữa các hào trong Kinh Dịch".

(Trích: "Tích hợp đa văn hoá Đông Tây" của Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương) 

3. Phật giáo:

Bước Ra Đi là Chân Ngã (Chân Tâm, Phật Tánh, Tánh Linh,...) vô minh chấp (trụ) thân trung ấm (vật chất) là chính mình (trở thành Chúng Sanh).

Bước Trở Về là xả (bỏ) thân trung ấm (vật chất) để trở về Chân Ngã (Chân Tâm, Phật Tánh, Tánh Linh,...) thường hằng của ta, là ta, là của ta.

Không có nhận xét nào: