Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

NHÂN DUYÊN GIỮA CON NGƯỜI VỚI THIÊN GIỚI

Để đi vào chủ đề về nhân duyên giữa con người với thiên giới thì chúng ta cùng truy tìm về nguồn gốc của nhân loại trên hành tinh này trước nhé. Đây luôn là câu hỏi được đặt ra trong tâm trí rất nhiều người, tuỳ thuộc vào mỗi Tôn Giáo và các tư tưởng khác nhau mà sẽ có sự giải thích khác nhau. Vậy hãy cùng xem thử việc này sẽ được giải thích như thế nào theo quan điểm Phật Giáo . Để bài viết trở nên dễ hiểu mời các bạn cùng nhìn vào ảnh phía dưới để nắm được sơ qua về vũ trụ quan Phật Giáo. Lưu ý là mình cũng chỉ biết thuật lại theo như trong Kinh Tạng và chú giải nên các bạn có tin hay không thì mình cũng chịu vì nhiệm vụ của mình trong bài viết này chỉ đơn giản là làm mọi thứ trở nên ngắn gọn tối đa hết mức có thể và dễ hiểu hơn hết mức có thể cho các bạn khi đọc mà thôi.

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2023

PHẬT THÍCH CA MÂU NI LÀ ÔNG TỔ CỦA MÔN ĐẠI SỐ

Số học là môn khoa học nghiên cứu về hình thức không gian và quan hệ số lượng của thế giới hiện thực, nó bao gồm thuật toán, đại số, hình học, vi tích phân… Ở đây, Bản Địa Phong Quang muốn nói đến chuyện của 2560 năm trước.

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2022

BẢY YẾU TỐ GIÁC NGỘ TRONG ĐẠO PHẬT

1. Niệm Giác Chi:
Khi một người thất niệm thì sẽ để tâm buông theo những hoài niệm quá khứ, những mơ mộng tương lai, hoặc mãi mê lang thang, chìm đắm trong những đối tượng thuận nghịch bên ngoài, mà bỏ quên thực tại nơi chính mình. Từ thất niệm đi đến tạp niệm, tà niệm, vọng tưởng, hoang tưởng... và kết quả chắc chắn là rối loạn, căng thẳng và phân tán năng lực tinh thần bởi những cố gắng tìm tòi vô hiệu, những vấn đề triết lý viễn vong, những nỗi quan hoài bất định.

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2022

CÁI BIẾT KHÔNG SINH KHÔNG DIỆT TRONG THIỀN TỨ NIỆM XỨ

Kinh Tứ Niệm Xứ trong Trung bộ kinh 10 và Trường bộ kinh 22 là hai bản kinh thường được đọc. “Con đường duy nhất đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, đoạn tận khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn”còn được lập lại lần cuối cùng trong kinh Đại-bát Niết-bàn trước khi Thế Tôn nhập diệt.

Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Đức Phật nói về nguyên nhân hiểm nạn, thiên tai, bệnh tật

Chỉ khi những điều kiện này được đầy đủ, thì người này mới thành tựu những lợi ích của Kinh Hộ Trì. Do vậy, điều quan trọng là khi Kinh Hộ Trì được tụng đọc và mọi người nên lắng nghe với niềm tin, sự kính trọng và bằng sự chú tâm.

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

Chỉ Việc Thở Thôi

Bài pháp cô đọng quá, súc tích quá, tôn giả Ānanda tuy có thể tuyên thuyết lại được, nhưng về hàm lượng ngữ nghĩa để áp dụng vào đời sống tu tập hằng ngày thì còn nhiều thắc mắc.

Lúc gặp riêng bậc chưởng giáo, tôn giả Ānanda hỏi:
- Đầu tiên là bốn lãnh vực quán niệm, nếu nói cạn và sâu, thô và tế thì chúng ta nên đi tuần tự thân, thọ, tâm, pháp, có phải vậy không, hiền huynh?

- Đúng là vậy.

- Bây giờ cho đệ hỏi về thân. Bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi, co tay, duỗi chân, mặc y, mang bát, nói cười, tắm rửa, đại tiểu tiện... ta phải thường trực chú niệm mọi cử chỉ, mọi động thái đang diễn ra, đang xảy ra, đang vận hành, đang tương tác với ngoại giới; nghĩa là toàn bộ chúng đều được trực thức nhìn ngắm trong hiện tại, hiện tiền mà không nên để cho một sát-na thất niệm, buông lung, phóng dật nào?