Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

NHẬT TÂM - KINH DỊCH TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG

Lời nói đầu:
Trong phạm vi bài viết, người viết chỉ mong muốn thể hiện quan điểm cá nhân về lịch sử văn hóa các triều đại Hùng Vương và mối liên hệ của nền văn hiến này với các quan niệm về vũ trụ và Kinh Dịch. Đây là cái nhìn hoàn toàn chủ quan của người viết với nỗ lực góp tiếng nói làm sáng tỏ nguồn gốc Kinh Dịch cũng như Lịch sử hình thành của dân tộc Việt Nam. 

Do người viết tuổi đời còn trẻ, hiểu biết về lĩnh vực văn hóa, lịch sử còn rất hạn. Mặt khác chủ yếu theo tây học từ nhỏ, ít có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu về văn hóa cổ phương Đông nên bài viết này chắc chắc sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Kính mong các bậc cao nhân, tuổi cao đức trọng, hiểu biết thâm sâu không phật ý mà trách tội.

Cũng do nguyên nhân hiểu biết không sâu nên người viết không phân tích dài dòng. Chỉ cốt đưa ra luận điểm và chứng minh giải thích ngắn gọn, rõ ràng nhất có thể theo khả năng của mình.

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu

- Văn hóa cổ phương đông trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nên đã bị mất mát nhiều. Người viết mong muốn góp phần làm sáng tỏ những góc khuất đã và đang bị vùi lấp bởi thời gian.

2. Mục đích nghiên cứu

- Góp tiếng nói làm sáng tỏ nguồn gốc Kinh Dịch.

- Làm rõ quan điểm vũ trụ quan thời Hùng Vương.

- Tìm hiểu về lịch sử dân tộc Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Những quan niệm vũ trụ quan thời Hùng Vương và cả những di sản vật thể, phi vật thể thuộc dân tộc Việt Nam.

- Kinh Dịch và âm dương, ngũ hành.

- Quan niệm về vũ trụ lên quan đến âm dương, ngũ hành.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Dựa vào những thành quả của khoa học hiện đại để lý giải vũ trụ quan, nhân sinh quan trong Kinh Dịch.

- So sanh, đối chứng, phân tích những điểm bất hợp lý và so sánh với những di vật, di sản văn hóa để làm sáng tỏ nguồn gốc vấn đề.

5. Dự kiến đóng góp của đề tài

- Tìm nguồn gốc của kinh dịch.

- Xác định quan điểm vũ trụ quan của thời đại Hùng Vương.

- Xác định niên đại lịch sử dân tộc Việt Nam.

CHƯƠNG I MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ NỀN VĂN HIẾN VĂN LANG, HỆ NHẬT TÂM VÀ KINH DỊCH 
1.1. Một số di sản của nền văn hiến Văn Lang

Theo thống nhất chung hiện này của giới sử học, Triều đại Hùng Vương kết thúc nào năm 258 trước công nguyên. Tuy nhiên nước ta hiện vẫn giữ được một số di sản từ triều đại này truyền lại. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ xin nêu ra một vài di sản mà người viết biết có liên quan đến bài viết này.

Di sản vật thể: Trống Đồng Đông sơn.

Di sản phi vật thể: phong tục làm bánh trưng bánh dày vào dịp lễ tết.

Bên cạnh đó còn có những dòng tranh dân gian như tranh Đông Hồ, Tranh Hàng Trống {11} với những bức Tranh đầy ý nghĩa như tranh lợn âm dương, tranh Ngủ hổ Hàng Trống. Mặc dù rất khó để khẳng định thời gian xuất xứ của nó nhưng nó có giá trị rất lớn khẳng định văn hóa truyền thống Việt Nam.

1.2. Các khái niệm các quan niệm về vũ trụ

Theo hiểu biết còn hạn chế của người viết thì mãi đến giữa thiên niên kỷ thứ 2 người đầu tiên công khai quan điểm trái đất và các hành quay quanh mặt trời, đó là nhà Thiên văn phương tây lỗi lạc Copernic (1473 – 1543). Trước ông người viết chưa thấy có ai hay nền văn hóa nào đương đại có quan điểm vụ trụ quan Trái Đất và các thiên thể quay xung quanh mặt trời. Tri thức chung thời bây giờ vào thời điểm khi Copernic mất là Trái Đất là trung tâm của mũ trụ, các vì sao và thiên thể xoay quanh nó. 

1.3. Một số thành tựu của khoa học phương tây về hệ mặt trời

a. Công thức tính lực hấp dẫn của Newton:

F= GMm/r2

Với:

G là hằng số hấp dẫn. G = 6.67 x 10-5 N.km²/kg²

M, m là 2 vật đang xét.

r là khoảng cách giữa hai vật.

Trọng lực tiêu chuẩn:

Trọng lực tiêu chuẩn ký hiệu g0 or gn là gia tốc danh định gây ra bởi trọng lực Trái đất ở độ cao tương đương mặt biển. Theo định nghĩa, nó tương đương 9.80665 m/s2.

b. Dựa vào những thành tựu của khoa học hiện đại ta có thông số các hành tinh trong hệ mặt trời như sau

Bảng 1.  Thông số về các hành tinh (nguồn Nasa {9})
TT
Tên Thiên thể
Khối lượng (Kg)
Khoảng cách tâm thiên thể đến tâm mặt trời (Km)
(1)
(2)
(3)
(4)
http://solarsystem.nasa.gov/images/spacer.gifhttp://solarsystem.nasa.gov/images/spacer.gifhttp://solarsystem.nasa.gov/images/spacer.gif 9
Pluto – Diêm vương tinh
1.3000E+22
5,906,380,000
8
Neptune –  Hải vương tinh
1.0244E+26
4,498,252,900
7
Uranus – Thiên vương tinh
8.6849E+25
2,870,972,200
6
Sartun – Thổ tinh
5.6851E+26
1,426,725,400
5
Jupiter – Mộc tinh
1.8987E+27
778,412,020
4
Mars – Hỏa tinh
6.4185E+23
227,936,640
3
Earth – Trái đất
5.9737E+24
149,597,890
2
Venus – Kim tinh
4.8685E+24
     108,208,930
1
Mecury – Thủy tinh
3.3022E+23
       57,909,175
0
Sun – Mặt trời
1.989E+30
0

Ký hiệu : 1.3E+22 = 1.3 *10^22 (bảng tính Excel hiểu dấu chấm là dấu phẩy)

c. Mô hình hệ mặt trời theo vũ trụ hiện đại

Mặt trời ở trung tâm. Các hành tình quay quanh mặt trời với số thứ tự như trong bảng 1 Thông số về các hành tinh. Hiện nay Diêm vương tinh không được coi là hành tinh nữa nhưng người viết vẫn để Diêm vương tinh trong danh sách tính toán nhằm đảm bảo tính khách quan.

1.4. Một số vấn đề về Kinh Dịch

Thực tế người viết còn quá trẻ (tuổi đời chưa tới 30). Mặc dù đôi lần cầm đọc Kinh Dịch nhưng phần vì hiểu biết chưa đủ, thiếu kinh nghiệm sống thực tế. Mặt khác Dịch lý có những khúc mắc lớn thất truyền từ xưa nên người viết không cách gì hiểu nổi. Nếu là đọc dịch thì cũng chưa trọn chứ chưa nói đến việc nghiên cứu dịch lý. Tuy nhiên người viết mạnh dạn viết bài này với hy vọng “lấy vô chiêu thắng hữu chiêu”. Lấy cái không hiểu để mà tìm giải với phương trêm đơn giản hóa hết mức có thể.

Trong quá trình đọc Dich người viết cũng cảm thấy thắc mắc lớn như nhiều tác giả nghiên cứu dich đã nêu ra:

- Nguồn gốc Hà Đồ, Lạc Thư?

- Tại sao Hà Đồ, Lạc Thư có cả âm dương ngũ hành nhưng trong quẻ dịch thì yếu tố âm dương và ngũ hành không hề ăn nhập?

- Tại sao lại chỉ chồng 3 hào để tạo ra bát quái. Tại sao không chồng thêm 1 hào nữa để ra có thể là ra bộ Kinh mới có nhiều quẻ hơn và mỗi quẻ có 8 vạch? Như vậy cũng không hề mâu thuẫn và hoàn toàn có thể làm được nếu chỉ biện luận.

- Hà Đồ lập ra dựa trên nguyên lý nào mà các quẻ Kinh lại có thể phản ánh được thực tế khác quan khi dùng dự đoán? Hay việc dự đoán dịch chỉ mang tính hên xui dựa vào mấy đồng xu và mấy ý nghĩa sẵn có mà người viết không hiểu là dựa vào điều gì mà tiền nhân lại có thể gán nghĩa cho từng quẻ, từng hào?

- Nói tóm lại là vô cùng khó hiểu. Người viết đã đọc một số sách, bài viết, tranh luận. Thực sự là nhiều lúc chẳng biết ai nói đúng ai nói sai. Bởi vì tất cả đều là học thuật. Nói A thì là A mà nói B thì là B rút cuộc người viết cũng không biết ai đúng ai sai. Bởi vì theo người viết nghĩ nó là học thuật. Mà học thuật thì có rất nhiều trường phái nên người viết chịu thua không thể phân biệt. Tuy nhiên, dù ai đúng ai sai thì họ đều có cái cơ sở và cái lý của mình. Trong bối cảnh nguyên lý gốc của dịch học thất truyền thì không làm sáng tỏ được cũng là điều dễ hiểu. Có điều đọc những luồng tư tưởng đó kiến người viết sáng đầu óc ra nhiều về lý luận Dịch lý.

Sau đây là một số quan điểm Dịch học rất đáng tham khảo:

- Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam? {10} (Tài liệu tham khảo 10)
- Hà đồ trong văn minh Lạc Việt {11}
- Giải mã: hậu thiên bát quái Văn Vương {5}
- Bàn lại lịch sử hình thành kinh dịch {4}
- Cội nguồn kinh dịch và thuyết âm dương ngũ hành {3}
1.5. Tổng hợp một số quan điểm đáng chú ý liên quan đến lịch sử, văn hóa nhà nước Văn Lang

- Vải sợi thời văn hóa Đông Sơn. {1}
- Văn minh Lạc Việt - cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh dịch. {2}
- Đối thoại với thiền sư Lê Mạnh Thát {6}
- Bãi đá cổ Sapa từ góc độ một bài viết {7}

Nguyễn Quốc Thịnh
TTđTD - sưu tầm và giới thiệu

Không có nhận xét nào: