Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Giác Ngộ

Một người không phải là Phật tử có thể đạt Giác Ngộ hay không? Trước giờ Ðức Phật nhập đại Niết bàn, có một vị ẩn sĩ tên Subhada đến gặp và hỏi Ngài: "Có những vị thầy ngoại đạo tuyên bố họ là những bậc Giác Ngộ, điều nầy có đúng như vậy hay không?". Ðức Phật dạy Sudhada hãy tạm gác bỏ câu hỏi nầy qua một bên, Ngài cho một câu trả lời khác: "Nếu Giáo Pháp nào, gồm Giáo Lý và Giới Luật, mà không có Bát Chánh Ðạo thì sẽ không có những vị ẩn sĩ đạt tầng thánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư . Nhưng nếu Giáo Pháp nào có Bát Chánh Ðạo thì sẽ có các hàng ẩn sĩ đạt tầng thánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư".

Tiếng Vọng Từ Chân Tâm

Ngài Ðại Ðức Acharn Mun dạy rằng tâm của tất cả mọi người đều có ngôn ngữ giống nhau. Dầu ta nói tiếng gì, dầu ta là người thuộc dân tộc nào, tâm chỉ là sự hay biết (lời người dịch: chữ tâm được phiên dịch từ phạn ngữ "citta". Bản Chú giải định nghĩa là cái gì hay biết một đối tượng). Vì lẽ ấy Ngài nói rằng tất cả tâm đều có ngôn ngữ giống nhau. Khi một ý nghĩ phát sanh, chúng ta hiểu nó, nhưng khi chúng ta diễn đạt ra thành lời, nó trở thành ngôn ngữ này hay ngôn ngữ nọ. Do đó chúng ta không thật sự thông hiểu lẫn nhau. Mặc dầu vậy, những cảm giác sâu kín trong lòng mỗi người đều như nhau. 

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Sắc tức thị không - Không tức thị sắc

“Sắc tức thị không, không tức thị sắc (Sắc tức là không, không tức là sắc) là câu kinh đơn giản và nổi tiếng nhất trong hệ Bát-nhã Ba-la-mật của Phật pháp. Điều này rất thích hợp với giới Phật học Trung Quốc vốn chuộng sự giản dị và viên dung, nhưng nó mang ý nghĩa rốt ráo như thế nào, hẳn cũng có người chưa hiểu rõ, hoặc chưa từng lưu tâm đến. Dù vậy đến nay câu kinh này đã trở thành một thành ngữ quen thuộc của hàng Phật tử cũng như giới trí thức. Hơn nữa câu kinh này có thể xem là đại biểu cho giáo lí đạo Phật, luôn được nhắc đến.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Cánh tay hay bị tê, chân bị chuột rút? Đây là dấu hiệu cơ quan nội tạng đang có vấn đề!

Khi thận có vấn đề, bạn sẽ không thể nói được, giọng nói sẽ bị khàn đặc.

Khi tim có vấn đề, cánh tay trái của bạn sẽ bị mỏi, tê và đau.

Khi dạ dày có vấn đề bạn sẽ bị đau đầu.

THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO qua bài kinh "Khởi Thế Nhân Bổn"

A. DẪN NHẬP:

1. Lý do chọn đề tài:
Từ khi bắt đầu xuất hiện trên trái đất, con người luôn luôn thắc mắc với những câu hỏi như: thế giới này từ đâu mà ra, vũ trụ này từ đâu mà có, con người từ đâu sinh ra, sẽ đi về đâu v.v... Từ xưa tới nay, các tôn giáo cũng như các triết gia đã đưa ra nhiều giải đáp khác nhau về nguồn gốc vũ trụ nhân sinh, dựa trên sự hiểu biết và trí tuệ của họ ở mỗi cấp độ và mỗi thời đại. Điều rõ ràng là, theo thời gian, khi trí tuệ nhân loại càng ngày càng phát triển, càng đi gần tới khoa học thì sự nhận thức của con người về khởi thủy của vũ trụ cũng dần dần thay đổi. Kết quả là nhiều giải đáp về khởi thủy của con người và vũ trụ của các tôn giáo trước đây đã không còn chỗ đứng trong thế giới tiến bộ ngày nay.

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

HOÀN THIỆN CUỘC SỐNG NHỜ PHẬT PHÁP

Phật giáo không hoàn toàn là một tôn giáo theo cái nghĩa mà từ này vẫn được hiểu, vì Phật giáo không phải là “một hệ thống tín điều và nghi lễ thờ cúng liên kết bất kể tín đồ nào đó với một chủ tể siêu nhiên"...
Phật giáo không kêu gọi sự tin tưởng mù quáng nơi những người tin theo. Ở đây, sự tin tưởng thuần túy bị hạ bệ và được thay thế bởi sự tự tin dựa trên hiểu biết gọi là tín tâm.

HỌC PHẬT ĐỂ SỐNG AN LẠC

Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc.

Đọc, học những lời Phật dạy, mình đừng cứng nhắc từng câu chữ, bởi ‘‘Y Kinh giải nghĩa tam thế Phật oan’’, nhưng cũng phải biết ‘‘Ly Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết’’. Đó là khôn khéo của người học Phật. Phải nương vào Kinh, học Kinh với tất cả sự thông minh và khéo léo mới không bị kẹt vào những câu chữ trong kinh điển. Hiểu đúng lời dạy của Phật, từ đó học đúng, hành trì đúng lời dạy của Phật, thì cây Phật Pháp sẽ ngày càng nở hoa, đơm trái, tạo những cành lá sum suê, vững chãi. Như vậy mình mới xứng đáng là con cháu của Phật, hoàn thành được chí nguyện của người Phật tử đó là :

Phật nhật tăng huy
Pháp Luân thường chuyển.