Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT VÀ KHOA HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT VÀ KHOA HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Tiền bạc, Trí tuệ và Cảm xúc

1
Giàu có khác Giàu sang. Làm Giàu đã khó, sống được Giàu sang khó hơn nhiều. Ở trong biệt thự xây như lâu đài trong khu riêng biệt có cổng gác, đi xe Rolls-Royce Phantom, biển số tứ quý, chơi nuôi cả đàn chó Ngao Tây Tạng, thuê chuyên cơ bay sang Macao đánh bài trong VIP room,... đấy là Giàu có. Người Việt có một từ rất hay, đó là Trọc phú, chỉ những kẻ chỉ duy nhất giàu có về tiền bạc,... còn mọi cái đều trọc lốc! Giàu sang là giàu cả ba thứ: giàu có về Tiền bạc, giàu có về Trí tuệ và giàu có về Cảm xúc. Đó mới thực là Giàu Sang.

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

LÀM CÁCH NÀO DIỄN GIẢI PHẬT PHÁP CHO DỄ HIỂU

Các vị luận sư ngày xưa có chứng ngộ và họ muốn diễn tả những chứng ngộ đó nhưng họ không có cách diễn tả thích hợp. Tại sao ? Bởi vì muốn giải thích cho người thế gian hiểu, họ phải sử dụng ngôn ngữ và các khái niệm của thế gian. Mà thời xưa khoa học chưa phát triển, nên muốn diễn tả những điều đi trước khoa học hàng ngàn năm, họ không có cách nào để diễn tả cho rõ ràng minh bạch. Họ chỉ có cách dùng lý luận trừu tượng để diễn tả, nên kết quả là các bộ luận rất dài dòng, mơ hồ và khó hiểu.

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

BÙA CHÚ DƯỜI GÓC NHÌN CỦA ĐẠO PHẬT

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về đề tài bùa chú để hiểu rõ bùa chú là gì? Và tại sao nhiều người lại tin tưởng, sợ hãi nó đến vậy! 

Bùa chú có nhiều loại và nhiều trường phái khác nhau. Mình là người Phật tử, mình đứng trên quan điểm của đạo Phật thì mình sẽ chú trọng vào cái cốt lõi của nó để nghiên cứu ảnh hưởng của nó và cách hoá giải. Sau đây là một vài trường hợp để chúng ta có thể có được cái nhìn rõ nét hơn : 

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

NGUYÊN LÝ HÌNH THÀNH TAM GIỚI

Tam giới (三界 ba cõi-sa. triloka) theo ý nghĩa của Phật giáo bao gồm Dục giới (thế giới vật chất nơi chúng sinh có nhiều ham muốn, nhưng cũng bị nhiều hạn chế, điển hình là Thế gian của chúng ta), Sắc giới (thế giới vật chất nơi chúng sinh ít ham muốn hơn, vì không còn nhu cầu vật chất, không còn thân thể vật chất, chỉ còn hình bóng, đó là Các Cõi trời hay Tây phương Cực lạc của Phật A Di Đà, đó là thế giới thông tin hoàn toàn bằng softwares, không có hardwares), Vô Sắc giới (thế giới tinh thần, không còn vật chất, cũng không còn hình bóng, không phải có ý thức, tâm niệm, cũng không phải không có ý thức, tâm niệm, chúng sinh giao tiếp trực tiếp, không cần biểu hiện qua ngôn ngữ hay hình sắc bên ngoài, điển hình là Phi tưởng phi phi tưởng xứ). Như vậy tam giới bao gồm toàn bộ thế giới vật chất và tinh thần với vô lượng cõi giới và chúng sinh trong đó. Cụ thể : 

Thứ Bảy, 2 tháng 1, 2016

NGŨ UẨN GIAI KHÔNG

Nếu có ai đó yêu cầu tóm tắt toàn bộ giáo lý Phật giáo trong một vài từ ngữ gọn gàng, không cần dài dòng văn tự, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, đó là : Ngũ uẩn giai không. Trong bốn từ này có ba từ dễ hiểu, không cần giải thích, mọi người đều có thể mường tượng ý nghĩa của nhóm chữ, chỉ có từ Uẩn là khá khó hiểu.
Ngũ uẩn giai không 五蘊皆空 nghĩa là năm uẩn đều không có thật. Chữ uẩn 蘊 (skandha) còn gọi là ấm 陰 Uẩn là nhóm hay tập hợp hoặc tích hợp. Ngũ uẩn bao gồm : Sắc (vật chất, matter, material); Thọ (cảm giác, perception); Tưởng (tưởng tượng, imagination) ; Hành (chuyển động, motion); Thức (nhận thức, phân biệt, conciousness, alaya, discrimination).

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Ngũ Minh

Ngũ minh là Thanh minh, Công xảo minh, Y phương minh, Nhân minh và Nội minh.

Giáo lý về Ngũ minh này khá quen thuộc với tu sĩ và Phật tử tại gia Việt Nam. Chúng ta không thấy Ngũ minh được đề cập trực tiếp ở các Nikàya và A-hàm. Tuy nhiên, Tam tạng của Phật giáo ở Hán tạng lại ghi rõ và đề cập đến nhiều, bởi lẽ Ngũ minh được phát huy từ khu vực Phật giáo ở Bắc Ấn. Bồ-tát Trì Ðịa Kinh, cuốn 3 và Tây Vực Ký, cuốn 2, của Ðường Huyền Trang có giảng rõ. Xuyên qua các Nikàya và A-hàm chúng ta cũng có thể rọi thấy Ngũ minh được biểu hiện qua các đại đệ tử của Thế Tôn.

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

TỪ KHÔNG LƯỢNG TỬ ĐẾN CHÂN NHƯ PHẬT HỌC

Không lượng tử

Lịch sử của sự phát triển khoa học nói với chúng ta rằng cho đến cuối thế kỷ 19 với sự thành công của các nhà khoa học có tầm quan trọng như Galileo và Newton, Copernicus và Kepler, Faraday và Maxwell cùng với những ứng dụng kỹ thuật đáng kinh ngạc, lúc bấy giờ phần đông các nhà khoa học, trong đó có nhà vật lý Lord Kelvin đã tin rằng vũ trụ trong dạng toàn thể của nó đã có thể khám phá và chỉ còn lại những chi tiết nhỏ không đáng kể và ông xác tín một cách lạc quan sớm muộn gì cũng giải quyết xong. Đó là 2 vấn đề: