Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

THAM SÂN SI

Cố gắng tạo ra điều gì đó là tham. Chối bỏ những gì đang diễn ra là sân. Không biết những gì đang diễn ra hoặc đã kết thúc là mê mờ. (Thiền sư Sayadaw U Tejaniya)

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Gương hiếu hạnh Tôn giả Xá Lợi Phất

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ;
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Mưa ngâu ngậm ngùi thương nhớ mẹ,
Vu Lan bồi hồi yêu kính cha.

Hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng bảy, người con Phật thường về chùa thiết lễ Vu Lan. Có thể nói, Vu Lan đã trở thành lễ hội truyền thống không chỉ riêng người Phật tử, mà còn chung tất cả những người con đất Việt. Là tại vì, khi sinh ra đời ai cũng có cha lẫn mẹ, và phụ mẫu nào cũng gian khổ nhọc nhằn vì con.

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2020

Ðạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người

Hòa thượng Thích Minh Châu

Ðây là một vấn đề quan trọng, vấn đề đạo đức Phật giáo, vì chúng ta có thể nói tất cả những lời dạy của đức Phật đều trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến vấn đề đạo đức và chúng ta cần phải định nghĩa đạo đức Phật giáo như thế nào trước hết cho phù hợp với dụng ý thuyết pháp độ sanh của Ngài, sau để ứng dụng nền đạo đức ấy vào thế giới loài người của chúng ta, đặc biệt là con người hiện đại của chúng ta.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2019

KHÁI NIỆM VỀ NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO

Nghiệp là một khái niệm chủ yếu trong giáo lý Phật giáo mang nhiều khía cạnh tâm lý và triết học siêu hình thật sâu sắc và phức tạp, thế nhưng lại thường được hiểu một cách quá máy móc và đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng trình bày khái niệm căn bản này dưới các góc nhìn bao quát, khoa học và triết học hơn.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019

Con Đường “Trung Đạo” Từ Nguyên Thủy Sang Đại Thừa

Trung đạo (madhyamā-pratipad) là con đường tu tập được kinh nghiệm từ chính Đức Phật, sau khi tận hưởng cuộc sống dục lạc trong cung điện hoàng gia và trải qua sáu năm thực hành khổ hạnh, Ngài đã đạt được giác ngộ dưới cội cây bồ đề.

Phật giáo Nguyên thuỷ (Theravada) định nghĩa trung đạo là sự từ bỏ hai cực đoan: hưởng thụ dục lạc và thực hành khổ hạnh. Đây được gọi là căn bản nhất của con đường trung đạo. Một quan điểm khác của Trung đạo là sự xa rời hai quan điểm: thường hằng (āśvata) và đoạn diệt (uccheda).

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Vì sao Phật tử không nên tin vào tử vi, tướng số, bói toán, phong thủy

Giáo pháp của Thế Tôn không có tử vi, bói toán, tướng số, không có phong thủy mà là: Tứ Diệu Đế (- Khổ, Tập, Diệt, Đạo), Bát chánh đạo, 37 phẩm trợ đạo, tứ vô lượng tâm, tứ niệm xứ, niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng, bố thí, thiền định, giữ giới, hành thập thiện,...

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

GIÁO LÝ NĂM UẨN

Uẩn, thuật ngữ Pāli là khandha (Skt: skandha) thường được dịch sang tiếng Anh là ‘aggregates’ uẩn. Trước thời Phật,thuật ngữ khandha có ý nghĩa hết sức bình thường, đó là một đống, một bó, một cụm, một khối, một đống thô trọng (ghana)[1] có vẻ rắn chắc bên ngoài, được phân thành năm ‘nhóm’ (rāśi, tụ, đống, hay bó, một thứ kết tụ các mảnh vụn cộng thêm danh hiệu, một khối được hình thành từ năm phần tử khác biệt nhau). Nó cũng được dịch là Ấm với ý nghĩa che đậy, uẩn với nghĩa nghĩa tập hợp, và cũng dịch là trọng đởm với ý nghĩa gắnh nặng. Năm uẩn được gọi như vậy vì chúng là sự cấu thành của năm thành phần tạo nên một tập hợp được gọi là con người đầy đủ hai thành phần danh và sắc (nama-rupa). Trong Kinh Tương Ưng Bộ (Saṃyutta nikāya) năm uẩn định nghĩa như sau: ‘Bất cứ loại hình thức đó là, cho dù trong quá khứ, tương lai, hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, hạ liệt hay cao thượng, xa hay gần: điều này được gọi là sắc uẩn; bất cứ điều gì có cảm giác là, ‘quá khứ, tương lai, hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, hạ liệt hay cao thượng, xa hay gần, được gọi là thọ uẩn; và tiếp tục định nghĩa như vậy cho những uẩn kế tiếp.’[2]