Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

TIẾP THEO PHẦN 2: NHỮNG SAI LẦM CỦA KHOA HỌC (1)

(Đọc trước: PHẦN 2: NHỮNG SAI LẦM CỦA KHOA HỌC)
Về vạn vật hấp dẫn, tôi muốn nói chư vị những điều như sau:

1. Nếu vạn vật đều hút nhau thì vạn vật trong Vũ trụ này sẽ tiến lại gần nhau, tức là Vũ trụ sẽ co lại thành một khối đậm đặc. Nhưng thực tế, Vũ trụ đang giãn ra.

Thuyết vạn vật hấp dẫn trái với sự giãn nở của Vũ trụ, không có cách nào khác, con người thừa nhận thuyết này và lý giải sự giãn nở của Vũ trụ theo một chiều hướng không có lời giải cho sự lý giải đó. Họ cho rằng có năng lượng tối đã làm cho Vũ trụ giãn nở. Nhưng họ không biết năng lượng tối như thế nào, từ đâu ra và chưa từng được biết đến.

Sự sai lầm của thuyết vạn vật đưa đến sự bế tắc để lý giải những điều đang xảy ra như Vũ trụ đang giãn nở.

2. Chúng ta chỉ biết đến được rằng, trong một phạm vi nhất định, các vật hút nhau. Đây là điều mà chúng ta được biết đến. Ví như chúng ta đang ở trên mặt đất và chịu sự lực hút bởi Trái đất. Ví như chúng ta biết Mặt trăng chịu lực hút của Trái đất. Ví như chúng ta biết đến Trái đất chịu lực hút của Mặt trời. Ví như chúng ta biết đến Hệ Mặt trời chịu lực hút của Thiên hà... Nhưng chúng ta chưa được biết đến rằng, lực hút giữa chúng ta với nhau, lực hút giữa Mặt trăng và Mặt trời, lực hút giữa hai ngọn núi cạnh nhau, lực hút giữa Trái Đất và Thiên hà. Chúng ta chưa từng biết đến và sẽ không bao giờ được biết đến. Vì rằng, chúng không hút nhau.

3. Đây là một phương pháp thí nghiệm để chứng minh sự sai lầm của thuyết vạn vật. Tôi hướng dẫn chư vị thực hiện nếu chư vị muốn kiểm chứng.

4. Và đây là một thí nghiệm chứng minh chúng chỉ tương tác trong phạm vi với nhau, tức là có giới hạn về khoảng cách.

Thí nghiệm này có thể áp dụng giữa Trái đất và Mặt Trăng hoặc giữa Mặt Trời và Trái đất.

Giữa Trái đất và Mặt trăng có một vị trí, một bề mặt vị trí, khi đặt một vật A có khối lượng là M1 qua khỏi vị trí đó về hướng Mặt Trăng thì bị Mặt trăng hút, qua khỏi vị trí đó về hướng Trái đất thì Trái đất hút. Cũng vị trí đó, bề mặt vị trí đó, khi đặt một vật B có khối lượng là M2 qua khỏi vị trí đó về hướng Mặt Trăng thì bị Mặt trăng hút, qua khỏi vị trí đó về hướng Trái đất thì Trái đất hút. Nghĩa là, sự thay đổi chiều lực hút khi qua khỏi vị trí đó không phụ thuộc khối lượng của Vật. Điều này sẽ chứng minh thuyết vạn vật là sai.
---------
II
Ở trên, tôi nói rằng thuyết vạn vật của Newton là sai lầm. Bây giờ tôi nói rằng thuyết vạn vật của Einstein là sai lầm.

Kết quả nghiên cứu của Einstein cho thấy rằng không gian bị bẻ cong xung quanh một vật. Khác với Newton, Einstein thấy rằng có một thứ gì đó hấp dẫn mọi vật xung quanh một vật. Và ông cho rằng sự hấp dẫn này không phải thuộc tính của vật mà là thuộc tính của không gian và thời gian. Từ đó, ông đưa đến kết luận không thời gian bị bẻ cong xung quanh một vật.

Riêng về quan điểm vạn vật hấp dẫn lẫn nhau, tức hút nhau của hai thuyết vạn vật ở trên đều trái với sự giãn nở của Vũ trụ.

Với Einstein cho rằng không thời gian bị bẻ cong xung quanh một vật. Chúng ta biết rằng, một vật dù lớn hay nhỏ mà ta nhìn thấy bằng mắt thường, chúng được cấu tạo từ những vật nhỏ hơn. Như thân của ta cấu tạo từ những tế bào, Trái đất cấu tạo từ những vật chất đất, đá,... Mặt trăng cũng như vậy, Mặt trời, Thiên hà cũng như vậy,... Như Einstein thì từng vật nhỏ cấu thành kia có không gian xung quanh bị cong. Khi chúng hợp lại thì chúng vẫn là chúng, vẫn có không gian cong xung quanh. Nhưng cũng theo Einstein, vật lớn được cấu thành từ những vật nhỏ kia cũng có không gian cong xung quanh. Không gian cong xung quanh của vật lớn từ đâu mà có. Nó là kết quả của các không gian nhỏ hợp lại chăng. Nếu chúng hợp lại thì không gian cong xung quanh các vật nhỏ kia không còn. Như thế là mâu thuẫn nội tại.

Newton và Einstein đều có điểm chung đó là càng gần tâm vật thì lực hấp dẫn càng lớn. Theo kết quả khoa học mà hai vị này ứng dụng thì vật lớn được cấu tạo từ vật nhỏ hơn, khối lượng của vật lớn là tổng khối lượng của các vật cấu thành vật lớn. Chúng ta thấy rằng khi một vật A tiến gần về tâm vật lớn thì vật lớn không còn là vật lớn nữa. Vì rằng từ vật A trở ra ngoài, các vật chất thuộc vật lớn ban đầu trở thành một vật khác, nó không còn thuộc vật lớn ban đầu để nói rằng nó hút vật A về tâm vật lớn. Phần vật chất bên ngoài vật A phải hút vật A ngược ra ngoài. Vì chúng cũng là vật chất. Cho nên, phần khối lượng của vật lớn có tác dụng hút vật A về tâm của nó sẽ càng nhỏ khi vật A tiến về tâm vật lớn. Khi đến tâm thì lực hút bằng 0. Trong khi đó, theo hai thuyết vạn vật nêu trên thì lực này tiến đến lớn vô cùng tận.

Tuy nhiên, tôi nói rằng Einstein là một nhà khoa học vĩ đại nhất nhân loại từ xưa đến nay về khoa học Vũ trụ. Vì sao tôi nói như thế? Vì ông thấy rằng sự hấp dẫn của các vật không phải là lực mà là một thứ gì đó kéo chúng lại với nhau. Đây là một tiệm cận của chân lý.

Nhưng ông không biết được sự thật. Đã tiệm cận nhưng không thể biết và đưa đến kết luận sai lầm.

Vì sao các nhà khoa học thường mắc phải những sai lầm và đưa đến bế tắc, tôi sẽ nói nguyên nhân khi nói xong các sai lầm điển hình của khoa học.

Pháp Không chân Như (thuyết giảng vào lúc 21g ngày 01-05-2016)

Không có nhận xét nào: