Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015

ĐỀN ANGKOR CAMPUCHIA - KỲ QUAN THẾ GIỚI

1. Angkor Wat kì quan thế giới

Xem:
Angkor Wat (đọc theo tiếng Việt : Ăng-co Vat) thuộc tỉnh Siem Reap. Angkor Wat còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên; trong khi đó, Angkor Thom (Ăng-co Thom) thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích. Theo tiếng Khmer, Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm kinh đô của Đế quốc Khmer. Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.

Con đường độc đạo dẫn vào Angkor Wat
Đền Angkor nhìn từ máy bay
Đền Angkor nhìn từ trên cao
Angkor Wat nhìn từ cổng phía tây
Mô hình Angkor Wat
Nằm cách thủ đô Phnôm Pênh 320 km về Hướng Bắc, được xây dựng dưới thời vua Suriya-warman II (1113-1150), Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot -  một nhà tự nhiên học người Pháp.


Ông tình cờ đi ngang qua khu rừng nhiệt đới đổ nát và phát hiện ra công trình này. Từ đó, các nhà khảo cổ học đã cải tạo và làm lộ ra vẻ quyến rũ lộng lẫy của kỳ quan này.

Ngày nay du khách viếng thăm đều kinh ngạc trước nét hoa mỹ của từng chi tiết kiến trúc nơi đây và những tảng đá được chạm trổ một cách sắc sảo. Lôi cuốn nhất là việc chạm khắc những thiếu nữ đang nhảy múa vô cùng quyến rũ ở Angkor wat.

Một trong 5 tháp của tầng thứ 3 Angkor Wat
Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.

Hồ nước phía trước Angkor Wat

Cách bố cục này gây cảm giác ức chế cho người đi vào đền, bởi hình ảnh khu đền đồ sộ nổi bật trên ánh sáng chói lòa của Mặt Trời. Khu đền gồm 4 tầng nền, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ trụ Mêru" của người Ấn Độ. Vị thần linh được thờ ở đây là thần Viśnu. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại. Chính phủ Campuchia đã cho tiến hành phục chế, tu bổ khu di tích và ngày nay, quần thể này là địa điểm thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.



Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83610m².
Trung tâm của thánh điện là một tòa tháp cao 61m. Muốn đi tới đó phải qua mấy cửa, một bậc thềm cao và một sân rộng. Chung quanh tòa tháp thấp hơn, đó là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc.

Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm thước Anh, đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Campuchia. Hình tượng được mọi người yêu thích và thường xuất hiện trên phù điêu, chính là vị nữ thần nhảy múa của Campuchia.
Chim thần Garuda và thần Vishnu - điêu khắc đá trong Angkor Wat
Ngoài ra, bên cạnh Angkor Wat ("Wat" nghĩa là đền) còn có các đền phụ là: 

Ta Prohm
Nguồn gốc tên gọi của đền này là Rajavihara - nghĩa là đền hoàng gia. Những rễ cây Tung và Kơnia khổng lồ như giang đôi tay khổng lồ bao trùm lấy những toà tháp. Giữa không gian núi rừng, giữa những khối đá khổng lồ, những chiếc rễ cây khổng lồ hình thù quái lạ đã tạo nên một ấn tượng mạnh trong cảm nhận của du khách.

Vẻ đẹp, sự lôi cuốn và hấp dẫn đến từ mọi góc cạnh của công trình, Ta Prohm đã trở thành một bối cảnh tạo được nhiều ấn tượng sâu sắc cho hàng triệu khán giả trên khắp thế giới qua bộ phim Tomb Raider (Bí mật ngôi mộ cổ).

Banteay Srei

Đền gồm các cụm tháp nhỏ bằng sa thạch đỏ, ẩn trong rừng rậm. Màu đỏ của đá rực lên trong nắng sáng, màu xanh thẩm của cây rừng hoà lẫn với các khoa văn đá mềm mại uyển chuyển. Những mảng phù điêu tinh xảo như những chuỗi hoa nở trên đá.

các yếu tố kiến trúc và chi tiết trang trí của Banteay Srei độc đáo và đẹp tuyệt vời. Một nền hoa văn dạng lá trông sống động tựa như các chi tiết của một bức thảm uốn quanh bức tường của những nhóm tháp ở trung tâm.



2. Angkor Thom

Angkor Thom là thành phố thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer. Thành được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII. Thành rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời kỳ trước cũng như các đền thời được Jayavarman và những người nối nghiệp ông xây dựng. Tại trung tâm thành là ngôi đền quốc gia của Jayavarman, đền Bayon, với các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường Chiến thắng nằm ngay phía Bắc đền.



Tháp mặt người tại cửa Nam, tạc hình Quán Thế Âm
Angkor Thom đã được xây dựng để làm thủ đô vương quốc của Jayavarman VII, và là trung tâm của chương trình xây dựng khổng lồ của ông. Một tấm bia được tìm thấy trong thành phố đã viết về Jayavarman VII như là chú rể và thành Angkor Thom như là cô dâu của ông.


Tuy nhiên, Angkor Thom không phải thủ đô đầu tiên của Khmer tại địa điểm này. Trước đó 3 thế kỷ, Yashodharapura ở gần đó về phía Tây Bắc đã là thủ đô. Angkor Thom trùm lên một phần của thành phố đó. Các đền thờ nổi tiếng nhất của thời kỳ cổ hơn nằm trong thành phố là Baphuon - ngôi đền quốc gia cũ, và Phimeanakas - ngôi đền đã được nhập vào Cung điện Hoàng gia. Người Khmer đã không phân biệt rõ ràng giữa Angkor Thom và Yashodharapura, thậm chí đến thế kỷ 14, một tấm bia vẫn còn sử dụng tên cũ. Tên Angkor Thom - thành phố vĩ đại - đã được sử dụng từ thế kỷ 16.

Đền Bayon, Angkor Thom
Ngôi đền cuối cùng được biết là đã được xây dựng tại Angkor Thom là Mangalartha, được khánh thành năm 1295. Từ đó, các công trình thỉnh thoảng lại được sửa chữa, nhưng các công trình mới được xây dựng bằng các vật liệu dễ hỏng đã không tồn tại được đến nay. Trong các thế kỷ tiếp theo, Angkor Thom vẫn là thủ đô của vương quốc trong thời kỳ suy tàn cho đến khi nó bị bỏ hoang bắt đầu từ khoảng trước năm 1609, khi một du khách phương Tây viết về một thành phố bỏ hoang: "kỳ diệu như Atlantis của Plato" mà có người cho là đã được xây dựng bởi Hoàng đế La Mã Trajan.

 Angkor Thom cũng có sức hấp dẫn huyền bí không kém Angkor Wat. Đường vào cửa Angkor Thom rất ấn tượng: hai bên là các tượng thần ôm thân con rắn 7 đầu, dài khoảng vài trăm thước dọc hai bên cửa vào thành phố cổ này. Trung tâm thành phố Angkor Thom là đền Bayon với bốn cửa theo bốn hướng. Kế đến Bayon  về phía Tây Bắc là cung điện vua Phimeanakas. Từ đó cũng có một trục đường chạy về phía Đông ra một cửa nữa gọi là cửa "Chiến thắng". Vì thế, Angkor Thom có hai trung tâm biểu hiện hai thời kỳ lịch sử khác nhau. Hiện nay, thành phố Angkor Thom chỉ còn là phế tích, bên trong là rừng rậm dày đậm cây cao, dây leo khắp nơi, khó có thể biết đó là thành phố, đền điện cổ trong đó. 
Ảnh và tư liệu: từ Internet

Không có nhận xét nào: