Giờ Tý từ 23h đến 1h sáng hôm sau. Giờ này mật làm việc, là thời gian dịch mật vận động, và tuỷ xương tạo máu. Vào giờ Tý, cơ thể bắt đầu cần nghỉ ngơi điều dưỡng và phục hồi những tổn thương. Giờ này tuyệt đối k thức khuya, vì sẽ để lại những biến chứng của bệnh mật hoả (tức làm mất đi dương khí), chứng mất ngủ, đau đầu, tâm lý bất an. Đối với ng ngủ trc giờ Tý, buổi sáng khi tỉnh dậy đầu óc sáng suốt, sắc mặt tươi hồng. Ngược lại thì sáng hôm sau mặt tái xanh. Đặc biệt k nên ăn đồ ngọt do glucose tạo năng lượng bị động, tiêu k hết thì tích tụ, nhưng tiêu rồi thì buộc gan phải hoạt động gấp nhiều lần bằng cách tự tiêu hết glucose mà nó dự trữ. Vì thế, việc ăn ngọt vào ban đêm, hoặc hạ đường huyết, hoặc bị đái tháo đường. Bữa tối ăn nhiều, ăn đồ ngọt, hay đồ ăn khó tiêu, ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượng giấc ngủ.
2. Giờ Sửu nên ngủ 1 cách thoải mái
Giờ Sửu từ 1-3h sáng. Giờ này gan làm việc, là tgian mà gan phục hồi sau 1 ngày hoạt động. Gan có thể điều tiết máu khắp cơ thể, khiến khí huyết đc điều hoà, loại đc độc tố trong máu, cơ thể từ đó mà đc thanh lọc. Giờ này nên đi ngủ trong tâm trạng thoải mái để tránh áp lực lên thành mạch máu, trong tư thế nằm thoải mái để trọng lực và phản lực trái đất dàn trải đều khắp cơ thể, từ đó k gây thêm trở ngại cho quá trình lưu thông khí huyết. Nên nhớ khí huyết k đc lưu thông sẽ bị biến dạng, khí huyết mà biến dạng thì mạch máu và cơ quan cũng biến dạng theo, vì thế mà ta k thể ngủ trong tư thế ngồi và đứng. Những ng chưa ngủ trước giờ Sửu, sắc mặt xanh xám, cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu sinh khí.
3. Giờ Dần cần giấc ngủ sâu
Giờ Dần từ 3-5h. Giờ này phổi tăng cường làm việc. Đặc điểm của nó là “khí nhiều máu ít”/”phổi hướng về bách mạch”. Gan ở giờ Sửu sau khi thanh lọc máu tươi mới cho phổi, thông qua phổi đi hết cơ thể. Cho nên buổi sáng tinh mơ khi vừg thức dậy ta sẽ có khí sắc hồng hào, tinh lực dồi dào. Ở giờ Dần, nhiệt độ cơ thể là thấp nhất, huyết áp thấp nhất, mạch đập và hô hấp yếu nhất, não cấp máu ít nhất. Khi cơ thể “lạnh” quá mức, nó sẽ tự phản ứng lại bằng cách “co thắt/rùng mình”, là thời điểm dễ thức giấc, mộng du, ác mộng, tinh thần rất yếu ớt, khí huyết suy yếu. Những ai trực đêm dễ phạm sai lầm, bệnh nặng càng tăng nguy cơ tử vong.
4. Giờ Mão uống nước sôi/ấm giúp ích cho việc bài tiết đại tiểu tiện
Giờ Mão từ 5-7h sáng. Giờ này ruột già làm việc, có lợi cho việc bào tiết. Giờ Mão khí huyết vào ruột già, thích hợp nhất để uống 1ly nước sôi/ ấm, sau đó đi tiểu tiện. Vào buổi sáng có thể ăn những loại rau quả có tính acid cao như: chuối tiêu, cam, táo, v.v… Đặc biệt không uống rượu vào lúc này do gan không thể kịp thời giải độc được, khiến cho nồng độ cồn trong máu tăng cao bất thường. Uống nước lạnh khiến cho các thành mạch máu co thắt lại, việc lưu thông máu bị trì hoãn lại, trong khi đó việc uống nước sôi (tốt nhất là nước ấm để các mạch máu không bị quá kích thích) làm cho các mạch máu được thư dãn hơn.
5. Giờ Thìn nên ăn sáng
Giờ Thìn từ 7-9h sáng. Dạ dày sau một đêm đã tiêu hóa hết thức ăn, có đủ thời gian để nghỉ ngơi, cho nên lúc này đã bắt đầu hoạt động. Mỗi ngày nhất định phải dậy sớm ăn sáng, hơn nữa là phải ăn nhiều một chút và ăn ngon.
6. Giờ Tỵ dưỡng tỳ
Giờ Tỵ từ 9-11h sáng. Tỳ lúc này hoạt động và trở nên nhanh nhẹn nhất. Người làm việc văn phòng nên hoạt động một chút và tự rót cho mình 1 ly nước đun sôi để nguội, từ từ uống, việc này làm cho tỳ hoạt động thuận lợi và nhanh nhẹn nhất. Khi ngồi dùng sức tỳ nén vào mặt trong của bàn chân, hoạt động ngón chân cái. Nếu đã có dấu hiệu đói nhưng chưa thể ăn ngay, thì nên lập tức nén huyệt Công Tôn để giảm bớt hoạt động phân tiết dịch vị (acid) của dạ dày. Công năng tỳ tốt, tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt khiến chất lượng máu tốt, môi miệng đỏ tươi, ngược lại thì môi trắng bệch hoặc đen tím.Tỳ làm chủ về cơ thịt, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thịt, vì thế khi mắc bệnh Tỳ thì cơ thịt cũng bị ảnh hưởng (như, nhão cơ, teo cơ,…). Tỳ rất sợ ẩm thấp, cho nên Tỳ mà thấp thắng thì cơ thịt ung thũng. Chức năng của Tỳ là di chuyển những vật chất tinh vi lên trên (Tỳ chủ thăng thanh) đến Tâm và Phế, rồi mới từ đó di chuyển đến các nội quan khác. Nếu Tỳ không thăng mà bị hãm xuống dưới, là dấu hiệu của tiết tả hoạc sa nội tạng. Tỳ ở vị trí trung ương (Tỳ chủ trung châu/ theo học thuyết ngũ hành), cho nên có chức năng truyền tải dinh dưỡng đến 4 tạng phủ chính ứng với hướng tây-bắc-đông-nam. Vì thế mà Tỳ chủ cả tứ chi. Tỳ mà kiện vận thì tứ chi linh hoạt và có ‘lực’. Ngược lại tứ chi rã rời là biểu hiện của Tỳ khí hư yếu. Tỳ liên quan mật thiết với dạ dày (Vị). Tỳ chứa đựng ý niệm (Tỳ tàng ý). Tỳ hư sinh ra suy nghĩ mông lung, lo nghĩ quá độ ảnh hưởng đến Tỳ thì chẳng còn màng đến ăn uống nữa. Khi ăn uống thì không nên hoạt động ngoại lai (như xem tv, trò chuyện, làm việc,v.v… những hoạt động về trí não).
7. Giờ Ngọ nghỉ ngơi
Giờ Ngọ từ 11-13h. Giờ này tim làm việc, là thời gian để dưỡng tim. Thúc đẩy mạch máu vận hành, nuôi dường tinh thần, khí, và cơ. Hơn nữa, phải giữ tâm trạng thoải mái sau bữa trưa, bằng cách giải lao hoặc ngủ trưa với thời gian thích hợp, không vượt quá 1h (nếu k sẽ dẫn đến mất ngủ), sau khi thức dậy phải vận động thích hợp để thông khí huyết đi khắp cơ thể, cho nên tăng cao công năng hoạt động cho tim.
8. Giờ Mùi công năng tiêu hóa và hấp thụ vượng nhất
Giờ Mùi từ 13-15h. Giờ này ruột non làm việc, ruột non có thể chia phần tiêu hóa sạch, bẩn, đem nước chảy về bàng quang, cặn bả đưa vào ruột già, tinh hoa chuyển đến Tỳ. Cho nên, bữa trưa phải xong trước 13h, vì thời gian này tinh lực của ruột non thịnh nhất, và hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất.
9. Giờ Thân uống nhiều nước sẽ có lợi cho việc bài tiết nước tiểu
Giờ Thân từ 15-17h. Giờ này bàng quang làm việc, bàng quang trữ nước, nước bọt, và đem nước thừa lại đi bài tiết ra ngoài, còn nước bọt tuần hoàn trong cơ thể. Vì thế tốt nhất là nên uống nhiều nước, là thời gian để uống nước quan trọng nhất của 1 ngày, cho nên cũng cần phải bài tiết nước tiểu kịp thời. Giờ này đại não năng vận động nhất, trí nhớ tốt nhất, thích hợp cho làm việc và học tập.
10. Giờ Dậu, làm việc xong cần nghỉ ngơi nhiều
Giờ Dậu từ 17-19h. Thận làm việc. Thận chứa tinh sinh dục và tinh của lục phủ ngũ tạng. Thận là gốc của Thiên Bẩm. Thận ở giờ Dậu bắt đầu bước vào giai đoạn tích trữ tinh hoa của cơ thể. Nếu bị sốt nhẹ vào giờ này cũng làm khí huyết tổn thương nghiêm trọng. Vì giờ này đã hết công việc phải làm, mỗi người cần phải được giải lao đôi chút. Bởi vậy k nên làm việc quá sức. Những người mắc bệnh dương suy, có thể xoa bóp vào huyệt vị của Thận vào giờ này, để cho một hiệu quả rõ ràng nhất. Trên đường đi làm về có thể thực hiện động tác tỳ lực trên 10 đầu ngón chân để kích huyệt Dưỡng Tuyền, một cách bổ thận tốt nhất. Thận khai khiếu ra tai. Tai là cửa của Thận, cho nên Thận mà tốt thì thính lực mạnh. Thận điều tiết thể dịch, liên hệ mật thiết với niệu đạo và hậu môn, cho nên thông qua đại tiểu tiện có thể nhận biết sự bất thường ở thận. Thận rất ghét khô ráo, vì thận chủ xương sinh tủy, cho nên nếu khô ráo sẽ tổn thương đến âm tinh. Hao tổn thận khí xương tủy khô kiệt, tân dịch khô cạn. Vì não là do tủy và thận tinh hóa, cho nên Thận chủ hoạt động vế trí. Thận hư, thường có chứng suy giảm trí nhớ. Thận quản lý tinh của thực phẩm và tinh sinh dục, cho nên nó quản lý sự sinh trưởng, phát triển và duy trì nói giống. Thận cũng biểu lộ ra tóc (Thận, kỳ hoa tại phát), thận tốt thì tóc dày, mượt bóng, ngược lại thì thưa, khô, rụng gãy.
11. Giờ Tuất, dưỡng Tâm
Giờ Tuất từ 19-21h. Giờ này Tâm bao (màng ngoài tim) vận động, cũng là giờ mà trọng lượng cơ thể nặng nhất. Tâm chủ thần minh (tâm quản lý mọi hoạt động tinh thần, tình cảm của cơ thể) là một chức năng sinh lý của Tâm : Thần, bao hàm mọi hoạt động tinh thần, tình cảm. Minh là sự sáng suốt, trong sạch, không bị che lấp.Tâm bao gồm Tâm huyết, Tâm âm và Tâm dương. Tâm âm chỉ phần chất âm dịch của Tâm (thành phần huyết dịch nuôi dưỡng tim) và thực thể của quả tim; về mắt sinh lý bệnh thì có quan hệ mật thiết đến tâm huyết, phế âm và thận âm. Tâm dương, chỉ dương khí của Tâm, cũng là chức năng hoạt động của Tâm. Tâm dương có quan hệ chặt chẽ với Tâm khí, ngoài ra Tâm dương còn tuyên thông với phần dương ngoại hệ. Tâm huyết, chỉ huyết dịch tuần hoàn trong cơ thể, là chất dinh dưỡng cho các tổ chức và cơ quan, là cơ sở vật chất cho hoạt động tinh thần. Tâm huyết hư thường xuất hiện các chứng hậu :hồi hộp, hay quên, mất ngủ và hay mê, v.v… cùng với những chứng bệnh thiếu máu khác. Cần ăn trước 20h, và không ăn no, để cung cấp năng lượng cho hoạt động của Tâm và không bị mất ngủ do không kịp tiêu hóa thức ăn. Lúc này phù hợp cho những hoạt động hướng ngoại (mở Tâm bao), vài cái vỗ tay trước ngực, vươn thở, đi dạo, trò truyện với người thân sau khi ăn uống, đọc sách, v.v… cùng với những hoạt động thư giãn khác. Tâm bao rộng mở giúp điều hòa tạng Phế, cho giấc ngủ sâu. Cho nên cần tránh những hoạt động căng thẳng hay nặng nhọc vào thời điểm bổ Tâm. Tâm có quan hệ mật thiết với lưỡi, mọi thay đổi sinh lý và bệnh lý của tâm đều phản ánh ra lưỡi và ngược lại, vì thế đây là một cơ sở để chẩn đoán bệnh trong Đông Y. Đặc điểm sinh lý của Tâm là không ưa nhiệt, những trận sốt cao, những trận cãi vã công kích, v.v… là một trong những nguyên nhân dẫn đến Tâm suy, những hậu chứng của trầm cảm và u uất. Tâm biểu lộ ra mặt (Tâm, Kỳ họa tại diện), sắc mặt phản ánh tình trạng sinh lý của Tâm, quan sát sắc mặt có thể biết được tình hình khí huyết của cơ thể.
12. Giờ Hợi, Tam tiêu hoạt động
Giờ Hợi từ 21-23h. Tam tiêu chủ về những hoạt động của các tạng phủ và thể dịch trong cơ thể, khai thông thủy đạo và vận hành thủy dịch. Những hoạt động này phát huy sự liên hợp của nhiều tạng phủ khác, trong đó là quan hệ chặt chẽ của 3 tạng Phế-Tỳ-Thận. Nếu 1 trong 3 tạng này bị suy yếu, làm mối tương quan gặp chướng ngại, sẽ khiến khí hoát bất bình thường mà sinh ra các chứng thũng trướng và tiểu tiện không lợi. Giờ này cần chuẩn bị đi ngủ để giảm và phân bố áp lực được tích tụ cao điểm vào giờ Tuất. Lúc này Khí huyết được bổ vào giờ Tuất sẽ sử dụng cho hoạt động của Tam tiêu kinh (bổ bách mạch). Công việc thì không đem về nhà, nhưng nếu có gấp rút thì cần phải hoàn thành vào giữa giờ Tuất, không để kéo dài sang giờ Hợi. Giờ tốt nhất để ngủ là từ 22h đến 22h30. Những người mắc bệnh thủy phù tốt nhất là không uống nhiều nước trước khi ngủ.
Vương Quang Vũ
Nguồn: http://nguyenhoanghuy.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét