Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Lợi ích của Y học bổ sung

Một buổi tập thiền dưỡng sinh
tại CLB Trường Sinh học Cẩm Khê.
Những năm gần đây, phần đông người dân không còn nhìn nhận Tây y là sự lựa chọn duy nhất của ngành Y tế. Tây y chú trọng trị triệu chứng nhiều hơn là trị tận gốc căn bệnh. Nhiều người còn cho rằng Tây y là một ngành kinh doanh dựa trên sức khỏe của người khác, nên phương pháp trị liệu và chi phí cho thuốc men của Tây y khá tốn kém, không phải ai cũng đủ điều kiện tiếp cận được, đặc biệt là người nghèo. Điều này đã tạo điều kiện cho các môn thuộc ngành Y học cổ truyền, những môn thuộc về Y khoa bổ sung được hình thành, được khôi phục và trưởng thành.
Theo khuynh hướng mới, mở rộng tối đa các phương pháp điều trị bệnh, thúc đẩy sự hình thành của nhiều cơ sở nghiên cứu và điều trị bằng Y học bổ sung. Trường Đại học Quốc tế mở rộng Y học Bổ sung (OIUCM) tại Colombia, Sri Lanka, Trung tâm Quốc gia Y khoa thay thế và bổ sung Hoa Kỳ (NCCAM), Cơ quan Y khoa bổ sung Úc châu… là những địa chỉ khá tin cậy về Y học bổ sung. Điều đó cho thấy, tại các quốc gia phát triển, ngành Y học bổ sung được nhìn nhận một cách chính thức và phát triển song hành cùng với Y học truyền thống, Y học hiện đại. Cái tên “Ngành Y học bổ sung” thoạt nghe thấy có vẻ xa lạ, nhưng thực ra nó rất gần gũi với phương pháp trị liệu của người Á Đông nói chung và người Việt Nam, hay Trung Quốc nói riêng. Ngành Y học bổ sung bao gồm các môn: Đông y (dược thảo), Châm cứu, Bấm huyệt, Thiền, Yoga, Trường Năng lượng Sinh học (hay Trường Sinh học), Liệu pháp dưỡng sinh bằng Vitamin…
Thực tế đã có một số hội nghị, hội thảo cấp tỉnh, cấp ngành ở Việt Nam bàn về các môn phái của ngành Y học bổ sung trị bệnh không dùng thuốc và đã có khá đông người dân tập luyện theo các phương pháp này mang lại hiệu quả khá. Nhiều nơi đã thành lập các hội, trung tâm, câu lạc bộ,… thu hút khá đông người dân tham gia luyện tập, nhưng cũng có nơi còn nặng tính tự phát theo phong trào. Tóm lại, lợi ích của các môn thuộc ngành Y học bổ sung là có thật, không thể phủ nhận.
Y khoa nói chung là ngành học chuyên nghiên cứu về bệnh tật, những phương thức phòng bệnh và trị bệnh, bảo vệ sức khỏe con người. Đông y tượng trưng bởi nền y học Trung Hoa đã có từ nhiều ngàn năm trước đây, chủ yếu dùng dược tính của các loại cây cỏ để trị liệu bệnh tật. Tây y được nghiên cứu bởi các nhà khoa học Tây Phương chủ yếu dựa trên các dược phẩm hoá chất, được bổ sung bằng phẫu thuật, năng lượng. Hiện nay Tây y chiếm được ưu thế trong việc chữa trị bệnh tật, được nhiều quốc gia Tây Phương nhìn nhận là một ngành Y học chính thống. Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ có Tây y mới có thể chữa trị được bệnh tật, bảo vệ được sức khỏe con người. Thực tế nhiều môn thuộc ngành Y học bổ sung như: Khí công, Châm cứu, Yoga, Nhân điện, Trường Sinh học, Dưỡng sinh Tâm năng,… trong nhiều trường hợp cụ thể cũng đã chữa trị được bớt bệnh, đẩy lui bệnh tật, phòng ngừa được ốm đau, bảo vệ và nâng cao được sức khỏe con người.
Y học hay thuốc men, Đông y hay Tây y, dược thảo hay hoá chất đều có thể chữa trị được bệnh tật cho con người,… Nhưng sức khỏe con người không chỉ dựa vào dược liệu, thuốc men mà sức khỏe con người còn phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác. Ngoài những yếu tố vật chất hữu hình, sức khỏe con người còn tùy thuộc nhiều yếu tố tâm lý, tư tưởng, tình cảm, tâm linh, siêu hình,… Đây là điều rất hiển nhiên và cũng vô cùng thực tế, chúng ta không cần phải dẫn giải hay chứng minh điều gì cả, nhưng cũng trên thực tế rất ít người chú ý những điều này và thật là phi lý khi chúng ta chỉ nhìn nhận giá trị của các ngành học Tây y, không coi trọng những ngành Y học khác, không liên kết các ngành học thuật khác trong việc trị liệu bệnh tật, bảo vệ sức khỏe con người.

HÀN NHUỆ CƯƠNG (Biên tập)

Không có nhận xét nào: