Tư thế nằm đầu Bắc chân Nam vừa có sự ứng hợp Âm Dương giữa con người và vũ trụ, vừa giúp cộng hưởng được trường lực của quả đất vói những đường kinh dương trong cơ thể, có thể giúp giảm nhẹ nhiều trường hợp khí nghịch do âm hư hoặc do thần kinh dễ bị kích thích.nên có thể tạo được hiệu quả tích cực đối với sức khỏe.
Kết quả một cuộc nghiên cứu ở Hoa Kỳ được phổ biến trong tạp chí Prima đã cho biết khi nằm ngủ quay đầu về hướng Bắc huyết áp sẽ tối thiểu, giấc ngủ sâu hơn, quay đầu về hướng Nam dễ rơi vào trạng thái kích thích thần kinh, quay về hướng Tây dễ gặp ác mộng.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác do BS. Jules Regnault nêu dẫn (trong quyển sách Biodynamique et Radiations) còn cho thấy, những người ngủ quay đầu về hướng Bắc và hướng Tây có lượng hồng cầu và bạch cầu cao hơn nhiều so với những người ngủ đầu quay về 2 hướng Đông và Nam.
Ảnh bên : Đồ hình mô tả sự ứng hợp âm dương giữa 2 bên, trên, dưới của cơ thể và bốn
phương Đông Tây Nam Bắc của vũ trụ bên ngoài.
Theo y học phương Đông, con người sống trong vũ trụ, hô tiếp thiên căn, hấp thu địa khí, bẩm thụ 2 khí âm dương mà tồn tại. Càng sống thuận theo tự nhiên chừng nào con người càng dễ giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Mỗi ngày, chúng ta thường ngủ nghỉ khoảng 8 giờ ở tư thế nằm. Do đó, nếu lựa chọn được tư thế nằm thích hợp, thuận theo những trường lực của vũ trụ có thể tác động tốt đến sức khỏe.
phương Đông Tây Nam Bắc của vũ trụ bên ngoài.
Theo y học phương Đông, con người sống trong vũ trụ, hô tiếp thiên căn, hấp thu địa khí, bẩm thụ 2 khí âm dương mà tồn tại. Càng sống thuận theo tự nhiên chừng nào con người càng dễ giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Mỗi ngày, chúng ta thường ngủ nghỉ khoảng 8 giờ ở tư thế nằm. Do đó, nếu lựa chọn được tư thế nằm thích hợp, thuận theo những trường lực của vũ trụ có thể tác động tốt đến sức khỏe.
Sự ứng hợp Âm - Dương trong tư thế đầu Bắc chân Nam
Nói chung, mọi sự vật, hiện tượng đều phân ra âm - dương, cơ thể con người và trời đất cũng vậy. Ở con người, đầu thuộc dương, chân thuộc âm, bên phải cơ thể thuộc dương, bên trái thuộc âm. Theo nguyên lý âm dương, 2 vật cùng cực sẽ đẩy nhau, 2 vật khác cực sẽ hút nhau.
Người xưa cho rằng: “âm ngộ âm bất ứng, dương ngộ dương bất ứng, âm-dương tương ngộ tắc ứng”. Theo thuyết này, âm gặp âm hoặc dương gặp dương có thể gây khó chịu. Ngược lại, dương và âm gặp nhau sẽ thu hút nhau và tạo cảm giác dễ chịu. Sự phối hợp thuận lý giữa 1 người nam và 1 người nữ hoặc sự hút nhau giữa 2 nam châm đối cực và đẩy nhau khi cùng cực là vì lẽ này.
Do đó, khi nằm ngủ, nếu đầu quay về hướng Bắc, đầu thuộc dương sẽ ứng với khí âm của phương Bắc; 2 chân thuộc âm sẽ ứng với khí dương ở phương Nam; nửa bên phải cơ thể thuộc dương sẽ gặp khí âm ở hướng Tây; nửa bên trái cơ thể thuộc âm sẽ tiếp giáp với hướng Đông thuộc dương, mặt lưng cơ thể thuộc dương tiếp với khí âm của mặt đất.
Như vậy, nếu đầu hướng về Bắc sẽ tạo được sự ứng hợp âm-dương ở cả 4 bên và trên dưới, một hình thức thiên nhân tương ứng dễ bảo đảm được các hoạt động khí hóa bình thường của cơ thể.
Nguyên lý về âm dương ứng hợp cũng được tuân thủ nếu đầu Bắc chân Nam được phối hợp với tư thế nằm nghiêng về bên phải, mặt quay hướng về Tây. Ở tư thế này, nửa bên phải của cơ thể thuộc dương sẽ gặp âm của quả đất, nửa bên trái sẽ ứng với phần dương của trời. Đây là tư thế ngọa thiền (thiền nằm) của đạo gia.
Sự cộng hưởng giữa các đường Kinh Dương và Trường Lực của quả đất
Ngoài ra, từ trường của quả đất tác động giống như một khối nam châm cực lớn, với những đường sức đi ra từ Bắc bán cầu và đi vào ở Nam bán cầu. Theo học thuyết kinh lạc, các đường kinh dương trong cơ thể di chuyển theo chiều từ đầu xuống chân (dương giáng). Do đó, thế nằm đầu Bắc chân Nam còn làm cho các đường kinh dương dễ di chuyển thuận chiều theo từ trường của quả đất, giúp cho sự lưu thông khí huyết và sự điều hòa hoạt động chức năng của các cơ quan.
Thật ra, ở người khỏe mạnh, hướng nằm trong khi ngủ có thể không tạo ra khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, ở những người có hệ thần kinh quá nhạy cảm hoặc những người âm hư dễ bị kích hoạt, những cơn khí nghịch thì những hướng nằm không có sự ứng hợp âm dương có thể trở thành “nối giáo cho giặc” và làm nặng thêm các chứng trạng do khí nghịch gây ra.
Tuy nhiên, cũng có thuyết cho rằng nên nằm đầu Nam chân Bắc, để khí âm hàn của phương Bắc không làm tổn thương dương khí ở phần đầu. Thực ra, chính vì đầu là nơi tập hợp khí dương nên mới không sợ khí âm hàn, ngược lại phần dương ở đầu cần được ứng hợp với khí âm ở phương Bắc.
Mặt khác, 2 chân do thận thủy chi phối mới là tổ chức sợ âm hàn và cần được tiếp sức bởi khí dương ở phương Nam, để bảo đảm thêm cho quy luật “đầu mát chân ấm” ở một người khỏe mạnh. Đây là lý do tại sao nhiều người không thể ngủ được, dù là ban ngày, nếu không đắp chăn giữ ấm 2 chân và phần bụng dưới!
Những trường lực của vũ trụ luôn thay đổi theo thời gian và không gian, tác động trên cơ thể mỗi người cũng khác nhau. Quy luật trên có thể không gây ra ảnh hưởng đáng kể cho tất cả mọi người.
Tuy nhiên, nếu bạn là người dễ bị hen suyễn, áp huyết cao, dễ hồi hộp, hay lo sợ, dễ mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, hãy thử đổi hướng nằm sang đầu Bắc chân Nam vài tuần xem sao.
Ngoài ra, nếu đã cảm thấy thoải mái khi ngủ ở tư thế nào, nằm nghiêng bên nào thì không nhất thiết phải thay đổi.
Lương y VÕ HÀ
_____________________________________
Tham khảo thêm:
Nhưng Theo lương y khác của Y học Cổ truyền thì họ lý luận ngược lại với Lương Y Võ Hà, họ khuyên tránh nằm ngủ đầu quay về hướng bắc... Vì sao vậy ... mời bạn xem tiếp phần sau.
Khi nằm ngủ tránh hướng Bắc theo ý kiến của một thầy thuốc Y học Cổ truyền:
Con người sống giữa trời đất, cả lúc thức cũng như lúc ngủ đều chịu sự tác động của vô số yếu tố vật lý như hướng gió, chiều nắng, độ ẩm, tiếng ồn, nhiệt độ..., vậy nên vị trí và phương hướng khi nằm ngủ cũng cần phải có sự lựa chọn thích hợp để đảm bảo sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
(ảnh bên: Nằm ngủ, theo y học cổ truyền, xuân hè quay đầu về hướng đông - Ảnh: N.C.T.)
Theo y học cổ truyền, để theo đúng phép dưỡng sinh, trước hết tránh nằm ngủ đầu quay về hướng bắc. Bởi lẽ phương bắc là dương ở trong Dương, thuộc hành Thủy, chủ hàn, trong khi đó đầu người lại là nơi hội tụ của các kinh dương, nơi chứa đựng nguyên thần.
Nếu nằm quay đầu về hướng bắc thì khí âm hàn sẽ làm tổn thương phần dương của cơ thể.
Khi điều tra về bệnh viêm não tại một bệnh viện ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), các nhà y học thấy rằng tỉ lệ mắc bệnh ở những người nằm quay đầu về hướng bắc thường cao hơn những người nằm quay đầu về hướng khác.
Thứ nữa, theo quan điểm “thiên nhân tương ứng” của y học cổ truyền phương Đông, nên chọn hướng nằm ngủ theo mùa mà thuận theo tự nhiên. Mỗi năm có bốn mùa thì cũng có bốn hướng nằm, hướng này tương ứng với vượng khí của mỗi mùa. Ví như khí của mùa xuân vượng ở phương Đông thì mùa này nằm ngủ nên quay đầu về hướng đông. Tương tự, mùa hè nằm đầu quay về hướng nam, mùa thu quay về hướng tây và mùa đông quay về hướng bắc.
Cuối cùng, như sách Bảo sinh tâm giám viết: “Nằm ngủ, xuân hè nên quay đầu về hướng đông, thu đông nên quay về hướng tây. Cơ sở của lý thuyết này dựa theo nguyên tắc dưỡng sinh trong y thư cổ Hoàng đế nội kinh: “Xuân hạ dưỡng dương, thu đông dưỡng âm”.
Mùa xuân và mùa hè, dương khí thịnh vượng, khí dương bốc lên, mà phương Đông thuộc dương chủ thăng, đầu quay về hướng đông nhằm ứng với khí bốc lên mà dưỡng dương. Mùa thu đông thuộc âm, âm khí thu tàng, tiếm ẩn, mà phương Tây thuộc âm chủ về giáng, nằm quay đầu về phía tây nhằm ứng với khí thu về mà dưỡng âm.
Có nhiều điều cho đến nay, bằng khoa học kỹ thuật hiện đại, chúng ta có thể giải thích được. Nhưng có những điều chúng ta vẫn “biết là thế nhưng không biết vì sao như thế”. Nếu ai rãnh rỗi tìm hiểu thêm để biết vì sao như thế ?.
Hiện nay, có hai quan niệm khác nhau, nhà khoa học theo từ trường thì khuyên khi ngủ quay đầu về hướng Bắc, còn lý luận y học cổ truyền thì ngược lại... khuyên chúng ta khi ngủ thì đầu nên tránh hướng Bắc! Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp và mong có sự nghiên cứu thêm của quý vị!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét