Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Khả năng tiềm ẩn của con người không phải hoang tưởng

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kha.

Trạng thái xuất thần
Khả năng tiềm ẩn của con người rất lớn, chúng ra chỉ thấy nó được biểu hiện ra bên ngoài dưới hai dạng:
Một là, khả năng của thể lực, đó là sản phẩm được coi như là biểu hiện "dị thường" (khác thường của cơ thể người). Những biểu hiện dị thường này gần như được mọi người thừa nhận, thế giới ghi nhận vào guinness ít phải bàn cãi mà gần như mặc nhiên công nhận như là thiên bẩm cùng với sự khổ tâm luyện tập của con người. Ví dụ, cho ô tô lăn trên người, uốn dẻo gập người, đọc nhẩm, tính nhanh như máy tính...
Hai là, những khả năng trí tuệ và tiềm thức, là sản phẩm của tư duy ý thức, đó là sản phẩm của hai dạng tư duy. Tư duy logic luận, nền tảng của khoa học hiện đại được chứng minh, thực nghiệm và tái hiện lại; còn tư duy logic thứ hai là logic trực giác được coi như trạng thái xuất thần của ý thức, là nguồn gốc của những ý tưởng mới, những phát minh vĩ đại, những biểu hiện của nó như là một sản phẩm "dị thường" của con người. 
Có thể kể một vài biểu hiện của logic trực giác khoa học trong trạng thái xuất thần: Ý tưởng xuất thần về một sức hút trái đất của Newton, sức đẩy thủy lực của Archiméde... 
Trong đời sống nhân loại nhiều biểu hiện của phạm trù logic này rất rộng, bao gồm từ những biểu hiện do nhu cầu: Đời sống thường đẻ ra như khả năng tìm nguồn nước ngầm (lĩnh vực cảm xạ học) của con người... đến những khả năng đặc biệt như đoán nhận tiềm thức người khác về hiện tại, quá khứ, tương lai, tìm hài cốt... 
Như vậy, biểu hiện của logic suy luận và logic trực giác liên quan chặt chẽ đến năng lực sáng tạo đến đời sống tinh thần tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh của người ta có nguồn gốc từ hoạt động tư duy ý thức và vô thức của hệ thần kinh.
Sự phát triển của thần kinh và não bộ 
Nghiên cứu quá trình tiến hóa sinh vật từ động vật nguyên thủy đơn giản ban đầu sống ở đại dương đến các loài lưỡng cư, bò sát, loài có vú, người tiền sử và con người hôm nay, hệ thống mô thần kinh thay đổi với quy luật là tổ chức thần kinh sau phức tạp hơn lên, từ cấu tạo lưới đến dây sống thần kinh, các nụ não ở loài bò sát trở thành não bộ ở loài động vật có vú và não bộ càng phát triển hơn, hoàn chỉnh ở người tiền sử. 
Dựa trên các cuộc khai quật như hóa thạch ở các hang động người ta thấy não bộ ngày càng phát triển. Như ở người tiền sử vỏ não dầy hơn nhiều với hàng ngàn, hàng vạn cột nơron điện tích, mỗi cột 1m2, não nặng dưới 500g. Ba triệu năm sau loài người xuất hiện, biết chế tạo và sửa chữa công cụ, não đã nặng hơn người tiền bối 200g. Một triệu năm sau với người Homo Erectus (người đứng thắng), não tăng gấp đôi, đã phát hiện được lửa và biết săn bắn. 
Một trăm nghìn năm trước đây xuất hiện người Homo Sapien, não nặng 1.300g, to gấp 4 lần và nặng gấp 3 lần não người tiền sử và gần giống như não chúng ta hiện nay. Sau mươi ngàn năm trước đây, người Néan Dettal đã biết chôn cất thân nhân chết với những vòng hoa, biểu hiện lòng thương xót người quá cố và cũng là khởi đầu một tư duy về tín ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy, hàng triệu năm trôi đi với bao biến động, để tồn tại và thích nghi, não đã luôn tăng cường các cung phản xạ mới, thích ứng với biến đổi đó. Những cung phản xạ mới đáp ứng với môi trường mới sẽ tồn tại di truyền lại cho thế hệ sau, còn những cung phản xạ không đáp ứng được nữa sẽ được triệt tiêu mất. Chính những biến đổi ở não người để thích nghi với môi trường đã tác động tới não bộ làm cho não bộ ngày càng lớn lên về thể tích, phức tạp hơn về cấu trúc và chức năng hoạt động, đó là chức năng tư duy của não.
Hiện tượng "xuất thần trực giác" của vỏ não
Ý tưởng xuất thần của tư duy suy luận như khi có việc gì giải đáp không ra, ta đành bỏ qua để làm việc khác hay suy nghĩ khác. Trong một khoảnh khắc yên tĩnh tự nhiên vấn đề được giải đáp như hiện tượng Newton, Archimède.... Có những học sinh gặp bài toán hình khó cả buổi không giải ra đáp số, đêm ngủ bỗng dưng mơ thấy lời giải, thức dậy, lên bảng vẽ hình thì đúng là đáp số cần tìm. Người ta cho rằng, khi ta đang làm một việc gì đó mà bỏ dở, không nghĩ nữa nhưng võ não vẫn làm việc theo hướng đó, đó là sự hoạt động của tiềm thức. Khi tiềm thức làm việc và giải đáp được thì phản ánh lại vỏ não và vấn đề được giải đáp.
Nếu như trực giác của logic suy luận có cơ sở là hoạt động của tiềm thức thì logic "trực giác xuất thần" hoàn toàn khác hẳn. Lấy ví dụ về việc tìm mộ, cho đến nay việc tìm hài cốt ở nước ta không phải là một điều hoang tưởng, nó là một hiện tượng có thực. Người tìm mộ chỉ nghĩ tới hướng tới theo yêu cầu của thân nhân có hài cốt thì các dữ kiện về hài cốt (ví trí, đặc điểm, các mối liên quan...) của hài cốt tự nhiên xuất hiện trên vỏ não. Vì vậy, dù là "trực giác xuất thần" thì cũng phải có một tổ chức là công cụ thực hiện, đó là vỏ não. Nếu như vỏ não của người tâm thần, của người khuyết tật, đần độn, bệnh lý... chắc chắn không thể có nổi "trực giác xuất thần". 
Nghiên cứu quá trình tiến hóa sinh vật đã cho thấy, một số người nào đó, có thể còn tồn tại một vết tích hoạt động chức năng dưới vỏ "tổ chức lưới" theo kiểu động vật cấp thấp, như hiện tượng "xuất thần trực giác" là rất đặc biệt, chỉ có ở một số người hãn hữu nào đó. Ngoài ra, trực giác xuất thần còn có nhiều điều kiện khởi xướng, là những tác nhân tác động đến hệ thần kinh như cái chết lâm sàng (vỏ não và vùng dưới của ức chế cực đại) những sang chấn như điện giật, ốm đau nặng... Những tác nhân đó đã hoạt hóa vùng dưới vỏ, tương tác mạnh với vỏ não đã biểu hiện ra bên ngoài các khả năng tiềm ẩn này. 
Cũng có nguyên nhân trực giác xuất thần do con người tạo ra như những người luyện tập yoga, thiền, tâm năng dưỡng sinh... ở đỉnh cao của nó, họ đã ức chế sâu, cân bằng giữa hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật và hoạt hóa đường liên lạc giữa hai hệ thần kinh này, nói cách khác là sự tương tác giữa hai hệ thần kinh được hoạt hóa.
Khả năng tiềm ẩn của con người là rất lớn, ta cần khai thác triệt để những khả năng đó để phục vụ nhân sinh. Những trực giác của tiềm thức là những biểu hiện có tính định lượng, cân đong đo đếm được không cần bàn cãi. Nhưng những biểu hiện của logic trực giác xuất thần mà khoa học chưa chứng minh được thì cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa, cố gắng lượng hóa nó để sử dụng những mặt tích cực của khả năng này. Mặt khác phải nghiên cứu giải thích cho dân chúng biết những biểu hiện chưa nghiên cứu lượng hóa được, mặt trái của vấn đề với những tác hại của nó.

۞: GS. TS. NGUYỄN NGỌC KHA (Nguyên Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện K, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hồng Hà)
Theo: www.kienthuc.net.vn

Không có nhận xét nào: