Hiển thị các bài đăng có nhãn NHẠC TRỊNH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn NHẠC TRỊNH. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG NHẠC CỦA TRỊNH CÔNG SƠN

“Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật giáo. Từ những ngày còn trẻ, tôi đã học kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hoá Đông Tây góp nhặt được, còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy.”

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

Bài thơ từ tên 63 ca khúc của Trịnh Công Sơn gây xôn xao

Nhân kỷ niệm 13 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, TS Lê Thống Nhất đã sáng tác một bài thơ tưởng nhớ đến vị nhạc sĩ tài hoa từ tên 63 ca khúc của ông.

ĐẮM THEO CA KHÚC CỦA ANH

"Bạc phơ Hạ trắng tái tê
Để cho Biển nhớ gọi về tên Anh
Tình sầu nào có trôi nhanh

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Màu sắc Phật giáo trong nhạc Trịnh

Trịnh Công Sơn đã mê hoặc hàng triệu con tim bằng sự ưu tư đầy Phật tính trong các ca khúc của mình. Thế nhưng lúc nào ông cũng bị ám ảnh bởi một cuộc chia tay lớn: “Đường nào dìu tôi đi đến cơn say/ Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời” (Bên đời hiu quạnh), hay: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi/ Để một mai tôi về làm cát bụi” (Cát bụi), hoặc: “Ôi, tiếng buồn rơi đều/ Nhìn lại mình đời đã xanh rêu (Tình xa)… Và cuộc đời ông quả đã kết thúc sớm giữa một rừng hoa tang trắng vào ngày 1/4/2001. Sự ra đi của ông như một dấu lặng vĩnh hằng chấm dứt chuỗi giai điệu 63 năm của một kiếp du ca, nhưng những giai điệu để lại vẫn không ngừng vang vọng, xoáy vào tâm hồn người nghe những vấn nạn muôn thuở của kiếp người.

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Phật giáo và Hiện sinh trong nhạc Trịnh Công Sơn

Trong rất nhiều bài hát, chúng ta thấy phương pháp này được sử dụng trong một hay hai câu hát; tuy nhiên, trong bài “Đời cho ta thế” và “Bay đi thầm lặng”, hơn một nửa những câu hát phá vỡ những cấu trúc đối lập dễ dãi. Cả ba đoạn trong bài “Đời cho ta thế” đều bắt đầu và kết thúc với những câu hát “minh hoạ qua phép phủ định”.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Chiều kích đặc biệt của con người trong nhạc Trịnh Công Sơn

Con người trong nhạc Trịnh Công Sơn ban cấp ý nghĩa cho trần gian, con người là thước đo của trần gian, do vậy trái tim con người cũng có một chiều kích vừa mênh mông, bao la, rộng lớn, vừa sâu thẳm khác thường và mang một sức mạnh tinh thần đặc biệt...

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Con Người Minh Triết Trong Nhạc Trịnh

Nhạc Trịnh Công Sơn lâu nay đã “chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả bên ngoài biên giới nữa” (Văn Cao). Nhiều người, trong đó có cả những người nước ngoài như John C.Schafer (giáo sư Anh ngữ, Đại học Humboldt, Hoa Kỳ) đã định danh cho sự nổi tiếng của nhạc Trịnh là “hiện tượng Trịnh Công Sơn”. Nhiều bài viết, tập sách được công bố, xuất bản đã tìm cách giải mã hiện tượng âm nhạc Trịnh Công Sơn nhằm dò thấu căn nguyên của sức hấp dẫn lạ lùng, đầy “ma lực” của nhạc Trịnh. 

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Triết lý nhẹ nhàng trong nhạc Trịnh Công Sơn

Dưới đây là một bài viết về âm nhạc Trịnh Công Sơn qua cái nhìn tinh tế của John C. Schafer - một người Mỹ mà qua con đường nghiên cứu và tiếp xúc ông đã đặt được một bàn chân vào bên trong ngôi nhà văn hóa Việt.

Đạo Phật với Trịnh Công Sơn là hơi thở là triết học làm cho con người yêu đời hơn chứ không phải là lãng quên sự sống. Đạo Phật đến với Ông qua nếp sống gia đình, và rồi đi vào âm nhạc của ông ngày càng sâu sắc hơn qua sự trải nghiệm thăng trầm giữa cuộc đời này.

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Những bài viết của Trịnh Công Sơn về tình yêu

"Tôi là kẻ vô đạo trong tình yêu
những khi tôi giận hờn cuộc đời. 
Khi cuộc đời yêu tôi, 
tôi sẽ là tín đồ của tình yêu. " 

Cuộc sống không thể thiếu tình yêu 

Người ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu. 

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

NGHĨ VỀ NHẠC TRỊNH

Tối qua, vừa về đến nhà, ông bạn đồng nghiệp ở tỉnh gọi điện bảo mình xem chương trình nhạc Trịnh 10 năm sau khi về với đất. Thực lòng mà nói, vợ chồng mình trái ngược nhau về thưởng thức nhạc Trịnh theo thời gian. Khi còn trẻ mình thích nhiều bài hát của Trịnh, bà xã thì lại không thích. Nhưng khi xế chiều, mình lại chỉ còn thích có vài bài của Trịnh, trong khi đó bà xã lại thích nhiều bài. Khi trẻ mình thích Trịnh với các ca sĩ nghiệp dư hát với giọng họng, đặc chủng cho từng ca sĩ, bà xã lại chê. Nhưng bây giờ, bà ấy lại thích các ca sĩ nghiệp dư hát Trịnh, còn mình thì mình lại thấy, hát như Anh Bằng hát đêm qua bản Sóng về đâu lại mới mẻ và hay hơn các ca sĩ nghiệp dư. Tiếc rằng để tìm một clip trên mạng cách thể hiện của Anh Bằng cho Sóng về đâu thì không có. Vì theo như Anh Bằng nói: "Đây là lần đầu tiên được hát trọn một bài của chú Trịnh Công Sơn".

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

NHẠC TRỊNH QUA GÓC NHÌN VẬT LÍ

Một nét tài hoa trong sáng tạo nghệ thuật biểu hiện ở chỗ người nghệ sĩ biết vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực vào tác phẩm. Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ tài hoa, công chúng đã thừa nhận điều đó. Chúng ta thử nhặt một cánh hoa trong gia-tài-hoa của anh và xem Trịnh đã thấu hiểu vật lí đến mức nào.