Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Minh Triết Việt

Huyền Sử Hồng Bàng Với Tâm Thức Lưỡng Hợp

Nói đến Triết Việt hẳn trong chúng ta cũng có thể có câu hỏi: Chúng ta có một nền tư tưởng, văn hóa đặc sắc nào khả dĩ gọi được là Triết không? Thế giới có Triết Tây, Triết Đông chứ chưa ai đề cập đến Triết Việt bao giờ. Vâng. Quả thực trước kia chúng ta chưa hề nghe cha ông, các bậc tiền bối nói về hai chữ Triết Việt. Thế nhưng, kể từ những năm 1960 trở đi, tại quê nhà, các sinh viên, trí thức, các vị quan tâm tới văn hóa, đã có một thời xôn xao, khi Cố Triết Gia, Giáo Sư Lương Kim Định, đã tuyên bố một cách hùng hồn rằng dân tộc Việt có một nền Triết đặc thù. GS. đã tuyên dương nền Triết Việt ấy bằng một bộ sách Triết Lý 32 quyển, viết trong suốt một đời người, kể từ 1960 ở Việt Nam cho tới khi GS. từ trần 1997.

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

SAU KHI CHẾT TA VỀ ĐÂU?

XII. Phẩm Ðọa Xứ

116.- Chính Xác.

KHIẾM KHUYẾT

1.- Này các Tỷ kheo, có ba khiếm khuyết này, thế nào là ba? 
- Này các Tỷ-kheo, có ba sự khiếm khuyết này. Thế nào là ba? Khiếm khuyết về giới, khiếm khuyết về tâm, khiếm khuyết về tri kiến.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2016

BỐN PHÁP GIỚI

Bốn pháp giới là:

Sự pháp giới: thế giới của sự vật như chúng ta vẫn thấy bằng giác quan: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp… Sự là sự vật, là tướng, là chân lý quy ước, tương đối. Đây là thế giới của hiện tượng.

Lý pháp giới: thế giới của tánh, hay tánh Không, pháp tánh, Phật tánh, Như Lai tạng tánh… Đây là thế giới của bản thể, của chân lý tuyệt đối, tối hậu.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

CHƠN LÝ SỐ 42: HỌC ĐỂ TU

Thuở xưa, trong các hàng đệ tử của Phật, chỉ có ông A-nan là bậc nghe nhiều học rộng, chữ giỏi văn hay hơn hết. Ông là em một họ của Đức Thích-ca, thường đi theo hầu cận khít bên chưn Phật. Ông nổi tiếng là bậc đa văn quảng lý. Chính ông là một vị đệ tử Phật giỏi nhứt về sự nhớ dai. Các kinh tạng soạn chép ra sau này phần nhiều là do ông trùng tuyên đọc lại cho các vị A-la-hán viết theo, nên đầu mỗi quyển kinh chúng ta hằng thấy ông A-nan nói câu thuật rằng: “Ta nghe như vầy…”

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

BỐN NGÀN NĂM VĂN HIẾN

Vấn đề dân tộc Việt Nam có “bốn ngàn năm văn hiến” như các nhà văn hóa hiện nay đã tuyên bố khiến cho trong giới thanh niên trí thức thắc mắc và nghi ngờ, không biết hai chữ “văn hiến” có ý nghĩa gì, và căn cứ vào đâu để nói với cả một tin tưởng.

GIỚI THIỆU KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

“Introduction to the Selections from Mahāyāna Buddhism” 
Peter Harvey & Thich Tue Sy | Dịch Việt: huongtichbooks

1. Các đoạn văn đánh dấu ‘M.’ trong sách này tiêu biểu kinh điển truyền thống Phật giáo Đại thừa. Không như Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda), Đại thừa không tiêu biểu cho một trường phái riêng hay cộng đồng tăng lữ nào. Đúng hơn, đó là một phong trào rộng rãi bao gồm nhiều trường phái và cách tiếp cận khác nhau, triển khai các phương pháp diễn đạt về giáo pháp của đức Phật tập trung vào bi và trí. Các bộ Kinh đại thừa bắt đầu được phổ cập vào thế kỷ thứ nhất trước TL. Nguồn gốc của nó không gắn liền với bất cứ tên tuổi cá nhân nào, cũng không được liên kết với duy chỉ một cộng đồng tăng lữ sơ kỳ nào, dù bộ phái chính được biết vẫn là Đại chúng bộ (Mahā-sāṃghika). Nó phát sinh ở vùng đông-nam Ấn-độ, phát triển qua vùng tây-nam và cuối cùng đến vùng tây-bắc.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

KHOA HỌC VÀ CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN NIẾT BÀN

Con đường đưa đến giác ngộ, giải thoát và Niết Bàn chính là Bát Thánh Đạo, Tứ Diệu Đế; và phần quan trọng nhất trong con đường này là Thiền định.

Trải qua hơn hai ngàn năm trăm năm, Thiền định Phật giáo đã trở nên đa dạng vì pháp môn này được du nhập từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác và đã chịu ảnh hưởng của nghi lễ và truyền thống địa phương. Do đó, ngày nay có hàng loạt pháp môn Thiền Phật giáo khác nhau, những người cổ xúy cho pháp môn Thiền của họ thường nhấn mạnh một vài nét khác biệt nhỏ để phân biệt truyền thống của họ với các truyền thống khác. Mặc dù mang tính đa dạng, phần lớn các trường phái Phật giáo vẫn thành công trong việc giúp cho con người được giác ngộ.