Có nhiều đặc trưng của cõi Trung giới phù hợp chính xác đáng kể với thế giới của chiều đo thứ tư mà hình học và toán học quan niệm ra. Thật vậy, sự phù hợp này mật thiết đến nỗi ta biết có những trường hợp chỉ nghiên cứu thuần túy về trí năng với môn hình học của chiều đo thứ tư cũng giúp cho học viên khai mở được thần nhãn trung giới.
Các tác phẩm kinh điển về đề tài này là các tác phẩm của C. H. Hinton, quyển I là Những chuyện Ly kỳ về Khoa học, còn quyển II là Một kỷ nguyên mới của tư tưởng tức Chiều đo thứ tư. Ông C. W. Leadbeater mạnh mẽ khuyên ta nên đọc những tác phẩm này, ông phát biểu rằng việc nghiên cứu chiều đo thứ tư là phương pháp tốt nhất mà ông biết được nhằm có một quan niệm về tình huống thịnh hành trên cõi Trung giới. Và việc C. H. Hinton trình bày chiều đo thứ tư là cách duy nhất đưa ra bất kỳ loại giải thích nào dưới đây về những sự kiện thường xuyên quan sát được bằng thần nhãn trung giới.
Những quyển sách sau này là của Claude Bragdon, Nhu cầu Mỹ lệ: Sách mở đầu về Không gian cao siêu hơn: Các Viễn ảnh của Chiều đo thứ Tư, v.v. . . Tertum Organum (là một tác phẩm soi sáng nhiều nhất) của P. D. Ouspensky và chắc chắn còn nhiều tác phẩm khác.
Đối với những người chưa nghiên cứu đề tài này thì chúng tôi có thể trình bày ở đây phác họa sơ sài nhất về một số đặc điểm chính yếu làm cơ sở cho chiều đo thứ tư.
Một điểm, vốn “có vị trí nhưng không có độ lớn”, ắt không có chiều đo; một đường do sự di chuyển của điểm, có một chiều đo là chiều dài; một bề mặt do sự di chuyển của một đường vuông góc với chính đường ấy, có hai chiều đo là chiều dài và chiều rộng; một khối do sự di chuyển của một bề mặt vuông góc với chính bề mặt ấy, có ba chiều đo là chiều dài, chiều rộng và chiều dày.
Một khối bốn chiều là một vật thể theo giả thuyết được tạo ra do một khối ba chiều chuyển động theo một phương mới vuông góc với khối ba chiều ấy, nó có bốn chiều đo là chiều dài, chiều rộng, chiều dày và một chiều khác vuông góc với cả ba chiều đo nêu trên nhưng không thể biểu diễn được trong thế giới ba chiều đo của chúng ta.
Ta có thể suy ra nhiều tính chất của một khối bốn chiều đo theo bảng sau đây:
Tinh chất của một khối bốn chiều đo | Điểm | Đường | Bề mặt | Khối ba chiều đo |
1 | ||||
2 | 1 | |||
Một bề mặt bốn cạnh có |
4 | 4 | 1 | |
Một khối vuông có | 8 | 12 | 6 | 1 |
Một khối bốn chiều có | 16 | 32 | 24 | 8 |
Khối bốn chiều đo mà C. H. Hinton miêu tả được ông C. W. Leadbeater xác nhận là thực tại, vì nó là một hình khối hoàn toàn quen thuộc trên cõi Trung giới. Trong tác phẩm Một số Kinh nghiệm Huyền bí của J. Van Manen, người ta toan tính biểu diễn một khối cầu bốn chiều đo bằng hình vẽ.
Có một sự song hành mật thiết và gợi ý giữa những hiện tượng lạ có thể được tạo ra nhờ vào một vật thể ba chiều đo trong một thế giới theo giả thuyết chỉ có hai chiều đo mà cư dân của nó cũng chỉ có ý thức về hai chiều đo; những hiện tượng ấy song hành với nhiều hiện tượng lạ cõi Trung giới xuất hiện với chúng ta còn đang sống trong cõi vật lý có ba chiều đo. Vậy là:
(1)- Những vật được nhấc lên qua chiều đo thứ ba có thể được tùy ý làm cho hiện ra hoặc biến mất đối với thế giới có hai chiều đo.
(2)- Một vật bị bao quanh hoàn toàn bởi một đường có thể được nhấc lên thoát ra khỏi không gian khép kín nhờ vào chiều đo thứ ba.
(3)- Bằng cách uốn cong một thế giới có hai chiều đo được biểu diễn bằng một tờ giấy, ta có thể kéo gần lại hai điểm ở cách xa hoặc thậm chí làm cho hai điểm ấy trùng nhau, vậy là xóa bỏ quan niệm về khoảng cách trong thế giới hai chiều đo.
(4)- Một vật định hướng theo bàn tay phải có thể được lăn qua theo chiều đo thứ ba lật trở lại rồi tái xuất hiện thành một vật định hướng theo bàn tay trái.
(5)- Khi từ chiều đo thứ ba nhìn xuống một vật có hai chiều đo thì ta có thể nhìn thấy mọi điểm có hai chiều đo ngay cùng một lúc và không bị méo mó do phối cảnh.
Đối với một sinh vật bị hạn chế vào quan niệm của thế giới hai chiều đo thì những điều nêu trên dường như là “phép lạ” và hoàn toàn không hiểu được.
Thật kỳ diệu khi chính những mánh khóe giống hệt như vậy có thể và thường xuyên được vận dụng để chơi xỏ chúng ta mà các nhà thần linh học đều thừa biết: (1) các thực thể và các đồ vật hiện ra rồi biến mất; (2) các đồ vật ở khoảng cách xa được “mang lại tận nơi”; (3) các đồ vật được di chuyển ra khỏi hộp đóng kín; (4) không gian có vẻ thực tế là bị xóa bỏ; (5) một vật có thể bị đảo ngược định hướng trái phải nghĩa là bàn tay phải biến thành bàn tay trái; (6) mọi bộ phận của một vật thể chẳng hạn như một hình khối vuông được nhìn thấy cùng một lúc không bị méo mó do phối cảnh; cũng giống như vậy, toàn thể nội dung của một quyển sách khép kín có thể nhìn thấy cùng một lúc.
Việc giải thích sự trào dâng của thần lực nghĩa là trong các Luân xa xét theo biểu kiến chẳng biết ở đâu ra, dĩ nhiên là bắt nguồn từ chiều đo thứ tư.
Một chất lỏng được đổ lên một bề mặt có khuynh hướng lan tỏa ra theo hai chiều đo và trở nên rất mỏng theo chiều đo thứ ba. Tương tự như vậy, một chất hơi có khuynh hướng bành trướng ra trong ba chiều đo và có thể là khi làm như vậy nó trở nên nhỏ hơn trong chiều đo thứ tư; điều này nghĩa là ta có thể dùng mật độ của một chất hơi để đo lường bề dày tương đối của nó trong chiều đo thứ tư.
Rõ ràng là không cần phải dừng lại nơi bốn chiều đo vì ta đều biết rằng không gian có thể có vô số chiều đo. Dù sao đi nữa, dường như chắc chắn rằng cõi Trung giới có bốn chiều đo, cõi Trí tuệ có năm chiều đo và cõi Bồ đề có sáu chiều đo.
Rõ ràng là nếu có giả sử như cả thảy có bảy chiều đo thì bảy chiều đo đó luôn luôn có mặt ở khắp mọi nơi, nghĩa là không có một điều gì là một sự vật ba hoặc bốn chiều đo. Sự khác nhau biểu kiến là do tầm nhận thức hạn hẹp của thực thể hữu quan chứ không phải là sự thay đổi của những vật thể được nhận thức. Ý tưởng này được triển khai rất nhiều trong tác phẩm Tertium Organum của Ouspensky.
Tuy nhiên người ta có thể phát triển tâm thức trên cõi Trung giới mà vẫn không thể nhận thức hoặc thẩm định được chiều đo thứ tư. Thật vậy, chắc chắn là người bình thường tuyệt nhiên không nhận thức được chiều đo thứ tư khi y bước vào cõi Trung giới. Y chỉ nhận thức là nó hơi mờ một chút và hầu hết mọi người trải qua sinh hoạt trên cõi Trung giới vẫn không phát hiện ra được thực tại của chiều đo thứ tư nơi vật chất xung quanh mình.
Các thực thể như Tinh linh Thiên nhiên vốn thuộc về cõi Trung giới, do bản chất có khả năng nhìn thấy khía cạnh chiều đo thứ tư của mọi vật, nhưng ngay cả các Tinh linh Thiên nhiên cũng không thấy được hoàn hảo vì chúng chỉ nhận thức được chất trung giới nơi các vật thể ấy chứ không nhận thức được chất hồng trần, cũng như chúng ta chỉ nhận thức được chất hồng trần chứ không nhận thức được chất trung giới.
Việc một vật đi xuyên qua một vật khác không đặt vấn đề chiều đo thứ tư mà có thể là do sự phân rã, tức một phương pháp thuần túy ba chiều đo. Thời gian thực ra không phải là chiều đo thứ tư; thế nhưng khi xét vấn đề theo quan điểm này thì thời gian cũng giúp cho ta lờ mờ hiểu được chiều đo thứ tư. Việc một hình nón đi xuyên qua một tờ giấy đối với một thực thể sống trên tờ giấy ấy trông có vẻ như một vòng tròn đang biến đổi kích thước; thực thể ấy dĩ nhiên không thể nhận thức được tất cả mọi giai đoạn của vòng tròn đều tồn tại cùng nhau với vai trò là các bộ phận của một hình nón. Cũng giống như vậy, đối với chúng ta sự tăng trưởng của một vật thuộc hình khối ba chiều đo khi được quan sát từ cõi Bồ đề tương ứng với việc quan sát hình nón coi như một tổng thể; vậy là nó đã minh giải phần nào cho sự hão huyền của chính chúng ta về quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như khả năng tiên tri.
Quan niệm siêu việt ấy về thời gian đã được thảo luận tỉ mỉ trong câu chuyện Stella của C. H. Hinton, nó cũng được bao gồm trong quyển II Những Chuyện ly Kỳ trong Khoa học. Trong quyểnGiáo Lý Bí Truyền quyển I, trang 69 và quyển II, trang 466 cũng có hai điều tham chiếu thú vị về quan niệm này.
Thật là một nhận xét thú vị và đầy ý nghĩa khi cho rằng môn hình học theo như ta dạy hiện nay chẳng qua chỉ là một mẩu, một điều chuẩn bị ngoại môn đối với một thực tại nội môn. Vì đã thất truyền chân ý nghĩa của không gian cho nên bước đầu tiên hướng về tri thức ấy phải là việc nhận biết được chiều đo thứ tư.
Ta có thể quan niệm Chơn Thần lúc bắt đầu tiến hóa vốn có thể di chuyển và nhìn thấy vô số chiều đo, một trong những chiều đo này bị triệt tiêu vào mỗi bước xuống thang cho đến khi ý thức trong óc phàm chỉ còn lại ba chiều đo. Như vậy khi giáng hạ tiến hóa nhập vào vật chất, ta đã bị cắt bỏ tri thức về tổng thể và chỉ còn biết một phần nhỏ xíu về thế giới xung quanh, thậm chí chỉ nhìn thấy những gì còn lại không được hoàn chỉnh.
Khi nhìn bằng bốn chiều đo, ta có thể quan sát thấy những hành tinh rời rạc trong ba chiều đo lại nối liền với nhau trong bốn chiều đo; thật vậy, những bầu hành tinh ấy là những đầu mút của những cánh hoa vốn là bộ phận của một đóa hoa lớn duy nhất; vì thế cho nên Ấn Độ mới quan niệm Thái dương Thượng Đế là một Hoa Sen.
Nhờ vào một chiều đo cao hơn, ta cũng có thể có sự liên lạc trực tiếp giữa tâm mặt trời và tâm trái đất sao cho các nguyên tố xuất hiện trên trái đất không đi xuyên qua cái ta gọi là bề mặt trái đất.
Việc nghiên cứu về chiều đo thứ tư dường như đưa thẳng ta tới Thần Bí Học. Vậy là C. H. Hinton thường xuyên dùng cụm từ “vứt bỏ bản ngã”, nêu rõ rằng để thẩm định được một khối ba chiều theo bốn chiều đo ta cần phải quan sát nó không phải từ bất cứ điểm nào mà từ mọi điểm quan sát cùng một lúc; điều này nghĩa là “bản ngã” tức điểm quan sát cô lập, đặc thù phải được siêu việt và được thay thế bằng điểm quan sát tổng quát và bất vị kỷ.
Điều này cũng nhắc ta nhớ tới câu nói nổi tiếng của thánh Phao lô (Thư gửi tín hữu Ephesiansiii, 17-18): “Mong sao các bạn đặt căn cứ và bắt rễ nơi tình thương, có thể cùng với chư thánh hiểu được thế nào là chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và chiều cao”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét