Đây là một loại hình ngôn ngữ độc nhất vô nhị, chỉ có trong kinh tạng Phật giáo, một loại ngôn ngữ xa rời và buông bỏ mọi ý niệm, một loại ngôn ngữ đang mải miết nói như một cảnh chiều thinh không, lặng lẽ và không tiếng động. Ngôn ngữ đó siêu việt mọi hình thức cấu trúc lê thê của ngôn từ; vì nó vốn đã thoát ly mọi ý niệm phân biệt. Do đó, đặc trưng của ngôn ngữ ly niệm, thực tại là không tư duy, không lý luận, không miêu tả, không phân tích, không so sánh, không thí dụ, không ẩn dụ, không biểu tượng..., mà trái lại, tự thân của nó luôn luôn được hiển thị trong dòng thực tại, bất tuyệt và vô biên.
Như tiếng nói đích thực của tình yêu, không bao giờ được nói ra ở bất kỳ nơi đâu ngoài hành động yêu thương và trong thể cách trực diện, hiển thị từ nụ cười, ánh mắt. Cũng vậy, ngôn ngữ ly niệm - thực tại là ngôn ngữ không lời, là tiếng nói không lời, là tên gọi không tên v.v... Nó vượt lên trên tất cả và để lại đằng sau một nguồn sống năng động và nhiệm mầu vô tận. Và tất nhiên, trong tương quan Duyên khởi, chỉ có con người không chủ thể (ngã tưởng) mới có đầy đủ năng lực để trực nhận nguồn sống thực tại chân như này. Đó chính là một lối nói nhiệm mầu và u huyền như: "... Niết bàn là sự thật, nhưng không có kẻ đi vào; đường Thánh đạo mênh mông nhưng không thấy được hành giả" (Nirvana is but not the man that enters it, the Path is, but no traveller on it is seen) (21). Hoặc: "Này các Tỳ kheo, có xứ này (ayatana), tại đây không có đất, không có nước, không có lửa, không có gió, không có hư không vô biên xứ, không có thức vô biên xứ, không có vô sở hữu xứ, không có phi tưởng phi phi tưởng xứ, không có đời này, không có đời sau, không có cả hai mặt trăng, mặt trời. Này các Tỳ kheo, do vậy, ta tuyên bố: không có đến, không có đi, không có trú, không có diệt, không có sinh, không có an trú, không có chuyển vận..." (22).
Để đi vào cụ thể, xin giới thiệu một trích đoạn về ngôn ngữ ly niệm thực tại (23). Trích đoạn này được lấy ra từ phần vào đề của kinh Kim Cương (Diamond sùtra):
"Như vầy tôi nghe. Một thời Đức Phật ở thành Xá Vệ, tại Thắng Lâm, vườn của ông Anathapindika, cùng với 1.250 thầy Tỳ kheo và nhiều vị Bồ Tát".
"Vào buỗi sáng sớm, Đức Phật mặc y, cầm bát rồi đi vào thành phố lớn ở Xá Vệ để khất thực. Sau khi dùng cơm xong, Ngài trở về chỗ ở, cất y bát, rửa chân và ngồi xuống sàng tòa đã soạn sẵn, ngồi chéo hai chân, lưng thẳng, chánh niệm tỉnh giác và để tâm trước mặt (Ngài vào thiền định)...".
"Lúc bấy giờ, Tôn giả Subhuti đến chúng hội (đang ngồi quanh Đức Phật) và ngồi xuống. Rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, gác tà áo sang một bên vai, quỳ gối bên phải, chắp tay hướng về Đức Phật và thưa rằng:
"Thật là tuyệt vời! Bạch Đức Thế Tôn!
Thật là vô cùng tuyệt vời! Bạch Đức Thế Tôn, Đức Thiện Thệ, Đức Như Lai, bậc Toàn giác. Ngài đã giúp đỡ các vị Bồ Tát bằng sự giúp đỡ kỳ diệu".
"Thật là vô cùng tuyệt vời! Bạch Đức Thế Tôn, Đức Thiện Thệ, Đức Như Lai, bậc Toàn giác. Ngài đã giúp đỡ các vị Bồ Tát bằng sự giúp đỡ cao quý nhất. Vậy, bạch Đức Thế Tôn, một người (thiện nam/nữ) phát tâm Bồ Tát đến cầu quả vị Phật, thì làm thế nào để an trụ, để phát triển và để hàng phục tâm?".
Đọc qua đoạn kinh trên, hẳn độc giả thấy rằng, nếu căn cứ trên ngôn ngữ thì đoạn kinh dường như không có một nội dung nào, ngoại trừ câu chuyện Đức Phật đi khất thực, thọ thực và thiền định. Rồi đến lời ca ngợi của ông Subhuti dường như quả là điều gì đó quá bất chợt, vô nghĩa và không logic, không liên hệ gì đến thực tế. Lại càng vô lý hơn, khi ông Subhuti nói "Đức Phật đã giúp đỡ các vị Bồ Tát bằng sự giúp đỡ kỳ diệu nhất, cao quý nhất". Và lời ca ngợi lại được nói đến hai lần. Rồi sau đó, ông Subhuti đặt câu hỏi làm thế nào để an trú, phát triển và hàng phục tâm đối với những người mong muốn đi vào cửa Phật. Điều này dường như phá vỡ kết cấu của nội dung câu chuyện. Ở đây, quả tình nếu lấy kinh văn làm tâm để phân tích thì hoàn toàn bất lực. Vấn đề còn lại là gác qua một bên mọi lý luận để đi vào dòng ngôn ngữ ly niệm. Và chắc chắn rằng, độc giả sẽ hoàn toàn bất ngờ khi một đoạn kinh trông có vẻ không logic và không kết cấu lại chuyên chở đằng sau nó một thế giới nhiệm mầu vô thượng.
Trước hết, như chúng ta biết, trong kinh Kim Cương, Bát Nhã hay toàn bộ hệ thống Bát nhã nói chung, điểm đặc biệt của nó là khái niệm Ba la mật (paramittà) (24), nghĩa là một trạng thái tâm thức hay một cảnh giới ở bên kia bến bờ của nhị nguyên. Và các Ba la mật thường được nhắc đến, đó là trì giới, tinh tấn, thiền định, trí tuệ v.v... (25).
Ở đây, ngay phần mở đầu của đoạn kinh, Đức Phật đã hiển thị trong thể cách đặc biệt của các Ba la mật. Khất thực là trì giới; làm điều đó một cách siêng năng, tỉnh thức là nhẫn nhục và tinh tấn; ngồi tréo hai chân, để tâm trước mặt là thiền định; tâm thức chánh niệm và tỉnh giác là trí tuệ; sự biểu hiện bằng thân hình một cách thường trực đó để dẫn dắt chúng sinh v.v... là bố thí.
Như thế rõ ràng không hề phi lý và phi logic khi ông Subhuti ca ngợi rằng Đức Phật đã giúp đỡ các vị Bồ Tát bằng sự giúp đỡ tuyệt diệu nhất và cao quý nhất. Vì lẽ, sự giúp đỡ đó bao hàm trong nó cả nguồn mạch của đời sống tâm linh và được biểu hiện qua cách thế của Ba la mật mà Đức Phật chấp trì mỗi ngày. Sự dạy bảo bằng cả thân và tâm như thế quả thực là vô cùng cao quý. Và sự giúp đỡ như thế là kỳ diệu vì ai cũng có thể tiếp nhận và hành theo cách sống của Phật mà không cần phải dùng đến bất kỳ một từ ngữ nào. Sự lặng lẽ và im lặng kỳ vĩ đó của Đức Phật chính là bài pháp thoại được Đức Phật dùng ngôn ngữ ly niệm, ngôn ngữ của thực tại sống động. Và ngôn ngữ đó hiện lên từ "Phật thân thuyết", và giá trị vĩ đại nhất của nó cũng chính là giá trị "Phật thân thuyết".
Và nữa, ở đây phải xét đến nhân vật Subhuti - tức Tôn giả Tu Bồ Đề. Vì chỉ có ông, ở giữa ngàn thính chúng, nhận được giá trị "Phật thân thuyết" này. Chính Subhuti là người hai lần tán dương và thỉnh cầu Đức Phật chỉ rõ con đường thể nhập thực tại tính Không (Paramitta hay Sunyàta) cho các vị Bồ Tát. Và lời tán dương của ông đã đánh thức các vị Bồ Tát trong chúng hội lúc bấy giờ.
Thế rồi, từ thế giới thực tại đó, Subhuti đã đặt câu hỏi mở đường cho thính chúng. Điều đó có nghĩa là chính Subhuti đã chuyển thể ngôn ngữ, qua cầu nối - câu hỏi của mình, từ thế giới của ngôn ngữ ly niệm sang ngôn ngữ hiện thực: "Làm thế nào để an trú tâm, phát triển tâm và hàng phục tâm ?". Và thế là, từ đó, bộ kinh đã được chuyển thể, hay nói đúng hơn, là bắt đầu từ một ngôn ngữ mới - ngôn ngữ tâm thức.
Một thí dụ khác về ngôn ngữ ly niệm, đó là câu linh ngữ (thần chú) của Bát Nhã Tâm kinh (26):
"Gaté, gaté paragaté, parasamgaté Bodhi Svaha!" - "Đi qua, đi qua, đi qua bờ bên kia, đã đi qua đến bờ bên kia, ôi... Vô thượng Chánh giác!". Câu linh ngữ ngắn gọn và vĩ đại này là nguồn cảm hứng vô tận cho các dòng tư tưởng triết học. Mặc dầu tự thân nó dường như là vô nghĩa, song trong đó đã hàm chứa cả một suối nguồn uyên nguyên vô tận. Tất nhiên, khi đã gọi là linh ngữ hay thần chú, người ta mặc nhiên đọc tụng mà không cần phải hiểu biết về nghĩa lý của nó. Và phần lớn các thần chú thuộc Kim cương thừa đều như vậy. Tuy nhiên, trong trường hợp của linh ngữ Bát nhã này, nó vốn là mục đích cứu kính tối hậu của toàn bộ hệ thống Bát nhã trên cả hai mặt hình thức và nội dung, lý tưởng và thực tại. Do đó, câu linh ngữ là hơi thở cuối cùng của bên này bờ sinh tử, cũng như là hơi thở đầu tiên ở bên kia bờ sinh tử - cảnh giới của Niết bàn, thực tại. Nó dẫn truyền một sức sống thâm hậu, một mãnh lực phi thường của con người khát vọng Vô thượng chánh giác tâm; đi qua tất cả mọi chướng ngại và lụy phiền thế gian; đi qua tất cả mọi sự đối đãi của thế giới nhị nguyên hữu vô, sinh diệt, minh và vô minh, chúng sinh và Phật. Hẳn như chúng ta thấy, khái niệm gaté (đi qua) xuất hiện trong câu linh ngữ là một biểu thức đặc biệt của tâm thức hướng đến xả ly và vô niệm. Tự thân của câu thần chú không nói lên một ý niệm nào và cũng không dùng bất kỳ một lý luận nào. Cấu trúc của nó là những động từ nối tiếp nhau: "đi qua, đi qua, đi qua bờ bên kia, đã đi qua đến bờ bên kia". Như thế, rõ ràng sự đi qua ở đây là đi qua tất cả, đi qua mọi luận lý logic, mọi biểu tượng của tư duy logic, mọi hình thù kết cấu của ngôn ngữ văn tự, đi qua thế giới ý niệm và đi qua luôn cả các ý niệm về thế giới ý niệm. Như vậy, mệnh đề mà linh ngữ phát biểu và mục đích tối hậu của nó không gì khác hơn ngoài hai "chữ": Xả Ly và Vô Niệm . Cái độc đáo và kỳ vĩ nhất của nó là ở chỗ, dùng ngôn ngữ để phủ định ngôn ngữ và phủ định luôn cái được phủ định; dùng ý niệm để phủ định ý niệm và phủ định luôn cả các ý niệm về ý niệm. Do đó, từ điểm "đi" tới điểm "đến" của linh ngữ chân tâm này trong suốt tiến trình đó, nó vượt qua tất cả chướng ngại. Đây là nội dung của phần giải minh: "Cố tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu kính Niết bàn" như được nói ở Tâm kinh. Từ đó cho thấy rằng, ngôn ngữ của câu thần chú này có một giá trị đặc biệt - có một không hai. Đến với nó để xây dựng niềm tin kiên cố mà không hiểu nghĩa (như quan niệm truyền thống về các loại thần chú của Mật tông) là điều tốt. Nhưng nếu quan niệm như thế thì đã biến ngôn ngữ của linh ngữ trở thành tử ngữ (ngôn ngữ chết). Điều này không giúp ích được gì cho việc sinh khởi và vận dụng chánh kiến và chánh tư duy - hay nói khác hơn là hiện thân của một cái nhìn như thực (yathabistam). Tất nhiên, nói như thế là chỉ nói trong trường hợp của linh ngữ này, mà không phải là phát động một phong trào tìm hiểu ý nghĩa của linh ngữ và của tất cả linh ngữ. Còn bàn về vấn đề phương tiện, mục đích cũng như công năng hành trì tụng đọc thần chú trong quan niệm của Phật giáo Mật tông là một chuyện khác, ở đây không đề cập đến.
Trở lại vấn đề, như chúng ta biết, ngôn ngữ dù là hữu niệm hay vô niệm, ẩn dụ hay thí dụ, biểu tượng hay không biểu tượng v.v..., thì chức năng cơ bản của nó vẫn là "dấu chỉ truyền thông". Và mỗi ngôn ngữ khác nhau chỉ khác nhau ở những "dấu chỉ", tức hình thức của ngôn ngữ; còn đặc tính của tất cả các ngôn ngữ là truyền thông. Do đó, ngôn ngữ của thần chú hay linh ngữ cũng vậy, dù nó được hiểu hay là không, nó vẫn mang chức năng truyền thông theo một thể cách đặc biệt nào đó. Vì thế, không thể nói linh ngữ là một loại ngôn ngữ không có ý nghĩa. Trái lại, tất cả các linh ngữ đều/hoặc là mang danh hiệu của chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thiên thần..., hoặc là mang một thông điệp đặc biệt ngắn gọn mà chỉ khi nào được đồ giải (map out) mới có thể hiểu được. Chẳng hạn như câu linh ngữ "Om mani padme hum" (27) (Án ma ni bát nhi hồng). Chữ om tượng trưng cho thân khẩu ý thanh tịnh của chư Phật và hành giả. Mani tượng trưng cho viên ngọc quý có thể loại trừ tất cả sự nghèo nàn, khỗ hãi, bất an. Padme tượng trưng cho hoa sen, sự thanh tịnh, ly cấu và vô nhiễm. Hum tượng trưng cho trí tuệ tối thượng.
Như thế, rõ ràng mỗi câu linh ngữ đều mang theo trong nó một thông điệp siêu thế gian. Có một điều, tuy nhiên, cần ghi nhận ở đây là ngôn ngữ của mantra (hay linh ngữ, thần chú) là ngôn ngữ không lệ thuộc vào tư duy lý luận; do đó, nó được gọi là ngôn ngữ ly niệm. Và cũng nên lưu ý rằng, mặc dầu nó là phi lý luận; song, không vì vậy mà nó không có một kết cấu văn pháp. Có điều là kết cấu văn pháp của nó có một thể cách riêng biệt mà chúng ta sẽ bàn đến trong một nơi khác. Ở đây chỉ đề cập đến một chi tiết rất nhỏ có liên quan, đó là sự mở đầu và kết thúc của một câu hoặc một bài mantra.
Thông thường, cấu trúc của linh ngữ, dù ngắn nhất (chỉ có hai chữ) cho đến dài nhất (hàng trăm chữ) đều được bắt đầu bằng tiếng "OM" và kết thúc bằng tiếng "SVAHA" (28). Tiếng OM như vừa trình bày, là biểu tượng cho nguồn năng lượng thanh tịnh của thân, miệng và ý của tất cả chư Phật, Bồ Tát và hành giả (người tụng, đọc). Khi thân, miệng và ý thanh tịnh và phát ra tiếng OM, có nghĩa là hành giả bắt đầu tiếp xúc với nguồn năng lực vô hình của chư Phật, Bồ Tát, thiên thần trong bầu không gian bao la, mênh mông, vô tận. Và khi được tiếp xúc, tâm thức của hành giả sẽ được chuyển sang một trạng thái mới tùy theo mức độ hành trì. Tiếng SVAHA, theo Phạn âm, là một thán từ như... ôi...! biểu thị một sự đạt đến hoàn thiện cao nhất. Tỉ dụ: Bodhi Svaha!, có nghĩa là Ôi...! trái tim, Ôi...! Bồ đề, Ôi...! Vô thượng v.v..., đại khái là như vậy. Và trong tiếng Việt, chữ Ôi...! diễn tả một trạng thái hoan hỷ, hoan lạc, vui vẻ, reo vui (theo nghĩa tích cực) khi thành tựu một điều gì đó.
Như thế cũng đủ cho thấy sự nối kết của các linh ngữ chính là bức thông điệp tâm thức được bắt đầu từ tâm thanh tịnh-an lạc đến tâm xả ly-vô niệm. Và nội dung của thông điệp mantra không gì khác hơn là dắt dẫn hành giả đi qua tất cả chướng ngại mà Tâm kinh nói là "viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu kính Niết bàn". Đây là một dẫn dụ khác về ngôn ngữ ly niệm - thực tại.
Một số biểu hiện của ngôn ngữ ly niệm - thực tại
Một trong những biểu hiện độc nhất vô nhị trong truyền thống của những biểu hiện của ngôn ngữ ly niệm là sự Im Lặng. Im lặng trong giao tiếp và giao tiếp trong im lặng. Ở đây, cả người "nói" và người "nghe" đều không dùng đến ngôn ngữ trong giao tiếp, đó là một sự giao tiếp tâm truyền.
Câu chuyện Linh Sơn vi tiếu (29) có thể nói là một biểu hiện đặc thù của ngôn ngữ ly niệm. Chuyện kể rằng: Một thời, Đức Phật ở núi Linh Thứu cùng với chúng hội đông đảo. Ở giữa chúng hội, Đức Phật một tay cầm chiếc hoa sen đưa lên cao trong sự im lặng. Cả chúng hội đều ngạc nhiên không biết điều gì. Lúc đó, chỉ có ngài Ca Diếp lặng lẽ mỉm cười.
Đức Phật giơ hoa sen lên và Ca Diếp mỉm cười, sự kiện này, trong truyền thống, được xem như là một sự ấn chứng tối hậu và truyền tâm pháp của Đức Phật cho ngài Ca Diếp. Và từ đó, tức sau khi Phật nhập diệt, ông là người chịu trách nhiệm hướng dẫn, lãnh đạo Giáo hội Tăng già.
Một số những biểu hiện khác cũng được tìm thấy trong cuộc sống thiền của chư vị Tỗ sư, đặc biệt là Thiền tông Trung Hoa. Đó là những cái đấm, tiếng hét, những câu nói "khô cằn" tưởng chừng như vô nghĩa v.v...
Và cuối cùng, chúng ta thấy rằng, thực ra ngôn ngữ ly niệm không phải là một điều gì xa xôi, mà trái lại, nó luôn luôn được hiển thị trong các hành (30) thanh tịnh, thông qua thân, khẩu, ý trong một thể cách tròn đầy của tâm thức xả ly. Và, với một tâm thức như thế, sự sống chính là dòng trôi chảy của thực tại như thực.
Đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú rằng: "Như đất, người giữ tâm quân bình, có nếp sống kỷ cương, không còn nghe xúc động. Người ấy như trụ đồng, như ao hồ phẳng lặng, không còn bị bùn đất làm nhơ bẩn. Với người có tâm quân bình như thế, cuộc lang thang bất định của đời sống không còn lặp lại nữa" (PC 95).
II.4- Ngôn Ngữ Thiền Định - Tư Duy
Có thể nói, ngôn ngữ thiền định - tư duy là một loại ngôn ngữ chung nhất và phỗ thông nhất, được dùng trong tất cả các thể tài của kinh điển, từ Nikàya, Agama cho đến kinh tạng Đại thừa. Vì lẽ, tất cả giáo huấn của Phật được ghi lại trong kinh không gì khác ngoài Giới học, Định học và Tuệ học. Và con đường tiếp xúc cơ bản của người học đối với kinh là học (văn), tư duy (tư) và thực hành (tu). Đây là hai thể cách đặc thù đối với kinh và người đọc kinh. Và, như đã đề cập, tất cả giáo thuyết của Phật chỉ có một mục đích duy nhất là con đường dẫn con người đi vào thế giới giải thoát, giác ngộ. Và con đường đó chính là con đường tư duy - thiền định. Vì lẽ đó, tất cả ngôn ngữ như được trình bày trong kinh, không có ngôn ngữ nào thoát ly ngoài tính chất thiền định, tư duy. Và để đi đến giải thoát thật sự, không có con đường nào khác hơn là thiền định, cho dù thiền định được biến thái trong nhiều dạng thức như cách thể hiện của các tông phái Phật giáo (31). Tương tự như nước của đại dương mênh mông chỉ có một vị - mặn ; cũng vậy, tất cả giáo pháp của Phật cũng chỉ có một vị - giải thoát, thế thôi.
Tuy nhiên, nếu đi vào phân tích, thì ngôn ngữ thiền định - tư duy là một loại ngôn ngữ vừa rất logic vừa rất uyên áo. Nó nghiêng về đời sống tâm thức và các hiện tượng diễn biến của tâm thức. Chính vì thế, đặc trưng của ngôn ngữ cũng là phân tích, giải thích và thực nghiệm. Và cơ sở của nó chính là tâm thức hay nói chung là thuộc về tâm lý học. Điều này có thể cho thấy một cách chi tiết trong các kinh tạng về thiền định. Ở đó, Đức Phật dạy và giải minh rõ về các uẩn (shandhas) (32), xứ (ayatanas) (33), giới (dhatus) (34), về 12 nhân duyên (35), về 8 thức của tâm (36), về sự hiện hữu của con người và thế giới v.v... (37) ; và trong thiền định, hành giả phải chuyên chú quán tưởng, suy niệm về các đề mục liên quan đến thân thể, cảm thọ, tâm thức và pháp.
Trên cơ sở này, cho thấy ngôn ngữ thiền định rất uyên áo, khúc chiết và rất cụ thể. Ở đây, cần lưu ý rằng, cảnh giới của thiền định là không thể tư duy. Nhưng con đường dẫn hành giả đi vào cảnh giới đó, tư duy được xem là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất, đó là chánh tư duy (trong Bát chánh đạo).
Bài kinh Đại Phương Quảng được trích trong ví dụ số 3, phần IV, chương Một ở đầu tập sách này là một dẫn dụ cụ thể.
Ở đây, xin dẫn thêm bài kinh Trái tim (Tâm kinh) để độc giả khảo sát:
Kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng
1- Khi tiến sâu vào nguổn mạch của Tuệ giác vô thượng (1), Người Tỉnh Thức Bình Yên (2) soi sáng như thật rằng tự tính của năm hợp thể (3) đều là Không (4), liền thoát ly mọi khỗ ách.
2- Này người con dòng Sari (5), hình thể chẳng khác chân không, chân không chẳng khác hình thể. Hình thể là chân không, chân không là hình thể. Cảm xúc (6), niệm tự (7), tư duy (8) và ý thức (9) đều là như vậy.
3- Này người con dòng Sari, tất cả hiện hữu được biểu thị là Không, nó không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm.
4- Vì thế, này người con dòng Sari, trong Không không có hình thể, không có cảm xúc, không có niệm lự, không có tư duy, không có ý thức (10) ; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý ; không có hình thể, âm thanh, hương khí, mùi vị, xúc chạm (11) và hiện hữu (12). Không có đối tượng của mắt, cho đến không có đối tượng của ý thức ; không có minh, không có vô minh (13), không có sự chấm dứt của minh, cũng không có sự chấm dứt của vô minh ; cho đến không có tuỗi già và sự chết ; không có khỗ đau, không có nguyên nhân của khỗ đau, không có sự chấm dứt khỗ đau, và không có con đường đưa đến sự chấm dứt khỗ đau (14) ; không có tri giác (15) cũng không có sự thành tựu tri giác, vì chẳng có quả vị của tri giác nào để thành tựu.
5-Người Tỉnh Thức Bình Yên, do sống an lành trong Tuệ giác vô thượng mà thoát ly tất cả chướng ngại. Và rằng, vì không có những chướng ngại trong tâm nên không có sợ hãi và xa rời những cuổng si mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
6- Tất cả chư Phật trong ba đời (16) đều nương vào Tuệ giác vô thượng mà thành tựu (17) Chánh giác.
7- Vì thế, nên biết rằng Tuệ giác vô thượng là sức thần (18) kỳ vĩ, là sức thần của trí tuệ vĩ đại, là sức thần cao tuyệt, là sức thần tối hậu, vô song, có thể diệt trừ tất cả khỗ đau. Sức thần thoát sinh từ Tuệ giác vô thượng này là sự thật, là chân lý. Sức thần có năng lực tối thượng đó được tuyên nói trong kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng rằng:
"Đi qua, đi qua, Đi qua bờ bên kia, Đã đi qua đến bờ bên kia, reo vui !".
Chú thích của bản kinh Trái Tim Tuệ Giác Vô Thượng
Trí tuệ Bát nhã (Prajinàpàramita)
Dịch từ "Quán Tự Tại" theo cách chiết tự
Năm tỗ hợp hay năm uẩn (skandhas)
Vô tự tính hay bản tính Không (Sunyata)
Mẹ của Sariputra là người rất thông minh nên có hiệu là Sari. Trung Hoa dịch chữ Sariputra là Xá Lợi tử, nghĩa là đứa con dòng Xá Lợi (Sari). Do đó, tác giả dịch là: Người con dòng Sari, lối dịch này đã được sử dụng trong bản dịch "Kinh Ruột Tuệ Giác Siêu Việt" của Thi Vũ, do HT Trí Quang giới thiệu, xuất bản năm 1973 tại Paris
Thọ uẩn
Tưởng uẩn
Hành uẩn
Thức uẩn Bốn uẩn (hợp thể) này thuộc về tâm lý, sắc uẩn (hợp thể vật chất) thuộc về vật lý
Sắc, thọ, tưởng, hành, thức (năm uẩn)
Xúc (trong sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp)
Hiện hữu được dùng đổng nghĩa với pháp (dharma)
Vô minh (ignorance), nguổn gốc của sự khỗ đau
Tứ đế (Khỗ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế)
Trí giác (dịch từ Vô trí diệc vô đắc)
Ba đời: quá khứ, hiện tại, vị lai
Thành tựu ở đây có nghĩa là đã giải thoát khỏi thế giới nhị nguyên, không còn phân biệt, đối đãi nhãn-pháp, hữu-vô v.v...
Còn được dịch là linh ngữ hay thần chú (mantra).
Một số đặc trưng của ngôn ngữ thiền định - tư duy
Nói đến ngôn ngữ tư duy - thiền định là nói đến ngôn ngữ được dùng để diễn đạt một trạng thái tâm tư chủ động, có công dụng khảo sát và phân tích cụ thể các diễn biến trong dòng vận hành của tâm thức. Do đó, đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ này, trước hết, nó là một hình thái tư duy theo thể cách của thiền định. Vì vậy, đối với người thọ trì, đọc tụng, nó đòi hỏi một sự suy niệm, một sự quán tưởng tư duy, một sự nôỵ lực dụng tâm, mà thuật ngữ gọi là "như lý tác ý" (To their appearences as they really are - Hãy quan sát và để cho hiện hữu hiển lộ như là chính nó). Nếu không như thế, tức không dùng đến tâm thức, thì người đọc kinh có thể nói là không thu nhận được giá trị gì, ngoài hệ quả tất yếu của niềm tin - một trạng thái thanh bình cho người đọc. Chức năng của như lý tác ý, ở đây, có công dụng soi sáng sự thật về các hiện tượng, diễn biến của tâm thức trong dòng vận hành bất tuyệt được điều động bởi các tập khí, nghiệp và vô minh. Đây là nền tảng cơ bản, để qua đó, người đọc xây dựng cho chính mình một chánh tư duy, một cái nhìn đúng như thật về con người và cuộc đời. Vì lẽ đó, mục đích của việc đọc kinh là để sáng, rõ Phật lý (khán kinh giải minh Phật chi lý), hay nói khác hơn là để sáng tỏ tâm thức.
"Một phút chân tâm chưa tỏ
Trăm năm huyền thể mỏi mòn"
Đặc trưng thứ hai của ngôn ngữ thiền định là "tư duy tu", tức huân tập một con đường tư duy theo chân lý. Bởi lẽ, hầu hết các bản kinh đều vạch ra hai con đường tư duy: chánh tư duy và tà tư duy. Thông qua hai cực tư duy đó, hành giả phải nôỵ lực xây dựng "tư duy tu", tức là khởi sự tư duy theo chân lý, theo các pháp lành. Ở đây, nói đến sự nôỵ lực hay yếu tố tinh cần (tinh tấn) là vì phần lớn tư duy của con người là tà tư duy - nó có khuynh hướng dẫn đến xây dựng một cái tự ngã độc tôn - cái tôi, cái của tôi - cái tự ngã của tôi. Do vậy, yếu tố tư duy cũng là một trong những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thiền định, nó đứng sau yếu tố "như lý tác ý".
Đặc trưng thứ ba là xả ly. Ngôn ngữ thiền định không bao giờ có khuynh hướng xây dựng nên một thế giới hình tượng trên nền móng của ảo giác. Mà trái lại, tất cả ngôn ngữ thiền định đều dẫn đến một sự xả ly trọn vẹn của tâm thức, hay nói khác hơn là làm cho tâm thức trở nên trong sạch, vô nhiễm. Châm ngôn "Gặp Phật giết Phật, gặp ma giết ma" trong sinh hoạt thiền, có thể nói là một biểu hiện của ngôn ngữ thiền định. Vả lại, như chúng ta biết, một trong hai giá trị của ngôn ngữ kinh điển đó là giá trị giải thoát. Mà giá trị giải thoát chỉ thực sự có mặt khi nào người đọc đạt đến một sự xả ly trong tâm thức. Và mức độ giải thoát bao giờ cũng tùy thuộc vào khả năng xả ly, càng xả ly thì càng giải thoát. Vì xả ly, đơn giản chỉ là sự buông bỏ mọi ý niệm chấp trước vào một sự thể nào đó được tác thành bởi tâm thức và trong tâm thức. Và khỗ đau sẽ không bao giờ có mặt trong một tâm thức xả ly.
Như thế, các đặc trưng "như lý tác ý", "tư duy tu" và "xả ly" trong ngôn ngữ thiền định chính là cái khung cơ bản của thiền định. Và cái khung này được hiển thị rõ trong câu kinh mở đầu của bản kinh Trái Tim: "Khi tiến sâu vào nguổn mạch của Tuệ giác vô thượng, người tỉnh thức bình yên soi sáng như thực rằng, tự tính của năm hợp thể đều là Không, liền thoát ly mọi khỗ ách (38). Ở đây, soi sáng như thực là "như lý tác ý", "rằng năm hợp thể đều là Không", là sự thành tựu của quá trình tư duy tu, và "thoát ly mọi khỗ ách" chính là sự hiện thân của xả ly.
Đây là những đặc trưng cơ bản cần được nói đến trong ngôn ngữ thiền định - tư duy.
II.5- Ngôn Ngữ Siêu Hình
Trước khi nói đến ngôn ngữ siêu hình, vấn đề siêu hình cũng cần được bàn đến. Thông thường, siêu hình vốn được xem như là một trong những vấn nạn uẩn khúc nhất và nan giải nhất đối với con người. Vì cảnh giới siêu hình luôn luôn được cho rằng thoắt sinh ngoài cảnh giới của con người. Chẳng hạn linh hồn có hay không? Sau khi chết, linh hồn sẽ đi về đâu? Những vấn nạn như thế dường như bao giờ cũng tự đặt ra một sự cách biệt tuyệt đối giữa thế giới hữu hình và siêu hình, và làm cho chúng trở nên đối lập nhau, như thể xác thì không phải là linh hồn... Do đó, khi nói đến siêu hình, trong quan niệm hạn hẹp, là nói đến những vấn đề linh hồn, những thế giới siêu nhiên, vô hình, cách biệt với thế giới của con người. Và tự thân của những khái niệm như linh hồn, siêu hình, siêu nhiên luôn luôn gợi lên trong tâm thức của con người những ảnh tượng về một thế giới mông lung u huyền nào đó, một thế giới không có trong thực tại.
Tuy nhiên, nếu nói một cách bao quát, và đứng trên bình diện rộng, chúng ta thấy rằng sự hiện hữu của hai thế giới hữu hình và vô/siêu hình luôn luôn có quan hệ với nhau. Và có thể nói, thế giới siêu hình chỉ thật sự tồn tại trong tương quan, ít ra là trên mặt nhận thức, nếu không như thế, thì thế giới dù là hữu hình hay vô hình đều không được biết đến.
Ngược lại, và vượt lên trên tất cả, trong quan điểm của Phật giáo, mọi thế giới từ vi mô cho đến vĩ mô, từ hữu hình cho đến siêu hình, đều luôn luôn cởi mở và hiển thị trước một điểm tâm trong sáng. Tất cả thế giới đó đều hiện hữu trong tương quan Duyên khởi. Chúng không hề tách biệt nhau. Và dầu là hữu hình hay vô hình, chúng đều là sự biểu hiện của Tàng thức. Và trong thể cách của Tàng thức, thì mọi biểu hiện, hay mọi sản phẩm của nó chỉ có tùy thuộc vào duyên, chứ không tùy thuộc vào bản tính của môỵi hiện hữu cá biệt... Vì nguyên lý Duyên khởi bảo rằng mọi sự thể đều là hiện hữu của tương duyên, nên bản chất của chúng là "vô tự tính" (bản tính Không). Và như thế, thế giới siêu hình được tồn tại ngay trong lòng của thế giới hữu hình; hay nói khác đi, vô hình và hữu hình là những biểu hiện khác nhau của tâm thức mà thôi.
Từ đó, thế giới siêu hình, theo cái nhìn của Phật giáo, không phải là một thế giới hão huyền, xa xôi nào đó, mà trái lại, nó chính là thế giới đặc thù được biểu hiện từ tâm thức. Và quan trọng hơn cả, trên mặt nhận thức luận, nếu thế giới siêu hình được xem là biểu hiện của tâm thức, nghĩa là siêu hình được đồng hóa với các biến cố của tâm thức, thì như thế, Phật giáo quả thực là một tôn giáo có khá nhiều bối cảnh siêu hình.
Như chúng ta biết, trong kinh tạng, cái gọi là cảnh giới siêu hình - cảnh vượt ngoài sự hiểu biết và nắm bắt của người trần - được Đức Phật nói đến khá nhiều và đôi khi được trình bày rất cụ thể, như trường hợp của các cõi trời Sắc và Vô sắc. Mặc dầu nó vốn được xem là cảnh giới siêu hình, song ở đây, siêu hình là một trạng thái phi vật thể (đại loại như cõi Vô sắc v.v...), chứ không có nghĩa là không hiện hữu; chẳng hạn, tâm thức là siêu hình, là không có hình thù nào hết v.v...
Do đó, có thể nói rằng, ngôn ngữ siêu hình là một trong những cách thế diễn đạt của Phật về thế giới tâm thức. Vì vậy, nó cũng cần được bàn đến.
Trước hết, có một số thuật ngữ được dùng để kiến thiết thế giới siêu hình có thể được bàn đến như Không (Sanyàta), Vô tướng, Vô tưởng, Vô sinh, Niết bàn v.v... Đây được xem là những khái niệm cơ bản được dùng để nói đến cảnh giới siêu hình. Và như đã đề cập, siêu hình ở đây không phải là cảnh giới mông lung u huyền nào, mà nó chính là thế giới của tâm thức, một thế giới thường được xem là khác biệt với thế giới hiện thực.
Đoạn kinh vắn dưới đây, có thể được xem là một lối diễn đạt về thế giới siêu hình.
"... - Này Hiền giả, vô lượng tâm giải thoát, vô sở hữu tâm giải thoát, không tâm giải thoát và vô tướng tâm giải thoát này, có một pháp môn, này Hiền giả, do pháp môn này, các pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai biệt. Và này Hiền giả, lại có một pháp môn, do pháp môn này, các pháp ấy có nghĩa đồng nhất và danh sai biệt. Này Hiền giả, lại có một pháp môn, do pháp môn này, các pháp ấy có nghĩa đồng nhất và danh sai biệt.
Này Hiền giả, thế nào là có pháp môn, do pháp môn này, các pháp ấy có nghĩa sai khác và danh sai khác? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỳ kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Như vậy, này Hiền giả, gọi là vô lượng tâm giải thoát.
Và này Hiền giả, thế nào là vô sở hữu tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỳ kheo vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng "Không có việc gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. Như vậy, này Hiền giả, vị Tỳ kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến chôỵ nhà trống và suy nghĩ như sau: "Đây trống không, không có tự ngã hay không có ngã sở". Như vậy, này Hiền giả, gọi là không tâm giải thoát.
Và này Hiền giả, thế nào là vô tướng tâm giải thoát? Ở đây, này Hiền giả, vị Tỳ kheo không tác ý với nhất thiết tướng, đạt và an trú vô tướng tâm định. Như vậy, này Hiền giả, gọi là vô tướng tâm giải thoát. Như vậy là có pháp môn và do pháp môn này, những pháp ấy nghĩa sai biệt và danh sai biệt. Và này Hiền giả, thế nào là có pháp môn và do pháp môn này, các pháp ấy có nghĩa đồng nhất nhưng danh sai biệt.
Tham, này Hiền giả, là nguyên nhân của hạn lượng; sân là nguyên nhân của hạn lượng; si là nguyên nhân của hạn lượng. Đối với vị Tỳ kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc và tham, sân, si này đã được chặt tận gốc như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai.
Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô lượng, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát không có tham, không có sân, không có si. Tham, này Hiền giả, là một vật gì (chướng ngại), sân là một vật gì (chướng ngại), si là một vật gì (chướng ngại). Đối với vị Tỳ kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, thì tham, sân si này đã được chặt tận gốc, như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai.
Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô sở hữu, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát ấy không có tham, không có sân, không có si. Tham, này Hiền giả, là nhân tạo ra tướng, sân là nhân tạo ra tướng, si là nhân tạo ra tướng. Đối với vị Tỳ kheo đã đoạn trừ các lậu hoặc, thì tham, sân, si này được chặt tận gốc, như thân cây tala được chặt tận gốc, khiến chúng không thể tái sanh trong tương lai.
Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô tướng, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng đối với các tâm giải thoát ấy, và bất động tâm giải thoát này không có tham, không có sân, không có si. Như vậy, này Hiền giả, là pháp môn này, những pháp ấy là đồng nghĩa nhưng danh sai biệt" (39). (Đại Kinh Phương Quảng Thứ 43, Trung Bộ)
Một số đặc trưng của ngôn ngữ siêu hình
Trước hết, ngôn ngữ siêu hình là một "phát biểu trực giác", nó nói thẳng nói thật ngay vấn đề mà không cần phải thông qua cơ sở lý luận nào. Tỉ dụ, kinh nói: "Này Hiền giả, khi nào các tâm giải thoát là vô tướng, thì bất động tâm giải thoát được gọi là tối thượng". Ở đây, hầu như "tâm vô tướng" là cái trục chính, để qua đó, "ngôn ngữ vô tướng" (tức siêu hình) được trình bày. Khác với ngôn ngữ ẩn dụ, thí dụ, hay biểu tượng, ngôn ngữ siêu hình tự thân nó không gợi lên một hình ảnh nào mang tính cách biểu thị. Và nếu có thể nói đến sự biểu thị của ngôn ngữ siêu hình, thì cái được biểu thị ở đây là Không hay là Vô tướng, tức không ảnh tượng, không hình thái và không chiều kích. Nó chính là tiếng nói trong sáng nhất từ chân tâm. Và trong tiếng nói đó, mọi âm thanh cáu bẩn đều đã được thanh lọc. Cũng tựa hồ như viên ngọc lưu ly, thể tính trong suốt của nó luôn luôn là biểu thị duy nhất cho chính nó. Vì thế, đặc trưng thứ nhất của ngôn ngữ siêu hình là không mang theo một hình ảnh biểu tượng nào cả. Nó - tức Không tướng - là biểu thị duy nhất cho nó và của nó.
Và nữa, như chúng ta thấy, trong các cảnh giới như được nói đến trong Phật giáo, thì chỉ có cảnh giới của chân tâm, của Phật tính là toàn bích, là tối thượng. Ở đó, mọi hoạt cảnh, mọi ảnh tượng của vọng thức không còn nữa. Nhưng nói như thế, không có nghĩa chân tâm là trơ lì, bất động, mà trái lại, nó linh diệu và năng động vô cùng. Do đó, ngôn ngữ từ chân tâm là một loại ngôn ngữ vô tướng, hay là siêu hình. Điều này được kinh dụ cho hình ảnh Đức Phật dùng diệu âm mà nói pháp, trong khi thân và tâm của Ngài bất động. Vì thế, đặc trưng thứ hai của ngôn ngữ siêu hình là ngôn ngữ được dùng để nói về một thế cách, biểu hiện đặc thù của tâm thức đã vượt qua mọi vọng động, bất an - tâm thức trên chiều chân như, tuyệt đối.
Hơn thế nữa, cái nhân để tạo ra các ảnh tượng huyễn hoặc trong thế giới của tâm thức như kinh trình bày, chính là tham, sân và si: "... Tham, này Hiền giả, là nhân tạo ra tướng; sân là nhân tạo ra tướng; si là nhân tạo ra tướng" (40). Vì thế, khi tâm thức không còn tham, sân, si thì không còn sinh khởi các ảnh tượng huyễn hoặc nữa. Nó được gọi là vô tướng giải thoát. Do đó, ngôn ngữ của vô tướng giải thoát là ngôn ngữ thoát ly tham, sân, si, hay nói khác hơn là ngôn ngữ của thực tại toàn chân. Ở đây, thay vì xây dựng nên các phạm trù, ảnh tượng, nó xóa nhòa tất cả, không biên tế và không hình thức. Ngôn ngữ chính là tiếng nói của giải thoát. Đây là đặc trưng thứ ba của ngôn ngữ siêu hình.
Và cuối cùng, như chúng ta thấy, do không y cứ trên cơ sở của lý luận, phân tích, thí dụ, biểu tượng v.v... nên ngôn ngữ siêu hình chỉ được Đức Phật dùng để giảng cho những ai đang đi theo con đường thiền định để tiến tới giác ngộ, giải thoát. Do vậy, nó không phải là ngôn ngữ phỗ thông trong giao tiếp. Cũng như cái có hình thức thì được nói bởi và bằng hình thức. Ngược lại, các pháp phi hình thức như chân tâm chẳng hạn, thì được nói bằng ngôn ngữ siêu hình. Tóm lại, ngôn ngữ siêu hình là ngôn ngữ được dùng để nói về các cảnh giới của tâm thức đã và đang vươn đến sự giải thoát tối hậu. Nó đi qua tất cả và không để lại bất kỳ một ảnh tượng biểu thị nào, tựa hồ như thác ghềnh được tuôn chảy từ nguồn mạch chân tâm, xuyên qua mọi hang khe của núi đá và vẽ nên một biểu thức bất định. Ngôn ngữ siêu hình là như thế. Nó chỉ tương ưng với thế giới thực tại với muôn ngàn khác biệt và đa thù. Vì sự biểu hiện của chân tâm là vô tận, nên không thể có một cấu trúc ước lệ, khuôn mẫu nào có thể nói lên được tất cả. Ngôn ngữ siêu hình vốn là sự biểu hiện của thế giới thực tại tính Không.
Tổng Kết
Từ sự trình bày trên, qua đó chúng ta thấy rằng ngôn ngữ trong kinh tạng Phật giáo quả thực rất đa dạng, phong phú, từ thể loại văn học cho đến thể loại ngôn ngữ. Hầu hết ngôn ngữ được dùng để chuyên chở đạo lý đều mang theo các hình ảnh biểu tượng, thí dụ; và có khi lại mang theo những ý niệm về thế giới siêu hình, như sự mô tả về các cõi trời "vô tưởng", các định "vô tâm" (41) v.v... Đặc biệt là trong trường hợp của ngôn ngữ siêu hình, có thể xem đó như là một loại ngôn ngữ tâm linh, một loại ngôn ngữ chỉ dẫn con đường đi ra khỏi mọi ảnh tượng huyễn hoặc của tâm thức. Ở đây, siêu hình theo/trong Phật giáo không phải là một cảnh giới hay một quyền lực siêu nhiên có thể chi phối cuộc sống con người, và ngược lại, con người thì không bao giờ vươn đến hay nắm bắt được. Vì lẽ, Đức Phật không bao giờ thừa nhận có một cảnh giới siêu hình thần bí nào. Trái lại, như đã đề cập, siêu hình ở đây chỉ được thiết lập trong tương quan mà thôi. Có nghĩa, nó là một mặt khác của thế giới thực tại, một biểu hiện khác của Tàng thức (42). Và đương nhiên chỉ có con người chi phối nó, chứ nó không thể chi phối con người. Cần ghi nhận rằng, thế giới, dù là hữu hình hay siêu hình, tất cả đều là biểu hiện của tâm thức; ngoài sự biểu hiện của tâm thức, sẽ không có bất kỳ một biểu hiện nào khác từ đâu và ở đâu.
Trong trường hợp của ngôn ngữ biểu tượng, vấn đề sẽ trở nên quan trọng đối với người đọc kinh. Vì lẽ, nếu không nắm bắt được những ý nghĩa biểu tượng sẽ không hiểu được ý kinh, và thường bị rơi vào các ảo tưởng. Sự lầm chấp vào các hoạt cảnh biểu tượng của kinh sẽ không giúp ích gì cho người đọc, mà trái lại, càng lầm chấp chừng nào thì mức độ vọng tưởng càng tăng lên chừng đó. Vì thế, trên mặt nhận thức, sự thông suốt về ngôn ngữ và các đặc trưng của nó được xem như điều kiện cần yếu - đối với người đọc kinh. Tất nhiên, những gì được nói về ngôn ngữ như đã trình bày chỉ là một phần cơ bản. Bởi lẽ, bản thân của ngôn ngữ là vô hạn; mọi khuôn mẫu được áp đặt lên nó đều được xem xét dưới góc độ tương đối của nhận thức. Vấn đề còn lại, đòi hỏi ở người hành trì, đọc tụng một mức độ thể nhập, một mức độ tư duy thiền định nhất định, để có thể đi vào soi sáng Phật lý. Như Đức Phật đã dạy, tất cả pháp là bất định; do đó, giáo pháp của Phật cũng là pháp bất định. Tùy theo nhân duyên khác nhau mà nó biểu hiện khác nhau. Vì thế, ở đây không hề có bất kỳ một biểu thức nào mang tính cách định tính; tất cả những gì được bàn đến đều được xem như là những "nhận thức", mà qua đó, tác giả hy vọng giúp người học một "phương tiện nhập môn" khi đi vào nghiên cứu hệ thống kinh tạng Phật giáo.
Chú thích:
(*) Ví dụ, cái "chân" (một trong tứ chi) chỉ có một nghĩa nếu nó được dùng độc lập, như chân người, chân bàn, chân ghế v.v..., nhưng nếu được dùng trong ngữ cảnh khác nhau thì nó đương nhiên sẽ có nghĩa khác, ví dụ: "một chân trong hội đồng" v.v...
(1) Đa nghĩa (polysemy): từ có nhiều ý nghĩa hay có nhiều thông điệp khác nhau. Trái lại là đơn nghĩa, tức chỉ có một ý nghĩa và một thông điệp.
(2) Từ điển Phật học Hán-Việt, tập II, Phân viện NCPH, Hà Nội, 1994, tr.1466.
Phật học từ điển, tập III, Đoàn Trung Còn, Phật học tùng thư, Sài Gòn, 1968, tr.1168-1169.
A Dictionary of Chinese Buddhist Terms, W.E. Soothill, Oxford, England, 1954, tr.44-45.
(3) Kinh Pháp Bảo Đàn ghi lại rằng Huệ Năng trong lúc dừng chân nghe một cư sĩ tụng kinh Kim Cương. Khi nghe đến câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" thì bỗng dưng đạt ngộ, tâm thể bừng sáng. Từ đó, Ngài đã chọn cho mình một lối đi, và về sau trở thành Tỗ thứ 6 của dòng thiền Trung Hoa.
(4) Kinh Trung Bộ, tập I, Viện NCPHVN, TP HCM, 1992, tr.303.
(5) Tiểu Bộ kinh (Khuddaha Nikayà), tập I, Thích Minh Châu, Tu thư Phật học Vạn Hạnh, 1982, tr.404.
(6) Xem phần 'Lịch sử kết tập kinh điển' trong cuốn "Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo", Thích Tâm Thiện, Thành hội PG TP HCM, 1998.
(7) Chữ "Tôi" trong câu "Tôi nghe như vầy", theo lịch sử, đó là sự tường thuật của Ngài A Nan. Vì thế, tôi tức là Tôn giả A Nan.
(8) Kinh Tăng Chi (II) ghi rõ: Lòng khát ái 6 căn, 6 trần và 6 thức, cộng lại thành 18. Nam có 18 và nữ có 18, cộng lại là 36 dòng ái. 36 x 3 (tức quá khứ, hiện tại và vị lai) thành 108 dòng ái. 18 dòng ái căn bản là: "Ta có mặt", "Ta có mặt trong đời", "Ta có mặt như vầy", "Ta có mặt khác như vầy", "Ta thường hằng", "Ta không thường hằng", "Ta phải có mặt không ?", "Ta phải có mặt trong đời này không ?", "Ta phải có mặt như vậy", "Ta phải có mặt khác như vậy", "Mong rằng ta có mặt", "Mong rằng ta có mặt trong đời này", "Mong rằng ta có mặt như vậy", "Mong rằng ta có mặt khác như vậy", "Ta sẽ có mặt", "Ta sẽ có mặt trong đời này", "Ta sẽ có mặt như vậy", "Ta sẽ có mặt khác như vậy".
(9) Bộc lưu (oghà): tức là dòng thác đỗ.
(10) Nam tạng chỉ cho các bộ kinh thuộc Phật giáo Nguyên thủy. Bắc tạng chỉ cho các bộ kinh thuộc Phật giáo phát triển (Mahayama) hay là kinh tạng Đại thừa.
(11) Kinh "Ví dụ tấm vải" (Vatthupamasutta), "Ví dụ cái cưa" (Kakacupamasuttam), "Ví dụ con rắn" (Alaggadupamasuttam), "Ví dụ dấu chân voi" (Mahahatthipadopamasuttam), "Ví dụ lõi cây" (Mahasaropamasuttam) v.v... Xem Trung Bộ kinh, tập I, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, TP HCM, 1992.
(12) Vassika: Hoa lài.
(13) Thơ Nguyễn Gia Thiều.
(14) Anguttara Nikàya, Ph.2, tr.37.
(15) Deva: Trời.
(16) Gandhaba: Dịch là Càn Thát Bà.
(17) Yakka: Tên một loài quỷ (Dạ Xoa).
(18) Con người giác ngộ.
(19) Trích "Thiền luận", quyển Hạ, của Suzuki, bản dịch Tuệ Sĩ, Nxb TP HCM, 1992, tr.190...
(20) Xem "Tâm lý học Phật giáo", Thích Tâm Thiện, Nxb TP HCM, 1998.
(21) "The Path of Purification", Bhadantàcariya Buddhaghosa, The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, Taiwan, 1997.
(22) Phật tự thuyết, Tiểu Bộ kinh.
(23) Dẫn theo "Diamond Sùtra", Edward Conze, Rome edition, London, 1975.
(24) Xem "Bên kia bờ", trong phần Ngôn ngữ biểu tượng.
(25) Sáu Ba la mật: Bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, trí tuệ và thiền định.
(26) Prajnã paramittà hrdaya Sùtra: Prajnã là trí tuệ; Paramittà là bên kia bờ; Hrdaya là trái tim, là tinh thể, là cội nguồn; Sùtra là kinh.
(27) Theo các nhà triết học cỗ đại Ần Độ, OM là âm thanh vĩ đại cấu tạo nên vũ trụ vạn hữu. Âm thanh là một biểu hiện đặc thù của sự sống. Thế giới vũ trụ được tác thành cũng như hủy hoại theo âm theo xoáy trong chiều gió từ hữu cùng đến vô cùng.
(28) Xem bộ Mật tông - Kim cương thừa.
(29) Trong Thiền tông Phật giáo, câu "Linh Sơn vi tiếu" đã trở thành một thiền ngữ biểu tượng cho sự tâm truyền.
(30) Hành tức là hành uẩn: Cơ cấu và thế cách hoạt động của đời sống tâm thức.
(31) Các tông phải như Thiền tông, Tịnh độ tông, Chân ngôn tông, Thiên thai tông v.v... Những cái "tông" này cũng đều do con người dựng lập, còn bản chất của giáo huấn của Phật thì không có Tông nào hết.
(32) 5 uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
(33) 6 xứ: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
(34) 18 giới: Gồm 6 nội xứ (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) + 6 ngoại xứ (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) + 6 thức căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức) = 18 giới.
(35) 12 nhân duyên: Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão-tử.
(36) 8 thức: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt-na thức, a-lại-da thức.
(37) Xem "Tâm lý học Phật giáo", Thích Tâm Thiện, Nxb TP HCM, 1998.
(38) Xem kinh Trái tim tuệ giác vô thượng, phần trước.
(39) Trích kinh Đại Phương Quảng, phần trước.
(40) Xem đoạn kinh vừa dẫn ở trước.
(41) Như trường hợp của Diệt thọ tưởng định.
(42) Xem "Tâm lý học Phật giáo", Thích Tâm Thiện, Nxb TP HCM, 1998.
Thích Tâm Thiện (Khải Thiên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét