Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

Ngũ Hành và Ngũ Vị

Theo tín ngưỡng và văn hóa truyền thống của Trung Hoa, vạn vật trong vũ trụ được tạo nên bởi sự kết hợp và vận động của năm yếu tố (ngũ hành): Mộc (gỗ), hỏa (lửa), thổ (đất), kim (kim loại), và thủy (nước). Vì vậy, các đặc tính của ngũ hành thể hiện ở vạn vật trong vũ trụ.

Con người chúng ta là một bộ phận của vũ trụ, do đó các cơ chế trong cơ thể chúng ta cũng tuân theo những nguyên lý của vũ trụ và hệ thống ngũ hành.

Các mối liên hệ tương ứng giữa ngũ hành và ngũ vị hay vị giác đều được ghi chép lại trong lịch sử “cổ thư của người xưa” nghĩa là thủy (nước) tương ứng với mặn, hỏa (lửa) tương ứng với đắng, mộc (gỗ) tương ứng với chua, kim (kim loại) tương ứng với cay và (thổ) đất tương ứng với ngọt.

Trong cuốn cổ thư “Hoàng đế nội kinh”, được ghi chép rằng chua tương ứng với gan và tăng cường chức năng gan [gan và chua cả hai tương ứng với yếu tố mộc (gỗ)]; đắng tương ứng với trái tim và tăng cường chức năng tim [đắng và tim cả hai tương ứng với yếu tố hỏa (lửa)]; ngọt tương ứng với lá lách và tăng cường chức năng lách [ngọt và lá lách cả hai tương ứng với thổ (đất)]; cay tương ứng với phổi và tăng cường chức năng phổi [cay và phổi cả hai tương ứng với yếu tố kim (kim loại)] và mặn tương ứng với thận và tăng cường chức năng thận [mặn và thận cả hai tương ứng với các yếu tố thủy (nước)].

Mối liên hệ trợ dưỡng giữa thực phẩm và các cơ quan nội tạng

Chua dưỡng gan: Thức ăn chua có thể tăng cường tiêu hóa và bảo vệ gan. Ăn chua thường xuyên có thể giúp tiêu hóa và tiêu diệt vi khuẩn không mong muốn ở đường tiêu hóa. Chua cũng có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh, huyết áp thấp và làm mạch máu đàn hồi hơn. Các thực phẩm có vị chua chủ yếu, bao gồm mận chua, trái lựu, cà chua, táo gai, và cam, đều có chứa vitamin C có thể tăng cường khả năng miễn dịch. Điều này giúp cơ thể chống lại lão hóa và có thể ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch. Đồng thời cũng giúp cơ thể chống lại ung thư.

Đắng dưỡng tim: Người xưa nói rằng, một loại thuốc tốt sẽ có vị đắng. Y học Trung Quốc tin rằng các loại thực phẩm có vị đắng sẽ có thể hút chất độc ra và củng cố “khí Âm”, nó có thể hút ẩm cơ thể và làm tăng khả năng thải nước tiểu. Thực phẩm như vỏ cam, hạnh nhân đắng, mướp đắng, và hoa huệ, nếu được dùng thường xuyên, có thể ngăn chặn sự tích tụ các độc tố, ngăn ngừa và điều trị nhiều loại lở loét.

Ngọt dưỡng lá lách: Thực phẩm có vị ngọt có thể bổ sung máu và năng lượng, giảm mệt mỏi, điều hòa dạ dày, và giúp giải độc cho cơ thể. Nó cũng có thể làm giảm co thắt. Sự lựa chọn tốt cho thức ăn ngọt bao gồm đường nâu, nhãn, mật ong, gạo và lúa mì.

Theo tín ngưỡng truyền thống Trung Hoa, Thuyết Ngũ Hành có trong vạn vật của vũ trụ, bao gồm cả vị giác

Cay dưỡng phổi: Y học Trung Quốc cho thấy thức ăn cay có thể giúp cơ thể toát mồ hôi, điều chỉnh và loại bỏ yếu tố gây tắc nghẽn dòng “khí” trong cơ thể. Các loại thực phẩm chủ yếu có vị cay như hành lá, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, và nó có thể bảo vệ mạch máu, điều tiết lưu lượng máu, và giúp thông thoáng các kinh mạch. Dùng thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa cảm lạnh. Nhưng những người bị bệnh trĩ, táo bón, hoặc chứng loạn thần kinh nên thận trọng khi dùng.

Mặn tăng cường thận: Mặn được tôn vinh là vua của ngũ vị và người ta thường thích hương vị này. Trong y học Trung Quốc, thức ăn mặn có thể điều chỉnh các tế bào của con người và lưu lượng máu, duy trì sự trao đổi chất bình thường. Mặn cải thiện nhu động ruột, giải quyết cục u cứng, và làm giàu thêm khí Âm – dịch và máu. Các loại thực phẩm như muối, tảo bẹ, và sứa là các thức ăn mặn tuyệt vời.

Tuy nhiên, chúng ta cần cân bằng các lựa chọn về thực phẩm và pha trộn ngũ vị lại để có chế độ ăn uống lành mạnh, quá nhiều hay quá ít bất kỳ hương vị nào cũng có thể gây bệnh. Ví dụ, quá nhiều vị chua có thể gây ra bệnh liên quan tới gan và hạn chế chức năng của dạ dày và lá lách (mộc khắc thổ); quá nhiều đắng có thể gây ra những vấn đề liên quan tới tim tăng và chống lại “khí” phổi (lửa tan chảy kim loại ); quá nhiều vị ngọt có thể gây ra những vấn đề về lá lách và dạ dày và hạn chế “khí” thận (đất tan nước); quá nhiều cay sẽ thúc đẩy “khí” phổi dư thừa và ngăn chặn “khí” gan (kim loại phá hủy gỗ) và quá nhiều mặn sẽ dễ dàng gây ra “khí” thận dư thừa quá mức và sau đó hạn chế “khí” tim (nước dặp tắt lửa).

Lý thuyết năm yếu tố thể hiện trong hầu hết các hệ thống của văn hóa truyền thống Trung Quốc. Không chỉ là hệ thống y tế, mà còn là âm nhạc, nghệ thuật, khí hậu, thời gian, tinh thần, đạo đức và tất cả hệ thống tuân theo lý thuyết này. Người cổ đại Trung Quốc tin rằng Đấng Tạo Hóa của vũ trụ – người có trí tuệ vô biên đã tạo ra thế giới của chúng ta theo cách này.

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
http://vietdaikynguyen.com/v3/3972-ngu-hanh-va-ngu-vi/ 

1 nhận xét:

Unknown nói...

NHẬN XÉT :
EARTH - Hành THỔ là Tính chất của LÁ LÁCH, cạnh bên BAO TỬ. LÁ LÁCH là PANCREAS, không phải SPLEEN.
LÁ LÁCH , THỔ thuộc NGŨ TẠNG
BAO TỬ cũng Hành THỔ, thuộc LỤC PHỦ.
SPLEEN là LÁ MÍA, nằm bên hông trái của Thân, đối diện với Gan nằm bên Mặt của Thân. Lá Mía ĐỘC LẬP
, không thuộc Ngũ Tạng và Lục Phủ
HH- hueho37@yahoo.com