Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

LÂM ĐỒNG - cao nguyên xanh

1. Vị trí địa lí 

Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên cao nhất của Tây Nguyên là Lâm Viên - Di Linh (cao 1500 mét so với mặt nước biển). Phía Bắc Lâm Đồng giáp tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, phía Đông giáp Khánh Hòa và Ninh Thuận, phía Nam là tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và phía Tây là tỉnh Bình Phước. Diện tích tự nhiên 9.764,8 km².

Hồ Xuân Hương, Đà Lạt 

Phía Bắc tỉnh là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1.749 mét. Dãy núi phía Nam có đỉnh Đan Sê Na cao 1.950 mét, đỉnh Lang Biang cao 2.163 mét, Hòn Giao cao 1.948 mét.

Phía Nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1.475 mét. Phía Đông và Nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1.010 mét, địa hình khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà..

2. Dân tộc 

Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Lâm Đồng là 1.186.786 người. Mật độ dân số 112người/km². Lâm Đồng là một trong những tỉnh có số lượng dân tộc thiểu số khá đông, thuộc nhiều bộ tộc khác nhau như là: Người Cơ Ho, người Mạ, Ra Glai... Đáng kể nhất là người Cờ Ho, họ là dân tộc có số dân đông nhất so với các dân tộc khác. Họ định cư ở nhiều vùng khác nhau của Lâm Đồng, tập trung đông nhất là ở huyện Di Linh. người Kơ-ho lại chia ra thành nhiều chi họ khác nhau như: họ người Srê, họ người Jrài...

Hồ thác Đambri
Công viên Hoa Đà Lạt 

3. Lịch sử

Nhà thờ Domaine de Marie
Tỉnh lị của Lâm Đồng là thành phố Đà Lạt. Ngày 01 tháng 11 năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province de Haut Donnai), tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring). Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình Thuận cai trị. Năm 1913, nhập Đà Lạt với Di Linh, gọi chung là Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận. ngày 06 tháng 1 năm 1916: thành lập tỉnh Lâm Viên, gồm Đà Lạt mới lập lại và Di Linh, tách từ tỉnh Bình Thuận. Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm Biên. Ngày31 tháng 10 năm 1920: xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt, phần còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt. ngày

08 tháng 1 năm 1941, lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Tỉnh lị tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về Di Linh. Ngày 19 tháng 5 năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận Bảo Lộc (Blao) và Di Linh. Tháng 2 năm 1976, sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức thành tỉnh Lâm Đồng mới.

Hồ Tuyền Lâm Đà Lạt

4. Thiên nhiên

Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 18-250C, thời tiết ôn hoà mát mẻ quanh năm. Lượng mưa trung bình 1750-3150 mm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85-87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1890-2500 giờ. 

Toàn tỉnh có khoảng 255.407 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó có trên 200.000 ha đất bazan tập trung ở cao nguyên Bảo Lộc-Di Linh thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày. Diện tích trồng chè và cà phê khoảng 145.000 ha, diện tích sản xuất rau, hoa khoảng 23.783 ha tập trung tại Dalat, Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng, Lâm Hà; Chè, cà phê, rau, hoa Lâm Đồng đa dạng về chủng loại, có những loại có giá trị phẩm cấp cao.

Dinh Bảo Đại

5. Tiềm năng du lịch

Thác Đambri
Lâm Đồng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như các thác nước tại huyện Đức Trọng và những thắng cảnh thiên nhiên tại Đà Lạt như Thiền viện Trúc Lâm, Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương, rừng Madagui, Hồ Tuyền Lâm., Thác Đambri. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do không được quan tâm bảo trì đúng mức, cảnh quan nhiều thắng cảnh đang bị phá hủy. Ngày 10 trong 17 thắng cảnh quốc gia xuống cấp, trong đó có ba ngọn thác ở huyện Đức Trọng đã được xếp hạng quốc gia tại Lâm Đồng đã biến mất gồm: thác Gougah, thác Liên Khàng và thác Bảo Đại. Lý do là vì các đơn vị được giao đầu tư thiếu năng lực và chỉ lo khai thác kinh doanh bán vé. Ông Đinh Bá Quang - Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VH-TT-DL) Lâm Đồng cho biết: "Theo quy định, hằng năm các đơn vị trích từ 3 - 5% lãi suất kinh doanh để tu bổ, tôn tạo và tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích. Thế nhưng thực tế qua kiểm tra thì các điểm này không thực hiện được như vậy".

Ảnh: Hoàng Lạc

Không có nhận xét nào: