Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

TOA THUỐC DƯỠNG SINH

I. Sức khỏe
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.
II. Bí quyết trường thọ
1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn. 
III. Phòng ngừa bệnh tật
1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4. Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua
IV. Thức ăn & uống trong ngày:
Một củ hành: chống ung thư; Một quả cà chua: chống tăng huyết áp; Một lát gừng: chống viêm nhiễm; Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch; Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo; Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể. 
V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:
1. Một: Trung Tâm là sức khỏe
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải:
- Phải vận động
- Phải biết cười
- Phải lịch sự hòa nhã
- Phải biết nói chuyện và
- Phải coi mình là người bình thường..
VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân
1. Ít nói năng để dưỡng: Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng: Tinh Khí
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng: Huyết Khí
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng: Tạng Khí
5. Chớ giận hờn để dưỡng: Can Khí
6. Chớ ăn quá độ để dưỡng: Vị Khí
7. Ít lo lắng để dưỡng: Tâm Khí
8. Tránh tà tâm để dưỡng: Thần Khí.
VII. Hãy dành thì giờ
1. Hãy dành thì giờ để suy nghĩ: Đó là nguồn sức mạnh.
2. Hãy dành thì giờ để cầu nguyện: Đó là sức mạnh toàn năng.
3. Hãy dành thì giờ cất tiếng cười: Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
4. Hãy dành thì giờ chơi đùa: Đó là bí mật trẻ mãi không già.
5. Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu: Ưu tiên TẠO HÓA ban.
6. Hãy dành thì giờ để cho đi: Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
7. Hãy dành thì giờ đọc sách: Đó là nguồn mạch minh triết.
8. Hãy dành thì giờ để thân thiện: Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
9. Hãy dành thì giờ để làm việc: Đó là giá của thành công.
10.Hãy dành thì giờ cho bác ái: Đó là chìa khóa cửa TỪ BI. 
Lá lốt chữa đau nhức xương khớp
Lá lốt thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...
Lá lốt là loại rau quen thuộc trong nhân dân thường dùng để ăn sống như các loại rau thơm, hoặc dùng làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn, lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...
Đơn thuốc có sử dụng lá lốt chữa bệnh:
Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân: Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay: 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng: Lá lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
Chữa phù thũng do thận: Lá lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày.
Đau bụng do lạnh: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
Chữa đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.

Theo BS Nguyễn Huyền - Sức khỏe và đời sống

Không có nhận xét nào: