TRANG

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

NHẠC TRỊNH

Đầu tháng 12 năm 1999, trên bán nguyệt san Báo Thanh Niên số 200, tôi (Hoàng Lạc) có hỏi Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Quê Hương xứ Huế đã ảnh hưởng thế nào đến sáng tác của Nhạc sĩ? Để tiếp nhận đầy đủ những nhạc phẩm của Nhạc sĩ, đòi hỏi người thưởng thức những gì? 
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trả lời: Đúng, quê hương xứ Huế đã ảnh hưởng rất lớn đến các nhạc phẩm của tôi. Để tiếp nhận đầy đủ những nhạc phẩm ấy, người thưởng thức cần hiểu về Đạo Phật.

Tại Việt Nam, du học sinh Nhật Bản đã từng làm luận văn thạc sĩ về Nhạc Trịnh. Ở xứ Hoa Anh Đào, thính giả Nhật Bản cũng rất thích nhạc phẩm "Diễm Xưa" của Trịnh... 

Điều này, chứng tỏ nhạc Trịnh có gì đó... thu hút người nghe. Có lẽ Tâm linh và tính nhân văn chiếm chủ đạo trong nhạc Trịnh!

Quý vị thử nghe nhạc Trịnh trong lúc tâm thanh tịnh, sẽ cảm nghiệm ngay điều này. Khi nghe nhạc Trịnh mà "da gà" nổi lên thì lúc đó quý vị không còn nghe bằng hai tai thô (vật lí) nữa mà đã nghe bằng tai thứ ba vi tế (tâm linh) nằm ở Huyệt Thiên Đột (chính giữa cuốn họng) rồi đó!

Hãy thử nghe và cảm nghiệm qua các giai phẩm sau của Trịnh:

Diễm xưa 



Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa
Chiều này còn mưa sao em không lại
Nhỡ mai trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau hằn lên nỗi đau
Bước chân em xin về mau
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em nhớ những vết chim di
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Để người phiêu lãng quên mình lãng du
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.

1960


Cát bụi

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp khôn nguôi
Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày
Mặt trời nào soi sáng tim tôi
Để tình yêu xay mòn thành đá cuội
Xin úp mặt bùi ngùi
Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui
Cụm rừng nào lá xác xơ cây
Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay.

1965


Một cõi đi về

1. Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say một đời thật nhẹ ngày qua
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người

2. Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì.
Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn
Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì.

1974


Hoàng Lạc 
Video: Youtube

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét