TRANG

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Cuộc đời Đức Phật

Hoàng hậu Ma Da, mẹ của Bồ Tát thụ thai. Bà nằm mộng thấy một con voi trắng từ núi vàng, núi bạc đến và mang cho bà một cành hoa sen.
Vào ngày trăng tròn, tháng tư âm lịch, 625 trước tây lịch, Bồ tát đản sanh ở vườn Lâm Tỳ Ni. Sau khi đản sanh, Ngài bước bảy bước và mỗi bước có hoa sen đỡ chân Ngài. Ngài tuyên bố rằng: "Ta là bậc Chí tôn cao quý nhất giữa chư thiên và loài người".
Đạo sĩ kaladevila viếng thăm, ông bật cười rồi lại bật khóc. Ông cười vì rồi đây nhân loại sẽ được hưởng ánh đạo vàng và khóc vì nghĩ rằng sau khi mình chết sẽ tái sinh vào cõi phi phi tưởng xứ không nghe được pháp mầu!
Trong lễ Hạ Điền, hoàng tử Tất Đạt Đa (Siddhattha - Bồ tát của chúng ta). Ngài ngồi thiền định và nhập định sơ thiền sau khi quán chiếu, suy xét sự khổ của chúng sinh bằng cặp mắt tuệ giác trong lễ Hạ Điền (côn trùng bị lưỡi cày cắt đứt tung lên mặt đất chim chóc thi nhau mổ sẻ… nỗi khổ nhọc của người nông phu…).
Hoàng tử Tất Đạt Đa trình diễn kỹ năng bắn cung bằng cách nhấc một cái cung mà không ai trong cuộc thi nhấc và kéo nổi.
Hoàng tử Tất Đạt Đa thuần phục ngựa Kiền Trắc.
Hoàng tử Tất Đạt Đa thành hôn với công chúa  Da Du Đà La.
Ngày nọ, hoàng tử Tất Đạt Đa đi dạo và chứng kiến bốn cảnh tượng tại bốn cổng thành mà từ trước tới nay chưa bao giờ được chứng kiến vì sắc lệnh của đức vua không muốn hoàng nhi trông thấy những cảnh tượng đó. Bốn cảnh tượng đó là: người già, người bệnh, người chết và cuối cùng là một người xuất gia.
Trong ngày La Hầu La, con trai của Ngài chào đời. Sau khi yến tiệc vui mừng, Ngài thấy cảnh tượng nhàm chán thế sự. Hoàng tử Tất Đạt Đa quyết định từ bỏ thế gian để xuất gia.
Hoàng tử Tất Đạt Đa cùng người hầu Sa Nặc (Channa) và ngựa Kiền Trác vượt sông Anoma đi xuất gia tìm đạo. Ngài cắt tóc rồi đưa áo choàng và gươm báu cho Sa Nặc cùng ngựa Kiền Trác trở về.
Đầu tiên, Bồ tát tu học nơi ẩn sĩ Alala Ca Lam đạt đến cấp thiền Vô sở Hữu xứ. Nhưng Tất Đạt Đa không tìm thấy ở nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc của mình.
Rồi Ngài đến nơi Ưu Đà La La Na Tử học đến cấp Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, nhưng cũng không tìm thấy ở các vị đấy giải đáp được những thắc mắc của mình.
Ngài quyết tâm tìm đường tự giải thoát với năm Tỳ kheo, đấy là năm anh em Kiều Trần Như.
Sau nhiều năm tu khổ hạnh, gần kề cái chết, Tất Đạt Đa nhận ra đó không phải là phép tu dẫn đến giác ngộ, Ngài trở lại ăn uống bình thường. Thấy vậy, năm Tỳ kheo kia thất vọng bỏ đi.
Một hôm, nàng Sujata dâng Bồ tát bát cháo sữa bằng vàng. Sau khi dùng bữa xong, Ngài ném bát xuống dòng sông để phát nguyện.
Bồ tát chiến thắng Ma Vương dưới cội cây bồ đề.
Ba Nàng công chúa của Ma Vương cố dùng mỹ nhân kế để lôi cuốn Đức Phật, nhưng cuối cùng họ thất bại hoàn toàn.
Sau 49 ngày thiền định - mặc dù bị Ma Vương quấy nhiễu, Tất Đạt Đa đạt giác ngộ hoàn toàn ở tuổi 35. Từ thời điểm đó, Tất Đạt Đa biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh.
Hai thương buôn tên là Tapussa và Bhallika cúng dường Đức Phật bữa cơm. Họ là hai người quy y nhị bảo đầu tiên.
Đức Phật gặp vị ẩn sĩ trên đường, vị này hỏi thầy của Ngài là ai, Đức Phật nói: "Ta không có Thầy". Vì pháp mà Ngài đang có là do Ngài tự ngộ nên không cần thầy chỉ dạy, vì quá chú trọng tới quan niệm "thầy tổ" nên vị này đã bỏ lỡ cơ hội học pháp của mình.
Đức Phật bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, Đức Phật giảng Tứ diệu đế, Duyên khởi và luật nhân quả (Nghiệp). Tại vườn Lộc uyển ở Sarnath gần Ba la nại (Benares hay Varanasi), Đức Phật bắt đầu những bài giảng đầu tiên, gọi là “Chuyển Pháp luân”. Năm anh em Kiều Trần Như trước kia trở thành năm đệ tử đầu tiên của Đức Phật và là hạt nhân đầu tiên của Tăng già.
Đức Phật thuyết pháp cho công tử Ya Sa. sau đó Ngài cho Ya Sa và năm mươi tư người bạn xuất gia.
Cha mẹ, vợ con của YASA là những người quy y Tam bảo đầu tiên.
Ðức Phật rời vườn Lộc uyển, đi về phía nam, đến xứ Ưu lầu tần loa và hàng phục một vị tổ sư rất có uy tín của Ðạo thờ lửa là ông Ma ha Ca diếp.
Đức Phật nhiếp phục rắn lớn trong nhà thờ lửa của ẩn sĩ Uruvela Kassapa (Ma ha Ca diếp).
Ẩn sĩ Uruvela Kassapa (Ma ha Ca diếp) xin vào Tăng đoàn.
Hai người em của ông Ca diếp mang tất cả 1250 đồ đệ của mình xin quy y theo Phật.
Nhớ lại lời hẹn xưa với vua Tần bà sa la, Ngài đến xứ Ma kiệt đà vào thành Vương xá để độ cho vua. Vua Tần bà sa la gặp lại Ngài, vui mừng khôn xiết, truyền xây cất tịnh xá Trúc Lâm để thỉnh Phật và chư Tăng ở lại thuyết Pháp độ sanh.
Trong lúc Phật ở tịnh xá Trúc lâm thì vua Tịnh Phạn nghe tin Ngài đã thành Phật, truyền sứ giả đi thỉnh Ngài về thành Ca tỳ la vệ. Nhưng 9 lần 9 sứ giả đi đều biệt tăm, không trở lại. Thì ra những người này khi đến Trúc lâm tịnh xá nghe Phật thuyết pháp đã say mê quên sứ mạng của mình và xin thọ giới xuất gia. Lần thứ 10, Tịnh Phạn sai một cận thần thân tín là Ưu Ðà Di đi mới thỉnh được Phật về. Trên đường từ thành Vương Xá trở về Ca tỳ la vệ, Ðức Phật đã thuyết pháp, độ cho không biết bao nhiêu người. Về thành Ca tỳ la vệ, Ngài ở lại 7 ngày. Mặc dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi ấy, Ðức Phật đã cảm hóa tất cả dòng họ Thích và tất cả những người trong dòng họ này đều xin qui y, một số lớn xin xuất gia theo Phật, như các ông: Nan Ðà, A Nan Ðà, A Nậu Lâu Ðà, La Hầu La…
Công chúa Da Du Đà la chỉ tay bảo La Hầu La hãy chạy xuống và xin gia tài của cha con.
Đức Phật cho La Hầu La gia tài của mình không phải là tài sản thế gian mà là tài sản xuất thế gian. Ngài thu nhận La Hầu La vào tăng đoàn. Vua Tịnh Phạn rất buồn khổ, sau đó Vua yêu cầu Đức Phật không cho phép giới tử xuất gia mà cha mẹ chưa đồng ý (trong trường hợp dưới 18 tuổi). Đức Phật nhận lời.
Sau khi trở về thăm gia đình và quê hương, Ðức Phật cùng các đệ tử lại tiếp tục đi truyền Ðạo. Ngài đi đến thành Xá Vệ là kinh đô nước Kiều tát la, thuộc quyền thống trị của vua Ba Tư Nặc. Ở thành này có một vị đại thần tên là Tu Ðạt Ða, giàu lòng bố thí cho những kẻ bần cùng côi cút, nên được gọi danh hiệu là Trưởng giả cấp cô độc. Ông rất ngưỡng mộ Ðức Phật nên đã trút hết tất cả tiền của vàng bạc trong kho ra mua khu vườn rộng lớn của Thái tử Kỳ Ðà để làm tịnh xá cho Phật và đệ tử của Ngài ở, thuyết pháp độ sanh.
Đức Phật giải quyết tranh chấp nước trên cùng một dòng sông khi mùa khô cạn đến, giữa một bên là tộc nội và một bên là tộc ngoại.
Ngài Mục Kiền Liên dùng thần thông bay lên lấy cái bát bằng gỗ quý theo lời thách đố của một người: "Nếu trên đời ai là A la hán thì hãy bay lên mà lấy cái bát và nó sẽ thuộc về người đó". Chuyện đến tai Đức Phật, từ đó Đức Phật không cho phép lạm dụng thần thông!
Một người theo đạo Bà la môn, thấy Đức Phật có 32 tướng của bậc đại nhân nên quyết tâm gả con gái cho Ngài. Nhưng Đức Phật từ chối.
Bị từ chối con gái, người Bà la môn ôm hận trong lòng và thề sẽ trả thù. Sau này, cô gái được làm vợ vua, nhằm lúc Đức Phật và ngài A Nan tới hoằng pháp, cô ta cho người tới chửi rủa.
Ngoại đạo chôn xác gần tịnh xá, vu khống cho Đức Phật và Tăng đoàn.
Nàng Chin cha làm bụng giả vu khống Đức Phật. 
Tướng cướp Vô Não định giết mẹ để có đủ bộ sưu tập ngón tay người, nhưng khi thấy Phật ông ta đổi ý muốn giết Ngài và ra lệnh Ngài đứng lại. Ngài nói: "Ta đã dừng lại từ lâu rồi còn ngươi thì chưa", nghĩa là Ngài đã dừng sự sát sanh, dừng sanh tử luân hồi còn kẻ kia thì chưa. Tướng cướp thức tỉnh, xin xuất gia, sau đó đắc quả A la hán.
Người đàn bà này tới xin Đức Phật làm cho con bà sống lại, Ngài nói: "Hãy tới xin hạt cải của nhà nào không có người chết ta sẽ làm cho con bà sống lại", bà liền tỉnh ngộ và xin quy y Tam Bảo.
Ngài A Nan xin nước của cô thôn nữ thuộc giai cấp Thủ Đà La (giai cấp thấp nhất thời xưa của Ấn Độ). 
“Không bao lâu thân này
sẽ nằm dài trên đất
bị vất bỏ vô thức
như khúc cây vô dụng”.
Câu pháp cú này Đức Phật đọc khi tới chăm sóc một Tỳ khưu già sắp qua đời, khi Ngài đọc dứt câu kệ trên vị Tỳ khưu già khai triển tuệ minh, đắc quả A la hán và Nhập diệt sau đó.
Ngài Mục Kiều Liên tới độ nhà ông trưởng giả keo kiệt.
Cây Đại bồ đề A Nan
Vào năm đói kém, dân chúng mất mùa, việc khất thực gặp khó khăn nhưng mỗi vị sư và Đức Phật được cúng một nắm cám từ ông chủ ngựa có 500 con ngựa khi ông đi qua đây.
Tăng đoàn bị chia rẽ, Đức Phật một mình đi vào rừng, Ngài được sự chăm sóc bởi những con voi và thú rừng.
Devadatta mưu toan làm hại Đức Phật bằng cách cho voi Nalagiri uống rượu mạnh rồi xua nó chạy đến dẫm Ngài. Khi voi Nalagiri say rượu trở nên rất dữ tợn xông đến gần, thì Đại đức A Nan đứng chặn trước để cứu nguy cho Đức Phật. Nhưng cùng lúc, Đức Thế Tôn dùng tâm “Từ ” (Metta) cảm hóa được voi say.
Sau đó, Devadatta âm mưu với Thái Tử Ajatasattu (A Xà Thế), toan sát hại Đức Phật. Ông khuyên Ajatasattu nên giết cha đoạt ngai vàng. Phần ông sẽ giết Đức Phật để nắm quyền Chưởng quản Giáo hội Tăng già. Kẻ bất hiếu Ajatasattu, thành công mưu sát người cha có tâm đạo nhiệt thành. Còn Devadatta thì thuê những tay thiện xạ đi giết Đức Thế Tôn. Nhưng trái với điều ông mong muốn, tất cả những người được thuê ấy, lúc gần đến Đức Phật đều xin quy y Tam bảo và theo Ngài. Mưu đồ bất thành, Devadatta quyết tâm chính ông ta sẽ ra tay sát hại Đức Phật.
Trong lúc Đức Phật đi bên sườn núi Gijjhakuta (Linh Thứu), ông ta trèo lên đỉnh núi, xô một tảng đá to lăn xuống. May thay, tảng đá va nhằm một mô đá khác, bể ra làm nhiều mảnh, chỉ có một mảnh vụn văng vào chân Đức Phật làm chảy máu. Vị lương y Jivaka liền đến săn sóc vết thương cho Ngài.
Vua Tỳ Lưu Ly đem quân chinh phạt dòng họ Thích Ca. Cả ba lần vua đem quân đến, Đức Phật ngồi đó cả ba, Vua hiểu ý đem quân trở về, lần thứ tư Vua cho quân đi ban đêm, Đức Phật biết không thể cản được nghiệp mà dòng họ Thích Ca đã tạo ra, nên Ngài không xuất hiện nữa!
Đức Phật sắp nhập Niết Bàn dưới hai cây sa la.
Ngài A Nan nói với một cụ già là thế tôn đang mệt, nhưng Đức Phật đã tiếp nhận ông cụ vào Tăng đoàn.
Phân chia xá lợi Phật sau khi Ngài viên tịch.

Nguồn: http://taophunghoiquan.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét