Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2016

Quang minh của mỗi Như Lai ở khắp tất cả chỗ trong Vũ Trụ.

Này chư Phật tử! Khi tôi diễn nói về thể tánh của Như Lai, tức là bản thể của Như Lai, tức cũng là nói về Phật tánh của mỗi chúng sinh. Mỗi chúng sinh đều có vị Phật chính mình. Vị Phật chính mình chính là Phật tánh của chính mình. Thể tánh của Như Lai và Phật tánh của chúng sinh thì chẳng phải hai loại khác nhau.

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

PHÁP CHỨNG NGỘ

Đức Phật dạy: 
“Này các Tỳ kheo, đây là những pháp do ta chứng ngộ và giảng dạy, các con phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập, truyền bá rộng rãi để chánh pháp được trường tồn, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người.

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế)

Giáo lý Tứ đế là nền tảng của hệ thống giáo lý đạo Phật. Ngay sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài đến vườn Nai thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như, những bạn tu khổ hạnh với Ngài trước đây; nội dung bài thuyết giáo đầu tiên ấy là Tứ diệu đế. Từ đó, xuyên suốt hành trình hoằng hóa của Ngài, giáo lý Tứ diệu đế được triển khai, mở rộng. Đức Phật nhiều lần xác định về tầm quan trọng và siêu việt của giáo lý Tứ đế, Ngài dạy: “Những bậc A La Hán chánh đẳng giác ở trong quá khứ, ở trong tương lai hay hiện tại, được coi là vị Chánh đẳng giác đúng nghĩa là Chánh đẳng giác về Bốn thánh đế” (Tương Ưng V).

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

NIẾT BÀN

Có bốn pháp làm nhơn gần cho Đại Niết Bàn:
Gần gũi bạn lành
Chuyên tâm nghe pháp
Chuyên niệm suy nghĩ
Đúng như pháp tu hành. 

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

17 lời đáng suy gẫm của HT.Thích Chơn Thiện

HT.Thích Chơn Thiện (1942-2016)

1. “Bí mật của hạnh phúc không phải là ở trong tay một đấng quyền năng nào, cũng không phải ở ngoại giới, mà ở trong chính ta, trong chính cái nhìn của ta”.

2. “Con người xưa nay chịu khổ đau vì tự giam hãm mình trong cái nhìn hữu ngã, chấp trước mọi hiện hữu đều có tự ngã. Do thấy hiện hữu có tự ngã mà lòng dấy khởi lên tham lam, sân hận, tà kiến, sợ hãi, kiêu mạn, thị phi... làm nên dòng cuồng lưu sanh tử, và con người tự nhận mình chìm trong ấy”.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

Minh Triết Việt

Huyền Sử Hồng Bàng Với Tâm Thức Lưỡng Hợp

Nói đến Triết Việt hẳn trong chúng ta cũng có thể có câu hỏi: Chúng ta có một nền tư tưởng, văn hóa đặc sắc nào khả dĩ gọi được là Triết không? Thế giới có Triết Tây, Triết Đông chứ chưa ai đề cập đến Triết Việt bao giờ. Vâng. Quả thực trước kia chúng ta chưa hề nghe cha ông, các bậc tiền bối nói về hai chữ Triết Việt. Thế nhưng, kể từ những năm 1960 trở đi, tại quê nhà, các sinh viên, trí thức, các vị quan tâm tới văn hóa, đã có một thời xôn xao, khi Cố Triết Gia, Giáo Sư Lương Kim Định, đã tuyên bố một cách hùng hồn rằng dân tộc Việt có một nền Triết đặc thù. GS. đã tuyên dương nền Triết Việt ấy bằng một bộ sách Triết Lý 32 quyển, viết trong suốt một đời người, kể từ 1960 ở Việt Nam cho tới khi GS. từ trần 1997.