Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

TÌM HIỂU VỀ: VÔ MINH

Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác Ngộ là Trí Tuệ, và đối nghịch với Trí Tuệ là Vô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh. Vô Minh mang lại khổ đau và Giác ngộ thì mang lại sự Giải Thoát. Trí Tuệ là liều thuốc để hóa giải Vô Minh tức để loại bỏ khổ đau. Chính vì thế mà vô minh là một khái niệm vô cùng quan trọng trong giáo lý nhà Phật bởi lẽ nếu không hiểu được vô minh là gì thì quả thật là khó mà loại bỏ được nó. Vô minh được kinh sách đề cập trong ba trường hợp khác nhau:

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

“Sử Dụng Tâm” - Niệm Tâm

1. "Sử Dụng Tâm"
(Hỏi) Bạch Thầy, Thầy giảng giúp con hiểu thêm về “Sử Dụng Tâm”. Con cảm ơn thầy ạ. 
- Tâm vốn biết Pháp, bản chất của tâm (citta) là biết. Cho nên, những cụm từ"thận trọng, chú tâm, quan sát", "trở về, trọn vẹn, tỉnh thức", "trong lành, định tĩnh, sáng suốt", "rỗng rang, lặng lẽ, trong sáng", "tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác"hay "Giới Định Tuệ", "Bát Chánh Đạo"... đều chỉ nguyên lý sử dụng tâm. Tâm tự nó biết ứng ra khi gặp duyên. Nếu tâm tự ứng ra thì đúng, còn nếu mình sử dụng theo ý mình thì dễ bị rơi vào chủ quan của bản ngã.

Bài thuốc quý khiến bệnh tiểu đường biến mất không hề tái phát

Uống đậu đen xanh lòng là một phương pháp đông y cổ truyền xuất xứ từ Trung Hoa. Bài thuốc này nằm trong tập sách “Lãnh trai y thoại” của Lục Đình Phổ đời nhà Thanh. 

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016

ĐÁNH THỨC VỊ PHẬT ĐANG NGỦ

.... vấn đề quan trọng cần được hiểu-thấu. Tất cả những giáo lý Phật giáo luôn nhấn mạnh rằng mọi chúng sinh là: hoàn hảo trong bản chất tối thượng. Tiềm năng hoàn hảo này vẫn chưa được đánh thức và phát triển để đạt đến phẩm tính vĩ đại của quả vị Phật – hay là giác ngộ. Một chúng sinh chưa giác ngộ là vẫn trong vòng luân hồi, luôn tự huyễn hoặc mình, hay còn gọi bị trói buộc trong thế giới phàm tục. Còn những chúng sinh đã giác ngộ được biết như là các vị Phật. Từ Phật, nghĩa là con người đã tỉnh-thức hoàn toàn và phát triển trọn vẹn, một trạng thái giác-ngộ viên mãn. Khi thời điểm này đến, mọi nỗ lực sinh ra thành quả và cá nhân đó có sự tỉnh-thức trọn vẹn, khi đó là điểm đến cuối cùng – quả vị Phật đạt được.

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

LỜI DẶN DÒ CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC PHẬT

Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-nan-đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, Phật đã gầy còm và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-nan-đà xin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoát đi và dạy rằng:

KINH TIỂU SỬ ĐỨC PHẬT

BỒ-TÁT GIÁNG THẾ 

[Những điều sau đây là lời tự truyện của chính đức Phật về cuộc đời ngài, được ghi lại trong kinh điển Pali. Làm đệ tử Phật cần nên ghi nhớ, tôn thờ chớ quên. 

Đức Phật sinh vào ngày Rằm tháng 4, năm 624 trước Tây lịch. Cha đức Phật là đức vua Tịnh Phạn, mẹ đức Phật là hoàng hậu Ma-ya.]  

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Trở Về Từ Cõi Sáng

Cho dù đẹp đẽ hay xấu xa, giàu có hay nghèo hèn, khôn ngoan hay khờ dại thì chúng ta cũng không sao tránh khỏi sự chết. Thần chết luôn luôn theo đuổi chúng ta như bóng với hình. Nếu khi còn sống chúng ta biết và hiểu về sự chết thì chết không có gì là đáng sợ nữa. Những chuyện có thật trong TRỞ VỀ TỪ CÕI SÁNG do nhà văn Nguyên Phong biên soạn và dịch thuật, và nhà sách Làng Văn xuất bản 1995, sẽ hé mở cánh cửa huyền bí tiết lộ cho quý vị vài điều bí mật về bên kia cửa tử.