Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

PHẦN 2: NHỮNG SAI LẦM CỦA KHOA HỌC

(Đọc trước: THUYẾT GIẢNG: SỰ THẬT VỀ VŨ TRỤ)

Khoa học cho rằng vạn vật hấp dẫn với nhau, tức là chúng hút nhau. Ví như Trái đất và chư vị hút nhau, tôi và chư vị hút nhau, các chư vị hút nhau, Trái đất và Mặt trăng hút nhau, Mặt trăng và Mặt trời hút nhau, Mặt trăng và sao Hỏa hút nhau, Mặt trăng và sao Thủy hút nhau, Mặt trăng và các vật chất trong Thiên hà của chúng ta hút nhau,... Càng gần nhau thì hút nhau càng mạnh, càng xa nhau thì hút nhau càng yếu. Kết quả này là sai lầm.

Chư vị đã biết sự kiện Nguyệt thực toàn phần (xem hình đính kèm). Khi ấy Mặt trăng, Trái đất, Mặt trời tương đối thẳng hàng với nhau. Trái đất ở giữa Mặt trời và Mặt trăng. Nếu chúng hút nhau, tức Mặt trời hút Mặt trăng, Trái đất hút Mặt trăng. Khi ấy Mặt trăng sẽ rơi vào Trái đất.

Nếu nói rằng do vận tốc di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất đủ lớn làm cho lực ly tâm của Mặt trăng cân bằng với hai lực hút của Trái đất và Mặt trời thì hãy xét sự kiện Nhật thực.

Khi Nhật thực, Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất tương đối thẳng hàng với nhau. Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời. Nếu nói lực ly tâm của Mặt trăng cân bằng với tổng hai lực hút của Mặt trời và Trái đất khi Nguyệt thực thì khi Nhật thực, Mặt trăng sẽ rơi vào Mặt trời vì nó vừa bị lực ly tâm ra xa Trái đất vừa bị Mặt trời hút.


Bên cạnh đó, Mặt trăng còn chịu lực hút của nhiều hành tinh, ngôi sao, thiên hà khác mà chúng cũng đang di chuyển với vận tốc lớn. Điều này sẽ làm cho Mặt trăng không thể có quỹ đạo di chuyển ổn định. Nó sẽ di chuyển bất ổn định và cuối cùng va chạm vào một hành tinh khác trong thời gian rất ngắn.


Trong thực tế, chúng ta chưa bao giờ thấy hai vật hút nhau như: giữa các chư vị, giữa hai vật nặng đặt trên bàn có ma sát nhỏ, hai xe tải gần nhau, hai quả núi gần nhau,... mà chỉ thấy một số trường hợp hút nhau như: cực âm và dương của hai cục nam châm, Trái đất và Mặt trăng, Trái đất với vật chất trên Trái đất, Trái đất với Mặt trời,..

Điều mà tôi muốn nói với chư vị rằng, không phải trường hợp nào hai vật cũng hút nhau. Ví như giữa Mặt trăng và Mặt trời, chúng không hút nhau. Ví như giữa chư vị và tôi không hút nhau. Ví như giữa hai vật đặt trên bàn không hút nhau. Ví như hai xe tải đặt gần nhau không hút nhau,.. Chúng không hút nhau.

Newton đã tuyên bố luật hấp dẫn vạn vật và mọi người đã nghe theo. Một niềm tin khoa học. Niềm tin trong sự chủ quan. Dựa vào việc Trái đất hút vật trên Trái đất để kết luận cho vạn vật là một kết luận chủ quan.
Phap Khong Chan Nhu (thuyết giảng lúc 21g ngày 29/4/2016)

Không có nhận xét nào: