Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

THÔNG TIN ĐỂ TƯ DUY

Chúng ta đã bước sang năm thứ năm của thập niên thứ hai thế kỷ 21- thế kỷ của ánh sáng khoa học tâm linh. Nhìn lại thời gian qua, chúng ta thấy những gì? Khoa học phát triển như vũ bão - "Một ngày bằng hai mươi năm"; những thành tựu của công nghệ tin học vài năm trở lại đây làm hành tinh chúng ta bé nhỏ lại: "thế giới phẳng"; đặc biệt, thành tựu y học gần đây đã đẩy lùi được căn bệnh nan y. Bệnh ung thư sẽ không còn là căn bệnh của thế kỷ 21! Còn tâm linh thì sao? Các nhà dự báo học và các vị chân sư cho rằng: thế kỷ 21 là thế kỷ của khoa học tâm linh.

Những Bí Ẩn Cuộc Đời (tiếp theo)

Tác giả: Dale Carnegie
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
Đọc: Những Bí Ẩn Cuộc Đời (1)
Phần 3
11 - Quả Báo Tâm Lý
Chúng ta đã thấy bằng cách nào tánh kiêu căng một thói xấu trên địa hạt tinh thần có thể gây nên quả báo cụ thể trên địa hạt vật chất dưới dạng những bịnh tật khốn khó. Những tập hồ sơ Cayce cũng chứa đựng nhiều trường hợp mà những tội lỗi trên địa hạt tinh thần gây nên quả báo thuộc về tâm lý; trong số đó có hai trường hợp đáng kể về quả báo lạc loài cô đơn, mà nguyên nhân là tội bất khoan dung.

Những Bí Ẩn Cuộc Đời

Luật Nhân Quả luôn luôn hành động theo nguyên tắc giáo dục, sửa đổi, cải tiến, và lập lại thế quân bình trong tâm tính của con người. Mục đích rốt ráo là làm cho người đời sẽ quay đầu hướng thiện, và cứu cánh sẽ trở nên trọn lành. 
Tác giả: Dale Carnegie
Dịch giả: Nguyễn Hữu Kiệt
MỤC LỤC
Phần 1
1 - Một Triển Vọng Đáng Mừng
2 - Ông Edgar Cayce Dùng Thần Nhãn Để Khám Bệnh
3 - Giải Đáp Cho Những Vấn Đề Bí Hiểm Của Đời Người
4 - Vài Loại Quả Báo Xác Thân
5 - Quả Báo Của Sự Chế Nhạo

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Thiền Là Gì?

Chương 1: Thiền Là Gì?

I. DẪN NHẬP

Làm thế nào định nghĩa được Thiền?

Thiền không phải là một quang cảnh để mô tả, không phải một phương pháp để trình bày; cũng không là một biểu tượng triết học để hình dung hoặc một nghi thức tôn giáo để tu tập. Ta không thể dùng ý thức để hiểu, càng không thể dùng ngôn từ để diễn đạt lý Thiền. Cho nên, càng suy nghĩ, càng tranh luận về Thiền thì người ta càng thêm vọng tưởng, không cách nào thâm nhập được thực chất của chân lý tuyệt đối này.

KHOA HỌC TÂM LINH

Điều ngạc nhiên là cuộc hành trình diễn ra trên đất Ấn Độ, các bậc Chân Sư đất Ấn lại nhấn mạnh rằng hiện thân tuyệt vời nhất của sự Giác Ngộ chính là Phật đại diện cho con đường dẫn đến Giác Ngộ, một trạng thái của tâm thức tâm linh mà chúng ta hằng kiếm tìm. Đây là cuốn sách viết về cuộc hành trình của đoàn khoa học hoàng gia Anh trong cuộc hành trình tâm linh khám phá Ấn độ huyền bí .Những hiện tượng tâm linh huyền bí đã được ghi lại. Đọc xong cuốn sách quý vị sẽ có những cái nhìn khác về cuộc sống tâm linh...


HUYỀN BÍ TÀ LƠN (BOKOR) (2)

BÀI 1 : Thám hiểm thánh địa pháp sư Đông Nam Á.
Từ xưa, cái tên Tà Lơn trở thành một "thương hiệu uy thế" đối với những người tín ngưỡng huyền thuật ở khu vực Đông Nam Á. Họ tin rằng, những pháp sư có quá trình tu luyện tại núi Tà Lơn mới tài giỏi thật sự. Vì vậy, sau một thời gian dài học pháp thuật nhuần nhuyễn tại quê nhà, những đồ đệ huyền thuật ở các nước này đều khăn gói đổ về núi Tà Lơn, chui vào hang sâu giữa rừng thẳm để… tốt nghiệp cấp đại sư. Không ít người đã bỏ mạng trong quá trình tu luyện tại đây rồi được giới huyền thuật phong "thánh".
PV Chuyên đề ANTG đã "phượt" đến tận đỉnh núi này để tìm hiểu sự thật.
HUYỀN BÍ TÀ LƠN (BOKOR) (1)

VIỆT SỬ 5000 NĂM VĂN HIẾN

Văn Lang thân mến.
Tôi đang viết thì không biết chạm vào nút gì trên máy làm nó tắt mất, làm hỏng cả một bài viết rất dài Bây giờ phải viết lại.
Dưới đây là toàn văn bài viết của Thạc sĩ Đào Tiến Thi, Biên tập viên NXB Giáo dục Việt Nam,Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam .
Trước hết xin bác đừng nặng lời quy kết như thế. 2700 năm chỉ là một con số, không phải là một nhận xét, làm sao kết luận được một thái độ? Còn về niên đại 2700 xin nói ngắn gọn với bác như sau:
4000 năm lịch sử từ lâu đã là câu nói cửa miệng của người VN ta. Con số đó ghi trong các cuốn sử cũ thời phong kiến. Gần 2000 năm (thậm chí có sách ghi 2879 năm) thời Hùng Vương chủ yếu dựa trên truyền thuyết và sự phỏng đoán. Các nhà sử học thời hiện đại lúc đầu cũng căn cứ vào các tài liệu sử cũ đó.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

THỨC A LẠI DA VỚI VÔ THỨC TẬP THỂ CỦA CARL JUNG

Vô thức có thể hoạt động mà không cần có ý thức, nhưng ý thức muốn hoạt động luôn cần có sự hiện diện của vô thức. Vô thức là điều kiện không thể thiếu cho sự xuất hiện của ý thức. Chính vì thế, phần tâm linh ý thức luôn chịu sự tác động của phần tâm linh vô thức.

Bài Đồng Dao: Chi chi chành chành

GIẢ THUYẾT 1:

Tìm ngôi mộ Kinh Dương Vương và lý giải trò dân gian"chi chi chành chành"
Tuy là lăng mộ có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam nhưng rất nhiều người con đất Việt không hề biết rằng, nằm ngay trong lòng vùng đất Kinh Bắc có ngôi mộ của Kinh Dương Vương - thủy tổ của dòng máu Lạc Hồng.
Kinh Dương Vương - thủy tổ của người Việt

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Quan điểm của Phật giáo đối với thần thông và quyền năng siêu nhân

TTđTD - Trong thời đại xã hội văn minh và trí thức phổ cập ngày nay, phải lấy Phật giáo chính tín để mở mang trí tuệ, không nên đam mê phép thần thông kỳ lạ. Bởi vì, trên thực tế đó cũng chỉ là huyễn thuật của hiện tượng quỷ thần mà thôi.
Phật giáo thừa nhận có phép thần thông. Phàm phu cũng có thể chứng được năm phép thần thông. Bậc Thánh xuất thế chứng được sáu phép thần thông (lục thông). Đức Phật có ba minh, sáu thông.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

SÔNG ĐỒNG NAI - vùng đất năng động

Sông Đồng Nai là con sông lớn thứ hai ở phía Nam và lớn thứ ba của cả nước, trải dài từ Lâm Đồng, Campuchia đổ ra cửa biển Xoài Rạp và vịnh Gành Rái. Ngoài dòng Đồng Nai là con sông chính, nó còn có 2 phụ lưu lớn sông La Ngà và sông Bé.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

Con người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

PHẢI CHĂNG NGŨ LĨNH LÀ "BIÊN GIỚI CỔ CỦA TỘC VIỆT"?

Để “Tìm lại biên giới cổ của Việt Nam”, bác sĩ Trần Đại Sỹ bỏ ra khá nhiều tâm lực. Không phải chuyện ngồi nhắp chuột trước màn hình “search maps” mà là cuộc dấn thân trên hàng ngàn cây số, tiêu tốn nhiều thời gian, sức lực tuổi già cùng tiền bạc.

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

SỰ TƯƠNG ĐỒNG GIỮA VẬT LÝ VÀ TÂM LÝ

Bài này chúng tôi xin lạm bàn về những tính chất tương tự, giống nhau giữa vật lý và tâm lý, phản ánh tính chất nhất thể giữa tâm và vật tuy rằng cảm nhận trực quan của chúng ta là chúng hoàn toàn khác nhau.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Huyền thoại Nghiêm Tân - Khí công hay Trường sinh học?

Nghiêm Tân sinh trưởng ở một làng nhỏ thuộc huyện Giang Dân, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Nghiêm Tân có vóc người nhỏ nhắn, là con thứ của một gia đình có truyền thống thượng võ nên từ nhỏ đã yêu thích quyền cước. Một chuyện kỳ lạ đã đưa Nghiêm Tân đến với khí công.

Ăn uống và sự cân bằng âm dương

Theo quan điểm "Thiên Nhân hợp nhất" của triết học Phương Đông, con người và vũ trụ là một thể thống nhất. Con người là một tiểu vũ trụ tồn tại và khỏe mạnh trong điều kiện tương thích với hoàn cảnh chung quanh. Bệnh tật xảy ra chỉ là dấu hiệu cho thấy đã có một sự lệch lạc trong cách sống, sinh hoạt và ăn uống không phù hợp với tự nhiên. Chữa bệnh là thực hiện những biện pháp nhằm tái lập lại sự cân bằng và hài hoà giữa hai yếu tố Âm và Dương trong cơ thể cũng như giữa con người và hoàn cảnh bên ngoài. Khi sự cân bằng đã được thiết lập và sự hài hoà đã được thực hiện, cơ thể tự có sức đề kháng thích hợp với những yếu tố gây bệnh.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

LỜI VÀNG Ý NGỌC

Trần Nhân Tông đã để lại di chúc:

"Các người chớ quên nước lớn thường làm điều trái đạo. Hoạ muôn đời của ta là nước Tàu. Họ không tôn trọng quy ước và biên giới. Luôn luôn bày đặt chuyện để gây hấn. Không thôn tính được thì gặm nhấm đất đai của ta. Vậy các ngươi phải nhớ lời ta dặn. Một tấc đất cũng không để lọt vào tay kẻ thù. Ðây là di chúc cho con cháu muôn đời". 

KHÁI NIỆM VỀ SỐ TRONG KINH DỊCH

Giới hạn trong phạm vi lý luận, chúng ta tóm tắt nét đặc trưng của kinh Dịch: giản dị hóa bằng TƯỢNG và cụ thể hóa bằng SỐ. Tức là qui chiếu vạn hữu về trên một căn bản đồng nhất mà kinh Dịch gọi là thiên hạ chi động, trình phù nhất, hay đồng qui nhi thù đồ, nhất tri nhi bách lự - từ nhiều hướng nhưng cùng về một chỗ; cùng một mục đích những có trăm nghìn mối nghĩ. Vì động, cho nên có thiên sai vạn biệt; nhưng tất cả chúng khởi đi từ cái một và trở về trong một cái.

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

VÔ MINH & KHOA HỌC NÃO BỘ

TTđTD - Chúng ta rất may mắn sống ở thời điểm này. Với những kiến thức mới của khoa học não bộ, cái ranh giới giữa tôn giáo và khoa học sẽ mỏng dần. Hy vọng sẽ có một ngày người ta không còn giết lẫn nhau vì sự khác biệt tín ngưỡng. Ngày đó đa số con người sẽ sống với tần số Alpha và sẽ có tâm trạng “vô ngã”, biết lắng nghe và thông cảm lẫn nhau. Hòa bình thật sự chỉ có thể xây dựng được từ trong tâm mà thôi.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

CON NGƯỜI LÀ MỘT TIỂU VŨ TRỤ

Đông Y cổ đại, Y học hiện đại, Khoa học nghiên cứu tiềm năng con người đều kết luận rằng con người là một vũ trụ thu nhỏ. Vậy mà kết luận trên lại hiển hiện tự nhiên trong ngôn từ Việt ở ngôn xưng của dân tộc Kinh: Dương / Âm = Còn / Khuất = Càn / Khôn = Trời / Đất = Tròn Vuông = Trọn Vẹn = Hoàn Toàn = Cả Tất. Đó là kết cấu theo vũ trụ, dương trước âm sau, dương sinh ra âm. Con người sinh ra ở Đất, do vậy kết cấu theo con người thì phải ngược lại, viết âm trước dương sau, “Sinh ra ở giữa Đất Trời”, bởi vậy người Việt gọi “thuyết Âm Dương”, Hán ngữ giữ nguyên kết cấu đó là Yin Yang. Kết cấu theo vũ trụ thì gọi là Trời Đất, mà kết cấu theo con người thì gọi là Đất Trời, và Đất Trời = Tất Cả. Tất Cả có nghĩa là vũ trụ, cái vũ trụ ấy cô đặc thành một con người, đó là “Tất Cả” = Ta. Ta là ngôn xưng của tiếng Kinh chỉ Mình = “Một Kinh”. Ta=Tui=Tôi=Tao= Cao (tiếng Vân Kiều)=Cau ( tiếng Philippin)= Coong(tiếng Khơ Me)= Cò (tiếng Thái)= =Con=Qua, đều là ngôn xưng ngôi một. Một hướng phát triển khác của ngôn xưng Ta của người Kinh là: Ta=Nhà=Ngã=Ngô=Ngộ (tiếng Việt Đông)=Ngã=Gia=Giả. 

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

TÂY DU KÝ VÀ CÁC GIAI ĐOẠN HÀNH THIỀN

Tây Du Ký là một đại tác phẩm. Ngoài giá trị về văn chương nghệ thuật, nó còn bao hàm một ý nghĩa triết học sâu sắc. Cuộc đời hoạt động của 5 thầy trò Đường Tăng, nhất là nhân vật Tôn Ngộ Không (Tề Thiên), minh họa rất rõ nét quá trình tu tập gian khổ của chúng sanh vô minh trên con đường thăng hoa tiến hóa, tự hoàn thiện chính mình, để thực chứng giác ngộ và thể nhập cảnh giới an lạc Đại Niết bàn (Nirvanakanya).

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Buôn vua (chuyện một câu sấm của Trạng Trình)

Những ngày còn dạy học trên quê hương Trạng Trình, chiều chiều tôi (Thái Doãn Hiểu) thường thơ thẩn một mình dạo chơi ngắm cảnh mặt trời tà đỏ ối trên sông Tuyết mà chạnh nhớ đến Phu Tử người hiền.

Kinh Dịch - Di sản sáng tạo của Việt Nam

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về Kinh Dịch, trong số đó có một công trình đặt lại vấn đề "tác quyền" của bộ Kinh này. Đó là học giả Nguyễn Thiếu Dũng, qua nhiều tìm tòi và nghiên cứu, ông đã nêu ra một số chứng lý để minh chứng rằng Kinh Dịch là sáng tạo của người Việt Nam.

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

I. ĐỊNH NGHĨA

Cách đây gần 3000 năm, người xưa đã nhận thấy sự vật luôn có mâu thuẫn, nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là học thuyết âm dương.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Một bí ẩn từ Truyện Kiều của Nguyễn Du

Trong gần hai thế kỷ, Truyện Kiều của Nguyễn Du đi vào Đại Ký Ức của người Việt. Mỗi người, mỗi sinh hoạt tiếp nhận những lời thơ Kiều như một nguồn cảm hứng, một kho tàng tài liệu hay một lời biện minh. 

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

TỨ BẤT TỬ

1. Tứ bất tử 

Tứ bất tử là tên gọi chung của bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, đó là Tản Viên Sơn thần, Phù Đổng Thiên vương, Chử Đồng Tử, và Liễu Hạnh Công chúa. Tản Viên Sơn Thánh, hay Sơn Tinh, là vị thần núi Tản Viên (Ba Vì), núi tổ của các núi nước Việt Nam. Tản Viên tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai. Thánh Gióng, hay Phù Đổng Thiên Vương tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ. Chử Đồng Tử, (còn được gọi là Chử Đạo tổ) tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân, và sự sung túc giàu có. Liễu Hạnh, hay Mẫu Thượng Thiên, tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, phúc đức, văn thơ.

Đại địa mạch quốc gia

Chuyện 700 năm trước 
Trong trận đánh Nguyên Mông lần thứ 3 năm 1288, có hai người “phạm lỗi” với Triều đình nhà Trần, nhưng đều đã lập nên chiến công lớn, góp phần không nhỏ vào việc đuổi giặc Nguyên Mông. Đó là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, con nuôi của vua Trần Thánh Tông và Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, con trai thứ 3 của Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Sách cũ kể rằng Trần Khánh Dư là người rất có tài, nhưng ăn nói thì quá mạnh bạo mà sinh hoạt thì hơi phóng túng, nên bị nhà Vua tước hết quan chức, bổng lộc và ông buộc phải về quê ở Chí Linh làm nghề bán than kiếm sống.

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Máu ghen Hoạn Thư

Đã đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du mấy ai quên được Hoạn Thư, con người “ở ăn thì nết cũng hay. Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”. Mà nhớ nhất là sự đánh ghen của người đàn bà họ Hoạn này, cái ghen sâu sắc, âm thầm mà độc địa, tàn khốc.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Tồn tại hay không "Trường Sinh học"?

Những phần rút trích cho ngắn gọn và trọng tâm dưới đây của một học giả bàn về sự tồn tại của "Trường Sinh học", theo cá nhân tôi cho rằng rất đáng được chúng ta quan tâm: 

1/- Về khái niệm “Trường” trong vật lý:

Thật ngắn gọn, trường là dạng tồn tại của vật chất mà các tương tác cơ bản được thực hiện thông qua nó. Tương ứng với bốn dạng tương tác đã biết, ta có bốn loại trường: trường hấp dẫn, trường điện từ, trường mạnh và trường yếu.

Năng lượng Trường Sinh học

I/-Năng lượng là gì?

1. Một vật đứng yên cần có một năng lượng.
2. Một vật chuyển vị trí cần có một năng lượng
3. Một vật biến hóa cũng cần có một năng lượng.

Các năng lượng nầy gọi chung là năng lượng vật lý, năng lượng y học, hoạt chất, năng lượng ánh sáng. Như vậy mọi vật hiện trong cảnh đời, đều cần một nguồn năng lượng để tồn tại.

Trường Sinh học - Qua cái nhìn người học Phật

Con người mình có những khả năng khó lường, nhưng ít ai sử dụng được nó vì quá bận bịu với cuộc sống hiện tại… Cô em họ tôi, mỗi lần có chuyện gì không hay xảy ra là nó thấy trước, không ngủ mà thấy. Vừa rồi, con nhỏ thấy mình nằm nhà thương, còn con chị thì đi thăm nuôi. Rốt cuộc nó bị hai thằng nhóc giỡn nhau đụng vào. Té thì không mạnh nhưng xương đầu gối dập, dây chằng rối tung. Mổ rồi, hy vọng sẽ… mổ lại lần nữa, cũng chưa biết có đi lại được không. Một viễn cảnh tương lai chưa có gì bảo đảm.

Trường Sinh Học: nhân bản và khoa học

Tổ sư Trường Sinh Học Nhân điện : Tiến sĩ Dasira Narada
(1846 - 1924) người Sri-lanka 

Trường Sinh Học (TSH) mang tính nhân bản và tính khoa học, dùng chữa bệnh kết hợp với Đông y và Tây y dựa trên các kinh mạch và huyệt đạo. TSH dùng tâm dẫn lực, dùng ý để dẫn khí, dùng năng lượng sinh học để chữa trị bệnh. 

Năng lượng là từ trường vũ trụ, sóng năng lượng di chuyển được là nhờ có từ trường trái đất. 

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

TRƯỜNG LÀ GÌ?

1/ Về khái niệm Trường trong vật lý 

Thật ngắn gọn, trường là dạng tồn tại của vật chất mà các tương tác cơ bản được thực hiện thông qua nó. Tương ứng với bốn dạng tương tác (TT) đã biết (TT hấp dẫn, TT điện từ, TT yếu và TT mạnh), ta có bốn loại trường: trường hấp dẫn, điện từ, mạnh và yếu.

THĂNG LONG - HÀ NỘI thủ đô Việt Nam

Hồ Gươm nằm giữa Thủ đô, nó như con mắt biếc nhìn suốt trời cao, như lá phổi giữ sinh khí cho vùng đất thánh, như sợi dây giao hòa âm dương nối kết bền vững giữa con người và trời, đất. Hồ Gươm đẹp và thiêng, trên hồ có đảo Ngọc Sơn là nơi Vua Lý dời đô ra Thăng Long đặt tên là núi Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên thành Ngọc Sơn.

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Tác dụng chữa bệnh của muối

Bạn không biết rằng, muối có thể chữa rất nhiều bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

1. Chữa mệt mỏi: Làm việc nặng ra nhiều mồ hôi pha nước chanh đường, thêm muối, uống sẽ hết mệt.