Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Đu Đủ quý như vàng

Đu đủ không chỉ là loại trái cây ăn ngon mà còn là loại thuốc bổ, có ích cho con người chữa bệnh góp phần nâng cao sức khỏe. Đối với y học, đu đủ chứa nhiều protein giúp tiêu hóa chất anzume có hại cho dạ dày. Ngoài ra lá đu đủ còn giúp chữa chứng ngưng máu.

Tín ngưỡng trong Truyện Kiều

Nhân năng hoằng Đạo, phi Đạo hoằng Nhân

Tìm hiểu một đại tác phẩm như truyện Kiều, chúng ta nên phân chia ra 02 phần : hình thức và nội dung. Về văn chương đã quá nhiều danh nhân khen tuyệt tác này, tôi xin miễn bàn.

Về Gíá trị (*) nội dung, chúng ta có thể mạn phép tìm hiểu các điểm : tâm lý – chính trị - nhân sinh - đạo đức – tín ngưỡng và tôn giáo v…v…
(*) Đạo Phật và Lão : Hình thức = Sắc (la forme) ; Nội dung = Không (la non-forme = vide)

Tuệ giác là Vô Sắc nhưng lại có khả năng đi tới Giác Ngộ - giải thoát ra khỏi vòng luân hồi.
Đạo Lão : Cái không (le vide) của cái chai đã đem lại « hữu dụng » cho cái võ ngoại (Sắt = la forme).

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Năm mươi câu Kiều hay nhất

Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn - Phạm Quỳnh

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có 3.254 câu. Là một tuyệt tác, nên nói chung, câu nào cũng hay, tuy mức độ khác nhau. Như vậy có nghĩa là có câu hay nhiều, câu hay ít, thế mà từ xưa đến nay, ta chưa thấy các nhà nghiên cứu, phê bình chỉ cho bạn đọc biết những câu thơ điển hình trong Truyện Kiều, trong khi bài viết khen Truyện Kiều có số lượng hết sức đồ sộ.

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Một kinh nghiệm quý giá của người đã mắc bệnh UNG THƯ

Thanh Hương - (Bob Jane fb)
Các bạn thân mến,
Thanh Hương xin viết ra những gì Thanh Hương biết để tất cả các bạn tham khảo, có ích cho chính mình, thân nhân và bằng hữu vì mầm Ung Thư hiện diện trong tất cả mọi người, chỉ đủ cơ hội là nó bùng phát.
Thanh Hương đã kinh qua một thời gian bệnh Cancer: gồm 3 tháng dò tìm bệnh, 8 tháng trị chemotherapy, 1 tháng Radiotherapy, còn thử máu thì lia chia…vậy mà ròng rã 1.5 năm mới vượt qua khỏi.
Thời gian tìm bệnh cũng nhiêu khê vì có nhiều kỹ thuật đang dùng vẫn không đáng tin cậy như Ultra Sounds, Mammogram, Needle Biopsy: hễ họ nói có thì chắc có bệnh, nếu nói không thì phải xét lại, vì lấy sample sai chổ, vì sớ thịt quá condense…

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

TÍCH HỢP đa văn hoá đông tây cho một chiến lược giáo dục tương lai

Giáo sư, tiến sĩ  Nguyễn Hoàng Phương
Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội - 1996
Một công trình khoa học - văn hoá lớn được Giáo sư dành cả cuộc đời để nghiên cứu. Sách dày 1183 trang khổ 19x27cm. Quý vị hãy thử đọc trích đoạn sau:

Chuyện nguồn gốc Kinh Dịch

Người Trung Hoa đã có 2000 năm để nói Kinh Dịch là của họ, có hơn vài ngàn tác giả với hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã thành một sự thật hiển nhiên khó ai cãi lại được. Nhưng ngày nay đã có những chứng cứ cho chúng ta thấy rằng nguồn gốc Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa, mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch, mặc dầu những người bày tỏ quan điểm này chỉ đếm được trên đầu ngón tay, quả là “mãnh hổ nan địch quần hồ” nhưng chân lý không phải là dựa vào số đông.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG

Vua Trần Nhân Tông đã sống cuộc đời oanh liệt và hoành tráng, có những đóng góp to lớn và thiết thực cho dân tộc và Phật giáo. Thế thì, vua đã sống và hành động theo hướng nào, dưới sự tác động của những suy nghĩ tư tưởng gì?

Ngày nay, toàn bộ những tác phẩm của vua Trần Nhân Tông do Thánh đăng ngữ lục ghi lại như Thiền lâm thiết thủy ngữ lục, Thiền lâm thiết thủy hậu lục, Đại hương hải ấn thi tập, Tăng già toái sự và Thạch thất mị ngữ hoàn toàn đã tán thất. Những gì còn lại chỉ gồm một số bài thơ, văn và ngữ lục được chép rải rác đó đây trong các tác phẩm Việt Nam về sau như Thánh đăng ngữ lục, Việt âm thi tập, Thiền tông bản hạnh, Tam tổ thực lục v.v. và một số các tác phẩm Trung Quốc như Thiên nam hành ký, Trần Cương Trung thi tập v.v. Cho nên, việc nghiên cứu tư tưởng vua Trần Nhân Tông không phải dễ dàng gì. Tuy nhiên, căn cứ vào những gì hiện còn được lưu lại, ta có thể phác họa sơ qua một số vấn đề mà vua Trần Nhân Tông đã từng quan tâm suy nghĩ.

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

DIỆN CHẨN LÀ GÌ?

GS. TSKH. Bùi Quốc Châu và Thạc sĩ Nguyễn Văn San
tại Hội thảo Quốc tế về Diện Chẩn tại Paris năm 2009.
Diện Chẩn là gì?

Diện Chẩn là một phương pháp hỗ trợ sức khỏe không dùng thuốc của Việt Nam, ra đời ngày 26/3/1980 – ngày thầy Châu tìm ra huyệt số 1.

Tên đầy đủ của phương pháp là “Diện Chẩn – Điều khiển Liệu pháp”, được dịch từng chữ ra tiếng Anh là “Face Diagnosis and Cybernetic Therapy”. Tuy nhiên, cách gọi này không được dùng phổ biến bằng:Multi-reflexology (Phản xạ học đa hệ), Facial Reflexology (Phản xạ học vùng mặt), Vietnamese Reflexology (Phản xạ học Việt Nam), hoặc dùng luôn tiếng Việt không dấu là “Dien Chan”.

Năng lượng vũ trụ - Năng lượng tâm linh

Năng lượng vũ trụ

Năng lượng vũ trụ gọi là Prana. Năng lượng vũ trụ được coi như thành phần cơ bản và nguồn gốc của mọi sự sống. Prana, hơi thở của sự sống, chuyển dịch qua mọi hình thái và mang sự sống đến cho chúng ta. Mọi vật chất, sống hoặc vô tri, đều gồm có và toả ra năng lượng vũ trụ này, , trường năng lượng vũ trụ thấm nhuần toàn bộ khoảng không, động vật và bất động vật, và liên kết mọi vật với nhau; trường năng lượng vũ trụ chảy từ vật nọ sang vật kia. Dường như nó luôn tiếp tục tạo ra nhiều năng lượng hơn, lúc nào nó cũng vẫn đầy, dù có lấy đi bao nhiêu .

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Tắm âm dương - Liệu pháp mới cho sức khoẻ

Đây là phương pháp mà hầu hết người Nhật đều biết, có phổ biến và có nhiều người áp-dụng thành-công:

Sau khi tắm xong dưới vòi nước bông sen trong phòng tắm; mình tăng độ nước nóng lên chừng 50 độ C (cao hay thấp hơn tùy ý và tùy sức chịu đựng của cơ thể nhưng không quá nóng); đứng dầm nước nóng chừng 2 đến 3 phút; sau đó giảm nước nóng và tăng nước lạnh lên từ từ và lạnh đến mức nào mà cơ thể có thể chịu được cũng từ 2 đến 3 phút . Sau khi quen có thể tăng mức lạnh của nước.

Hào quang của con người

Bây giờ ta mới ở vào vị trí hiểu được hào quang của con người thực sự là gì theo nghĩa trọn vẹn nhất. Chính Chơn nhơn biểu lộ cùng một lúc trên cả bốn cõi của tâm thức và khả năng hoạt động trong mỗi cõi đó đều tùy theo sự phát triển của Chơn nhơn; đó là khối tập hợp các hạ thể của Chơn nhơn, là các hiện thể tâm thức của Chơn nhơn; nói tóm lại là khía cạnh hình tướng của Chơn nhơn. Chúng ta nên coi hào quang là như thế chứ không chỉ là cái vành hoặc đám mây bao xung quanh y.
Tài liệu đính kèm: "MAN AND HIS BODIES" - Tải về

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Sự thật ngôi chùa “nhốt trùng” nhiều nhất Việt Nam

Theo quan điểm của đạo Phật, sống chết là chuyện thường niên, do nghiệp của mỗi người. Nghiệp có nghiệp riêng và nghiệp chung, nhưng nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chi phối. Theo Hòa thượng Thích Thanh Dũng thì giữa tín ngưỡng với mê tin có lằn ranh rất nhỏ. Nhà chùa không khuyến khích cho cái gọi là mê tín, nhưng vì tín ngưỡng của chúng sinh- và đây lại là làm cho chúng sinh an tâm về tâm lý, nên nhà chùa nhận làm. Tuy nhiên, có những điều kỳ lạ khó giải thích, như: Khá thường xuyên, nhà chùa tiếp nhận những người bị điên loạn, khi người ta cắn xé quần áo, kêu gào; có trường hợp người đó bị gia đình trói lại chở ô tô đến đây. Đến đây, nhà chùa làm lễ thì những người như thế khỏi, trở lại là người bình thường, và khi hỏi lại - họ không nhớ sự việc trước đó. Người ta nói rằng, như vậy là bị “vong hành”, còn tôi thì cho rằng, có thể cảnh sắc u tịch, ở chốn này đã làm cho tâm hồn họ thư thái lại chăng.

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

BÍ ẨN THUẬT HỒI XUÂN CỦA NGƯỜI TÂY TẠNG

Một bí quyết được lưu truyền rộng rãi suốt 70 năm qua, được hàng triệu người thuộc nhiều thế hệ trên khắp thế giới áp dụng và tin rằng, nó giúp họ tìm lại sức sống tràn trề, cơ thể dẻo dai và tinh thần tráng kiện. Đó là 5 thức tập luyện của các Lạt ma Tây Tạng, hay còn được biết đến dưới tên gọi "Suối nguồn tươi trẻ". 

Nhu cầu tâm linh của thế kỷ 21

Con người trong bất cứ thời đại nào đều có “mối quan tâm tối hậu” là đạt đến tâm linh, những chiều cao trong tâm thức của nó.
Khi nhìn lại văn học nghệ thuật – lĩnh vực nhạy cảm nhất, mang tính dự báo của xã hội con người – thì tại Âu Mỹ trong thế kỷ XX, chúng ta thấy hình ảnh của con người hiện đại là những con người cô đơn và buồn rầu.

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

TẾT LÀ GÌ ?

“Muốn hiểu được tầm quan trọng của Tết cần nhớ lại với Việt Nho thì siêu hình là thời gian và tình cảm. Cả hai đều vô hình nhưng lại có thực; đó chính là chất liệu làm nên con người, tràn ngập toàn thể con người dưới tên bao quát là tình, tâm tình. Đó là then chốt của con người, con người cần phải “tùy thời”. “Tùy thời chi nghĩa đại hĩ tai”, vì tùy thời cũng chính là sống theo tình theo tính, tức là Đạo. Đó là những việc không thể bỏ dù một giây. Nhưng có những lúc cần trọng thể hóa: như những thời điểm khởi đầu mùa, đầu năm Nho gọi là tiết, ta đọc là Tết. Đó là ngành ngọn của chữ Thời.

SÔNG SÀI GÒN

Nhắc đến Paris, người ta nghĩ ngay đến sông Seine, London gắn với sông Thames, Hà Nội gắn với sông Hồng, Nghệ Tĩnh gắn sông Lam, Quảng Ngãi gắn với sông Trà, Đà Nẵng gắn với sông Hàn, Quảng Nam với sông Thu Bồn, Đồng Nai gắn với sông Đồng Nai; lớn hơn, trong phạm vi một quốc gia như Ai cập gắn với sông Nin, Ấn Độ gắn với sông Hằng… Sông Nin làm nên nền văn minh của Ai cập; sông Hằng làm nên nền văn minh Ấn Độ. Trên đất nước ta, sông Hương ở Huế điển hình cho một cảnh quan thiên nhiên đẹp thường được các nhà quy hoạch đánh giá là có giá trị thẩm mỹ cao. Sông Hàn ở Đà Nẵng với sáu cây cầu bắc qua không chỉ làm sống dậy một vùng đất bên kia bờ mà còn tạo vẻ duyên dáng cho một thành phố đầy sức sống với các công viên được tạo dựng ở hai bờ.

VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI

1. Thiên văn
Quan niệm về vũ trụ của người Trung Quốc cổ đại chịu ảnh hưởng của Nho giáo và Phật giáo. Vũ trụ buổi hồng hoang ở trạng thái mông lung, mờ mịt gọi là "thái cực" sau đó sinh ra "lưỡng nghi" (âm và dương). "Lưỡng nghi" vừa tương khắc vừa kết hợp với nhau tạo thành năm khí chất chủ yếu (ngũ hành) là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Từ quan niệm "thiên địa hai tầng", tầng trên là trời - thế giới vô hình, tầng dưới là đất - thế giới hữu hình, đến thế kỷ 5, hình thành ba quan niệm về cấu trúc vũ trụ. Thuyết "cái thiên" hình dung bầu trời như một cái nắp hình bán cầu trùm lên mặt đất hình vuông.

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2015

Hệ thống Bảy Luân Xa trong Cơ Thể (Seven Chakras in body)

Trong Ấn Độ giáo và một số nền văn hóa châu Á, một chakra (Devanagari: चक्र) được cho là một nexus của năng lượng tâm linh hay/và sinh lý ẩn trong cơ thể con người.
Giới thiệu 
Từ nguyên thủy trong tiếng Sanskrit cakra चक्र mang ý nghĩa là “bánh xe” hay “vòng tròn”, và đôi khi được dùng để chỉ đến “bánh xe của luân hồi”, đôi khi còn được gọi là luân xa theo âm Hán Việt. Một số truyền thống miêu tả 5 hay 7 chakras, một số khác là 8.
Các chakra được miêu tả như là xếp thành một cột thẳng từ gốc của cột sống lên đến đỉnh đầu. Mỗi chakra liên quan tới một số chức năng tâm sinh lý, một khía cạnh của nhận thức, một phần tử cổ điển (nước, lửa, khí, đất), một màu sắc nào đó và nhiều đặc điểm khác. Chúng thường được hình tượng hóa bằng các hoa sen với số cánh khác nhau cho mỗi chakra.

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

KHÔNG GIAN BỐN CHIỀU THEO THÔNG THIÊN HỌC

Vậy là, điều tồn tại xung quanh ta, trước mắt ta, được khoa học gọi là không gian ba chiều. Nhưng, liệu ngoài những thứ ta đụng chạm, ta nâng niu hàng ngày kia ra, còn có chiều không gian thứ tư, hay thứ năm nào nữa hay không?

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Phương pháp mở con mắt thứ 3

PHƯƠNG PHÁP THIỀN ĐỊNH VỀ ÂM THANH VŨ TRỤ HAY TIẾNG HẢI TRIỀU ÂM CỦA ĐỨC QUAN THẾ ÂM 

Phương pháp này là của Mật Giáo Ấn Độ (Phái Du Già) và hoàn toàn không dính líu gì đến Phương Pháp Xuất Hồn của Ông Tám-Lương Sĩ Hằng.

CÂY SA LA

Trong kinh Phật, có hai loại cây được xem là linh thiêng và thường được nhắc đến nhiều là cây Bồ đề và cây Sa la. Dưới gốc cây Bồ đề, thái tử Tất Đạt Đa giác ngộ thành Phật sau 49 ngày đêm thiền định. Dưới cây Sa la ở vườn Lâm Tì Ni (Lumbini), Đức Phật đản sinh và Ngài cũng nhập diệt dưới cây Sa la tại Câu Thi La (Kusinara).

NHỮNG CÂU HỎI VỀ TÂM LINH

"Chúng ta là ai? Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta đi về đâu?" - đó là những câu hỏi lớn của nhân loại và cũng là chủ đề tên một bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Pháp Gauguin cuối thế kỷ 19. Không phải ai cũng đặt cho mình câu hỏi lớn này. Khi người ta còn trẻ vì mãi lo toan miếng cơm manh áo, danh vọng và tiền tài..., đến lúc mãn chiều xế bóng, rồi bệnh tật và tuổi già, khiến con người nghĩ đến đời sống tâm linh. Vì thế, dân gian có câu: "trẻ vui nhà già đến chùa". Ngày nay, tuổi trẻ lo "mưu sinh" quên "mưu tử".

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2015

ĐÈO NGOẠN MỤC

Đèo Ngoạn Mục nằm trên đường 11 Phan Rang đi Đà Lạt. Dưới chân đèo là thị trấn Sông Pha xinh đẹp. Từ xa du khách đã thấy hai ống kim loại trắng toát nổi lên giữa cánh rừng bạt ngàn, đó là ống dẫn nước cho nhà máy thuỷ điện Đa Nhim.

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

MÙI LÀ CON MŨI, LÀ CON BÙI, CON BÒI.

Nguyễn Xuân Quang

Lời tác giả
Xin cảnh báo: vì đây là một bài khảo cứu nên các từ về bộ phận sinh dục viết ‘nguyên con’, có thể làm tổn hại tới sức khỏe của các nhà đạo đức, tu hành.
** *
Xuân lại về, chúng ta lại tìm hiểu tên con Mùi của năm Ất Mùi năm nay. Trong các bài viết trước đây, chúng ta đã biết tên 12 con giáp không phải là do người Trung Hoa phát kiến ra. Chúng ta là Việt Mặt trời rạng ngời, có một nền văn minh Hừng Việt chói chang, dựa trên nòng nọc, âm dương, Chim-Rắn, Tiên Rồng, Việt Dịch Nòng Nọc, thờ Vũ Trụ, thờ Mặt Trời còn ghi khắc lại trong sử đồng Đông Sơn, có nền văn minh sông biển giỏi về thủy vận nên rất rành về niên lịch, năm tháng, thiên văn. Cổ sử đã ghi Việt Thường đã có Việt Dịch nòng nọc ghi trên lưng rùa về thời Đạo Đường, vua nhà Chu sai chép lại gọi là lịch rùa. Vì thế người Việt cổ có niên lịch, năm tháng mang tên bằng tiếng Việt là một chuyện có thật. Thật vậy, tác giả Bùi Huy Hồng trong bài “Mấy Nét Về Thiên Văn Học Thời Hùng Vương” đã viết “Ở Cam-pu-chia còn lưu lại đến ngày nay một cuốn lịch cổ nhất là lịch Bầu Ràn (634 AD) dùng 12 tên con giống tiếng Việt và tiếng Mường…” (Hùng Vương Dựng Nước, 1972, t. III, tr. 299).

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

"CÁI ĐẸP” trong tranh đông hồ

“Đông Hồ – một cái tên làng quen thuộc nằm bên bờ sông Đuống thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh đã từ lâu đi vào cuộc sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian nổi tiếng, tiêu biểu cho nền mỹ thuật cổ truyền Việt Nam, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Bản đồ tu Mật tông

Trước khi chúng ta vào lời kinh hôm nay, điều gì đó phải được hiểu về bản đồ Mật tông của tâm thức bên trong. Tôi đã nói cho các bạn đôi điều về nó; vài điều nữa cần phải được nói.

Trước hết: Mật tông nói rằng không đàn ông nào chỉ là đàn ông và không đàn bà nào chỉ là đàn bà. Mỗi đàn ông đều là cả đàn ông và đàn bà, cũng như vậy với đàn bà – là cả đàn bà và đàn ông. Adam có Eve trong anh ta, Eve có Adam có trong cô ta. Trong thực tế không ai chỉ là Adam và cũng không ai chỉ là Eve, chúng ta là Adam-Eve. Đây là một trong những sáng suốt nhất đã từng được đạt tới.

Bảy luân xa

Luân xa thứ nhất, trung tâm động thứ nhất, là dục – muladhar. Nó nối bạn với tự nhiên, nó nối bạn với quá khứ, nó nối bạn với tương lai. Bạn được sinh ra từ trò chơi dục của hai người. Trò chơi dục của bố mẹ bạn trở thành nguyên nhân của việc sinh của bạn. Bạn có liên quan tới bố mẹ bạn qua trung tâm dục, và với bố mẹ của bố mẹ bạn và cứ như vậy mãi vân vân và vân vân. Với toàn thể quá khứ bạn đều có quan hệ thông qua trung tâm dục; sợi chỉ chạy qua trung tâm dục. Và nếu bạn cho sinh ra đứa trẻ nào đó, bạn sẽ có quan hệ với tương lai.

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Thơ Văn Tư Tưởng Thứ Ba : Những Dấu Chỉ của Thi Ca Triết Việt

Theo tinh thần Tây Phương, tùy theo từng thời kỳ, có những kỳ gian Thi Ca bị loại bỏ ra khỏi Triết học, đến nỗi Platon, học trò của Socrate (một triết gia Hy Lạp, giữa thế kỷ thứ V và IV trước Tây Lịch), phải đem đốt đi những tập thơ của mình trước kia để theo chân thầy học Triết. Nhưng với trào lưu mới hiện nay, như Nietzsche, Holderlin, và với triết gia hàng đầu Heidegger của Tây Phương, thì “ Chỉ duy nhất có Thi Ca mới đứng trên cùng bình diện với Triết Lý và Suy Tư Triết Lý” : “Seule la poésie est du même ordre que la philosophie et le penser philosophique”, Introduction à la métaphysique, trang 34.

ÂM DƯƠNG CỨU VÃN ĐỜI SỐNG - CHỮA KHỎI MỌI BỆNH TẬT.

(Biểu tượng âm dương)

Chỉ có 1 chiếc bánh chưng trong một buổi tiệc, nếu buổi tiệc đó chỉ có 2 người tham gia thì miếng bánh sẽ được chia thành hai phần (Lưỡng nghi), nếu có thêm 3 người nữa đến, miếng bánh sẽ được chia 5 (Ngũ hành). Nếu có thêm 3 người nữa đến, miếng bánh sẽ được chia 8 (Bát quái)… chia 28(Nhị thập bát tú) và rồi có thể chia nhỏ hơn nữa để đủ cho tất cả số người. Hay nói một cách khác, tất cả những miếng bánh nhỏ đó đều nằm trong 2 miếng bánh được cắt ra từ 1 chiếc bánh ban đầu mà thôi.

LỜI NGUYỀN CỦA CÁC PHARAON

Liệu những lời nguyền của Pharaon có thực sự linh nghiệm, liệu những hầm mộ ấy có ẩn chứa sức mạnh siêu nhiên đủ sức định đoạt số mệnh của một con người?

Bao đời nay, những câu chuyện về lời nguyền của Pharaon Ai Cập vẫn luôn ẩn chứa nhiều bí mật, khơi gợi trí tò mò của nhân loại. Giới khoa học luôn miệt mài nghiên cứu, phân tích để tìm kiếm câu trả lời xác đáng nhất cho mối băn khoăn chung của hậu thế. Vậy, lời nguyền của các đấng tối cao thời cổ đại Ai Cập có thực sự tồn tại và linh nghiệm như người ta vẫn đồn thổi?

Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

“ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM” LÀ NGHĨA THẾ NÀO ?

Câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” 應無所住而生其心 trích từ kinh Kim Cang, nhờ nghe câu này mà anh tiều phu Huệ Năng hoát nhiên tỏ ngộ, sau đó có cơ hội làm bài kệ “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính diệc phi đài, Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai” 菩提本無樹 明鏡亦非台 本來無一物 何處惹塵埃 trình cho ngũ tổ Hoằng Nhẫn của Thiền tông và được truyền y bát để trở thành tổ thứ sáu của Thiền tông Trung Hoa. Lục Tổ và các môn đồ làm cho Thiền tông đại hưng thịnh, thiền sử ghi nhận có hơn 5000 người kiến tánh.

PHÀ MỸ THUẬN

Anh gặp em trên phà Mỹ thuận.
Chợt lén nhìn em hớp hồn anh!
Anh đã gặp em ngàn năm trước?
Mà sao anh ra ngẩn vào ngơ!

Dương Tử

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Bãi biển ở Nghi Thiết - Nghi Lộc

Với 14km bờ biển tạo nên vùng bãi triều tương đối rộng, tập trung ở 7 xã gồm: Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thái, Nghi Xuân, Nghi Quang, Nghi Thiết và Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc có tiềm năng lớn để phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản.

PRĀNA TỨC SINH KHÍ

Các nhà Huyền bí học biết rằng ít nhất có ba lực riêng rẽ và phân biệt do mặt trời xạ ra để đến với hành tinh của chúng ta. Có thể có vô số lực khác vì mọi thứ chúng tôi biết đều ngược lại; nhưng dù sao đi nữa chúng tôi cũng biết có ba loại này. Đó là:
1.- Fohat tức Điện
2.- Prana tức Sinh Khí
3.- Kundalini tức Hỏa Xà.

VÙNG NÚI TÂY BẮC

Vùng núi Tây Bắc kéo dài từ biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc tới miền Tây của dải đất miền Trung. Đây là vùng núi cao hùng vĩ nhất nước, có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển quanh năm mát mẻ, có Điện Biên Phủ di tích lịch sử "chấn động địa cầu", có đỉnh Phăngxipăng cao 3.143m, nơi sinh sống của các dân tộc anh em Thái, Mường, Dao...