Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Năng lượng Tình thương

Bạn thường xuyên nạp năng lượng thông qua cuộc sống Thánh Thiện và Thiền định, vầng thứ bảy của trường hào quang mạnh mẽ, sáng suốt, sáng màu chàm, nhấp nháy với một tần số cao, sẽ giúp bạn xâm nhập vào “trường năng lượng vũ trụ”.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Bàn về tên gọi tám quẻ cơ bản của kinh dịch

Ngày nay một số các nhà Dịch học Trung Quốc đã nhận ra rằng đời Thương chưa có Kinh Dịch (Phùng Hữu Lan), hoặc chỉ có dạng quẻ chữ số tương đương với dạng quẻ tượng bát quái với điều kiện phải qua một lần chuyển đổi từ số ra tượng (Trương Chính Lãng) (điều này khó có thể xảy ra), nhiều người xác định Kinh Dịch chỉ có vào khoảng cuối Ân đầu Chu (Cố Hiệt Cương,Lý Kính Trì), có người còn cho rằng Kinh Dịch phát xuất từ dân tộc Tráng (còn gọi là Choang, ở Quảng Tây) .Nói chung nguồn gốc của Kinh Dịch đang bị hoài nghi, nhiều nhà Dịch học Trung Quốc nhận ra rằng cần phải thẩm tra lại.

Muốn Được Hạnh Phúc Trường Thọ

Một toa thuốc rất hay cả về tinh thần lẫn thể xác. Chúng ta cùng nhau tập dùng thử:

I. Sức khỏe :
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”

NHẠC TRỊNH QUA GÓC NHÌN VẬT LÍ

Một nét tài hoa trong sáng tạo nghệ thuật biểu hiện ở chỗ người nghệ sĩ biết vận dụng kiến thức của nhiều lĩnh vực vào tác phẩm. Trịnh Công Sơn là một nghệ sĩ tài hoa, công chúng đã thừa nhận điều đó. Chúng ta thử nhặt một cánh hoa trong gia-tài-hoa của anh và xem Trịnh đã thấu hiểu vật lí đến mức nào.

Khai mở luân xa hay sự lựa chọn Thái độ sống tích cực

Luân xa – khái niệm ấy được chọn để mô tả 7 vị trí giao hòa với vũ trụ của cơ thể. Mỗi một luân xa đi liền với một màu sắc và đức tính tương ứng của con người như Quả quyết, Lạc quan, Can đảm, Tình yêu thương, Tâm hồn cao thượng, Lòng bao dung và sự Bác Ái , hòa đồng vạn vật. Thầy bảo rằng:
“Không ai có thể khai mở luân xa cho mình, luân xa mở hay đóng là do chính mình quyết định”.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Âm dương

Là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ. Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại ... đối lập nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, cho ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn ... Triết lý giải thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương.

CÂU CHUYỆN PHONG THỦY

Tôi có nghe không rõ ràng lắm về 3 câu chuyện trong dân gian liên quan đến cụ Tả Ao, ông tổ của ngành Địa Lý Việt Nam, như sau :
1/- Có lần đi qua một xóm nghèo khám bệnh cụ nói với gia đình bệnh nhân : “Ai cho ta một bữa ăn ngon ta sẽ chỉ cho một Huyệt Kết phát thành giàu sang”. Có 3 người nghèo trong xóm hùn tiền đãi ông một bữa ăn thịnh soạn. Ông liền chỉ cho ba gia đình ấy cùng táng xương thân nhân vào chung trong một huyệt mộ. Vài năm sau đi ngang qua xóm nghèo ấy thì một trong ba người có xương thân nhân táng ở tầng dưới cùng, tìm đến cụ khiếu nại “Hai người kia hiện đang giàu to chỉ riêng tôi vẫn nghèo kiết xác ?”. Cụ trả lời : “Ông không biết tới nhà 2 người đó đòi tiền hả ?” Người ấy hiểu được câu nói, về sau cả 3 người đều trở nên giàu có.

LÝ THUYẾT VỀ MỌI THỨ, MỘT LÝ THUYẾT KHÓ ĐẠT ĐƯỢC


Lời dẫn của người dịch: 

Tư tưởng thống nhất vật lý vốn là tham vọng “bẩm sinh” và truyền thống của vật lý học, nhưng nó bắt đầu trở thành một mục tiêu cụ thể kể từ khi Albert Einstein khởi xướng Lý thuyết trường thống nhất (Unified Field Theory) trong những năm 1920. Hậu duệ của Einstein đã tiếp tục phát triển tư tưởng của ông theo những hướng mới, với niềm tin cốt lõi rằng trước sau thể nào cũng khám phá ra Lý thuyết cuối cùng (Final Theory), hay còn gọi là Lý thuyết về mọi thứ (Theory of Everything), cho phép “giải thích được mọi khía cạnh của hiện thực”, như cách nói của Stephen Hawking.

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Giải mã bí ẩn “Kinh dịch”

Tôi thực hiện loạt bài “giải mã bí ẩn Kinh dịch” với mong muốn làm sáng tỏ hơn những bí ẩn trong kinh dịch, đưa ra những bí ẩn chưa hề được công bố ra trước đây, cũng như ý nghĩa của Kinh dịch. Từ cổ nhân tìm ra Dịch học cho đến nay chưa có ai có thể lý giải hết bí ẩn cũng như nội hàm trong Kinh dịch.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Khả năng tiềm ẩn của con người không phải hoang tưởng

Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kha.

Trạng thái xuất thần
Khả năng tiềm ẩn của con người rất lớn, chúng ra chỉ thấy nó được biểu hiện ra bên ngoài dưới hai dạng:
Một là, khả năng của thể lực, đó là sản phẩm được coi như là biểu hiện "dị thường" (khác thường của cơ thể người). Những biểu hiện dị thường này gần như được mọi người thừa nhận, thế giới ghi nhận vào guinness ít phải bàn cãi mà gần như mặc nhiên công nhận như là thiên bẩm cùng với sự khổ tâm luyện tập của con người. Ví dụ, cho ô tô lăn trên người, uốn dẻo gập người, đọc nhẩm, tính nhanh như máy tính...

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Chúng Ta Có Thể Ăn Để Bỏ Đói Tế Bào Ung Thư

Tác giả : William Li

Bài nói chuyện của bác sĩ William Li về một phương thức tiếp cận mang tính đột phá trong y học để chữa trị nhiều bệnh hiểm nghèo, nhất là các loại ung thư và béo phì, dựa trên những hiểu biết mới của bộ môn "angiogenesis" về cơ chế tạo mạch máu. Những hiểu biết này còn giúp tất cả chúng ta có thói quen ăn uống lành mạnh hơn để có đời sống khỏe mạnh và tuổi thọ cao hơn.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

VŨ TRỤ QUAN TÂY PHƯƠNG VÀ ĐÔNG PHƯƠNG

Một con đường Trung đạo thu góp những tinh hoa của hai bên và bỏ bớt những gì cực đoan đã gây ra và sẽ còn gây ra những rắc rối đau khổ chắc hẳn là con đường tối ưu cho nhân loại ngày nay.

Phương Pháp OHSAWA: Hài Hòa Âm Dương Trong Ăn Uống Để Chữa Bịnh

Giáo Sư Georges Ohzawa tên thật là Sakurazawa Nyoichi (1893-1966) thuở nhỏ rất yếu đuối, bị ung thư bao tử và lao phổi trầm trọng, do lây bệnh từ thân mẫu. Vào thời đó, mẹ ông bị bệnh lao phổi là một bệnh nan y nên bà phải từ trần lúc tuổi đời chỉ mới 30. Ít lâu sau, ông may mắn được một thiền sư đem về chùa chữa trị và truyền dạy về y học.

Kiều của NGUYỄN DU một gia sản văn hóa nhân loại

Vĩ nhân không chỉ là người nắm bắt thời đại bằng tư duy của mình, mà còn giúp con người nơi cõi nầy đụng chạm đến vô tận.

Vì thế tự căn nét siêu việt trong tác phẩm và nơi cuộc sống người ấy cống hiến một tấm gương soi dẫn mọi thời đại, mỗi một người trong toàn thể nhân loại.
Karl Jaspers[1]

Thi phẩm Kiều của Nguyễn Du là một lời được cảm hứng[2], một tư tưởng.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

CÂU LỤC LỆCH CHUẨN TRONG TRUYỆN KIỀU

Cùng là thơ lục bát, nhưng có bài nghe êm dịu, có bài lại trúc trắc, khó đọc. Nguyên nhân ngoài vần ra, còn do điệu, tức là thanh trắc và thanh bằng của các chữ trong câu quyết định điều đó. Chúng ta biết rằng, với một câu thơ lục bát chuẩn thì chữ thứ 2 của câu lục cũng như của câu bát phải là thanh bằng, chữ thứ tư của mỗi câu phải là thanh trắc (*).

Mùi hương trầm

Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước lớn ở châu Á với những nền văn minh sâu thẳm nhất của loài người. Có thể nói, ánh sáng minh triết của châu Á và tư tưởng phương Đông bắt nguồn từ những cái nôi văn hóa và học thuật đó. Với hàng ngàn năm lịch sử, với diện tích mênh mông, với dân số lên đến hàng tỉ người, mỗi nước Ấn Độ và Trung Quốc tự nó là một thế giới đầy đủ với những khía cạnh khác nhau. Nhưng hầu như chưa có một tác phẩm nào chuyển tải đầy đủ nền văn minh và văn hóa của hai xứ sở này, đặc biệt là của Tây Tạng - “mái nhà của thế giới”.

HÀ NỘI 36 PHỐ PHƯỜNG

Hà thành giờ lại có xe điện, mua 15.000 đồng đã đủ một vòng quanh dăm ba con phố cổ. Nhưng cách truyền thống nhất vẫn là đi bộ và tự mình khám phá mọi ngõ ngách.

Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Kiều ở lầu Ngưng Bích qua bút pháp Nguyễn Du và Thanh Tâm Tài Nhân

Nguyễn Du xây dựng nhân vật Kiều theo tinh thần sáng tạo của ông. Kiều mang định mệnh, mang thân phận của người dân Việt Nam, của phụ nữ Việt Nam trong một thời đại xã hội có nhiều biến động, đã đưa người phụ nữ tài sắc như Kiều phải: “Thanh y hai lượt thanh lâu hai lần”; đồng thời xã hội ấy buộc con người phải chừa bỏ cả sự trong trắng của mình: “Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013